17/03/2024
https://baotiengdan.com/2024/03/17/vai-chuyen-nho-ti-ve-dai-loan/
Những
chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip
cho thế giới… thì hầu như ai cũng đã biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng
dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen
hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất
thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để
“chỉ đường” cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-7-1536x1152.jpeg
Một
trạm dừng nghỉ trên cao tốc ở Đài Loan. Ảnh: FB tác giả
Đây
là lần thứ hai tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài
Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được
xem là “nghèo” nhất nước.
Tuy
nhiên ấn tượng từ sáu năm trước, về một đất nước Đài Loan thanh bình, bao dung,
an toàn, sạch sẽ, người dân tốt bụng, hạnh phúc thì vẫn không thay đổi.
Trên
đường đi đến điểm du lịch Thánh Sơn, huyện Nam Đầu, nơi tưởng niệm những anh hùng
của Đài Loan, cách Đài Nam 150 km, tôi ghi nhanh lại vài điều trông thấy, nghe
kể và trải nghiệm.
Hệ
thống đường giao thông vẫn không tìm thấy điểm gì để chê, với mạng lưới kết nối
dày đặc rất tiện lợi, mà lại đầy chất thơ và tạo cảm giác an tâm cho những người
từ phương xa đến.
Ví
dụ đoạn đường chúng tôi qua có bốn làn xe cho cả hai chiều, thua cao tốc Hà Nội-Hải
Phòng một làn. Tuy nhiên mặt đường không lượn sóng, không có gờ ở những vị trí
cống ngầm chạy ngang bên dưới, hoặc có thì cũng không đáng kể, điều có vẻ rất
“khó thực hiện” ở Việt Nam? Hệ thống biển báo, vách ngăn chống ồn, khả năng
thoát nước mưa, trạm dừng nghỉ… thì thuộc loại cực tốt. Trạm dừng nghỉ trên đường
cao tốc Đài Loan tôi mới chỉ thấy ở châu Âu.
Có
thu phí quý vị ạ. Phí được tính giảm dần theo quãng đường. 20 km đầu free. Từ
20 km trở lên đến 60 km, mỗi km khoảng 1000 đồng tiền Việt. Nếu đi trên 100 km
đến 200 km, thì quy đều mỗi cây cho cả quãng đường là 700 đồng.
Ví
dụ, từ Hà Nội xuống Hưng Yên, nếu đi trên cao tốc Đài Loan, không tính tiền. Đi
tiếp đến Hạ Long khoảng 150km, phí đường cho ô tô con (xe lớn thu phí mức cao
hơn chút) tầm 105.000 đồng, bằng một nửa mức thu hiện tại của Việt Nam.
Theo
lời kể của thạc sĩ, nhà dịch thuật Lù Việt Hùng, người đã sinh sống và thành rể
Đài Loan hơn 20 năm, thì cặp vợ chồng nào đẻ một con, thị trưởng thành phố li
xì ngay 10 triệu đồng. Đẻ đứa thứ hai, lì xì 15 triệu đồng. Từ đứa thứ ba trở
đi, lì xì 20 triệu đồng. Sinh đôi hay ba thì cứ mức đó nhân với số con.
Vẫn
theo Hùng, bất kể đứa trẻ nào sinh ra và sống ở Đài Loan, không phân biệt quốc
tịch bố mẹ, từ 0 đến 6 tuổi, đều được nhà nước trợ cấp tiền sữa, bỉm… khoảng
5-6 triệu đồng một tháng. Xe ô tô nào mà có chở trẻ con, đến mọi điểm đỗ đều có
chỗ đỗ riêng và tất nhiên free.
Khi
sản phụ đến kì sinh nở, chỉ cần đăng kí thời gian, địa điểm, đúng giờ bác sĩ phải
có mặt và trong thời gian lưu tại bệnh viện hầu như mọi thứ miễn phí. Nói hầu
như, vì bố mẹ vẫn phải trả một khoản nhỏ. Ví dụ, vợ Lù Việt Hùng phải đẻ mổ, được
ở trong phòng riêng đầy đủ tiện nghi cho cả người nhà, sau năm ngày, tổng chi
phí phải trả khoảng 10 triệu đồng. Còn lại kệ xác bảo hiểm đi mà lo nốt phần lớn
còn lại.
Nông
dân Đài Loan, với mức đóng bảo hiểm không đáng kể, cứ từ 65 tuổi trở lên, đều
có trợ cấp, gọi là lương hưu cũng được. Mức hiện tại ở thành phố Đài Nam là 5,5
triệu đồng một tháng, quy ra tiền Việt.
Riêng
chuyện xuất bản sách, thì cứ như chuyện bịa. Không ai phải xin giấy phép xuất bản.
Nhà nước không kiểm soát nội dung. Nhưng xin mã ISBN thì bắt buộc. Mà là mã sống,
chứ không phải mã hình thức, tức là có thể tra cứu toàn bộ thông tin về cuốn
sách. Thời gian xin nhiều nhất 3 ngày và không phải nộp một xu nào.
Chính
phủ Đài Loan đang khuyến khích mảng sách giấy, vì thế hiện tại, ngoài miễn thuế
thu nhập đánh trên mỗi cuốn sách căn cứ giá bán, họ luôn chờ để hỗ trợ tác giả
xuất bản cũng như phát hành.
Ví
dụ, bạn có bản thảo tiểu thuyết “Mối chúa” hoặc “Đất mồ côi”, phản ánh hiện thực
hoặc lịch sử đất nước, nhà nước cực kì hoan nghênh và bạn hãy cho chính quyền
biết dự định xuất bản, số lượng, để họ hỗ trợ thêm về tài chính và tạo điều kiện
quảng bá. Ngoài ra có rất nhiều quỹ văn hóa, quỹ văn học… luôn chờ bạn yêu cầu
để tiếp sức.
Điều
bắt buộc duy nhất là bạn phải nộp hai cuốn sách mỗi loại cho Thư viện quốc gia.
Thực
lòng, riêng chuyện này, tôi rất muốn và cứ cầu mong đó là… CHUYỆN BỊA!
Chả
hiểu sao…
------------------------------------
3
comments
Chỉ
cần so sánh VN với vài quốc gia mới phát triển tại Á châu như Đài Loan,Thái
Lan, Mã Lai...! Đã thấy rằng chúng ta thua kém họ quá nhiều về mọi mặt, chẳng
có bất cứ điều gì để "tự hào" như báo đài, và tuổi trẻ VN vẫn hay tự
sướng !? Thậm chí chúng ta còn thua cả hai quốc gia nhỏ bé cận kề trước đây
chúng ta đã vượt xa họ khá nhiều là Kampuchia và Lào ! Những sự tụt hậu, thua
kém này là niềm "tự hào" hay nỗi "sỉ nhục" của quốc gia,
dân tộc ?! Và, ai sẽ chịu trách nhiệm về những sự yếu kém và tụt hậu này ?!
.
Anh
Trọng khoái uống trà tầu mỗi ngày (khen ngon) chứ chớ hề biết vị trí thật sự của
đất nước mình nay ra sao. … cứ ảo tưởng đất nước ta thế này thế kia…. chán vãi
!
.
Rất
tiếc chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ,nếu còn giữ được cho đến bây giờ và không
bị chiến tranh xâm lược bởi những kẻ nhân danh giải phóng , thì Đài Loan làm
sao mà so sánh với Miền Nam Việt Nam .Bởi lẽ trong thập niên 60 Miền Nam đã chế
tạo được xe hơi (ô tô) hiệu LADALAT rồi,chưa kể những nhà máy sản xuất hàng
tiêu dùng cao cấp ,trong khi đó những quốc gia trong khu vực như : Đài Loan ,
Thái Lan , Hàn Quốc , Mã Lai .v..v. còn chậm bước theo sau mà . Ôi một Quốc Gia
như vậy đã mất đi và do (Nguyên Cớ) gì ????
.
Còn
chuyện xuất bản sách báo, phim truyện , thơ văn v.v...Thì tự do mà in ấn ,
,không ai có quyền cấm đoán ,kiểm duyệt . Mặc dù trong một đất nước còn chiến
tranh mà người dân được những quyền căn bản đó nào là Tự Do Ngôn Luận ,Tự Do Lập
Hội , Tự Do Đi Lại .v.v... Trong khi đất nước gọi là hai chử (Thống Nhất) đến
bây giờ gần 50 năm người dân Việt Nam được hưởng những quyền lợi căn bản gì ???
No comments:
Post a Comment