Nguyễn Thông
14/03/2024
https://baotiengdan.com/2024/03/14/nua-su-that-vu-gac-ma/
Lời
giới thiệu từ Tiếng Dân: Liên quan đến sự hèn hạ của lãnh đạo CSVN khi nói về
ông “bạn vàng phương Bắc” mà tác giả Nguyễn Thông chỉ ra trong bài viết bên dưới;
hôm qua, bà Đặng Bích Phượng viết: “Các chiến sĩ hải quân hy sinh dưới làn đạn
của lính Trung Quốc, lại bị Bộ Ngoại giao Việt Nam biến thành thủy thủ bị nạn –
khốn nạn và hèn hạ ngoài sức tưởng tượng các cụ ạ.
Công
an bảo nhà em chia sẻ tin này là không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng. Về
nhờ ngay cậu em tìm hộ. Nay nhà em bổ sung nguồn nhé. Báo Sài Gòn giải phóng, số
3967 ngày 14/4/1988 đăng nhé“.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-50.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/2-10-591x1024.jpg
***
Trừ
vài tờ báo kiên định lập trường như báo Quân đội, báo Nhân dân quyết không hó
hé gì về ngày 14.3.1988 – trận chiến Gạc Ma, khá nhiều tờ quốc doanh đã nhắc tới
sự kiện này.
Tờ
nào cũng gào lên “vòng tròn bất tử”, “nỗi đau bất tử”… thể hiện yêu thương tột
cùng, căm giận tột cùng, nhưng đọc từ đầu tới cuối vẫn không biết những người
lính hải quân đáng kính trọng ấy hy sinh bởi kẻ nào. Chả nhẽ các anh chết do
bão.
Ngay
cả tờ Tuổi Trẻ, tờ báo được coi là thẳng thắn, có bài rất hoành tráng, nhưng giấu
biệt kẻ đã giết các anh, những người lính anh dũng của chúng ta. Tờ Tin tức của
TTXVN cũng rất dài, dài ơi là dài, cũng không một chữ.
Chính
báo chí mậu dịch, chứ không ai khác, đã xóa nhòa lịch sử, che giấu sự thật, rất
tai hại đối với các thế hệ về sau.
Qua vụ
này, mới thấy cái chính sách cai trị bằng tuyên giáo rất hèn hạ, nguy hại.
Tôi
đã dặn lòng không thèm đọc những bài dở hơi như thế bởi lâu nay biết nó thế nào
mỗi lần tới ngày 17.2 hoặc 14.3, nhưng lần này thử kiểm tra lại, đúng y boong.
Đừng
tin vào chủ đề họ đề cập, hãy coi, xem họ viết cái gì.
Ai
còn phân vân, thử đọc bài sau đây của TTXVN, dòng phát ngôn chính thống của bộ
máy cai trị nước này. Tôi đố tìm ra được một chữ nói về những kẻ thù (quân
Trung Quốc xâm lược tàn bạo) đã giết những người lính của chúng ta.
Nói theo
kiểu “Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, “nước nam ta từ khi có
tuyên giáo đến giờ, chưa có bao giờ lại hèn đến thế”.
***
36
năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc |
baotintuc.vn
36
năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
Thứ
Năm, 14/03/2024 07:13 | Thời sự
Những
ngày tháng Ba, Gạc Ma – một cái tên luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hôm
nay về một ký ức bi tráng không thể nào quên.
Trịnh
Dung (TTXVN)
Hình
: https://cdnmedia.baotintuc.vn/Upload/3qVxwVtNEPp6Wp9kkF77g/files/2024/03/14/gac-ma-140324-1.jpg
Trận
chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở Gạc Ma thức tỉnh trái tim người Việt về
nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong ảnh: Chiến
sĩ đảo An Bang ngày đêm canh gác bảo vệ đảo (1984). Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN
Vào
ngày này cách đây 36 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt
Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc trên Biển Đông. Máu các anh hòa cùng biển cả, tạo thành một tượng đài bất
tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tình yêu biển đảo Tổ quốc.
Máu
các anh hòa cùng biển cả
“Không
được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh
quang của Quân chủng” – câu nói của Anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương,
Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà
còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chủ
quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Các thế hệ người Việt Nam đã đổ
biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, các vùng
biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách
đây hàng trăm năm, những người con ưu tú của nước Việt Nam đã vượt muôn vàn khó
khăn, gian khổ, xả thân giữa biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Những
câu ca lưu truyền trong dân gian còn tới hôm nay, như: “Hoàng Sa đi có về không
– Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi” là minh chứng cụ thể nhất cho sự quả cảm,
các kỳ tích mà họ đã lập nên.
Tinh
thần quả cảm của thế hệ ông cha lại được thế hệ sau nối tiếp. Ngày 14/3/1988,
64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến không cân sức, đã vĩnh viễn nằm
xuống dưới làn mưa đạn.
Nơi
đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che
thân, nhưng với tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505
và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã nêu cao ý chí kiên cường,
tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau
khi uy hiếp nhưng không làm lay chuyển được tinh thần cán bộ chiến sĩ của ta,
các tàu chiến của địch đã dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm
tàu HQ 604 bốc cháy và chìm rất nhanh. Tại đảo Gạc Ma, các cán bộ chiến sĩ đã nắm
chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc, lấy thân mình quyết tâm
giữ đảo.
Sự
kiện 64 liệt sĩ nắm chặt tay nhau tạo thành “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc
Ma vào ngày 14/3/1988, mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng
bất khuất của lòng yêu nước.
64
người lính bảo vệ đảo Gạc Ma đã gác lại bao ước mơ hoài bão và dâng hiến tuổi
thanh xuân của mình để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu. Máu của các anh lẫn vào
biển xanh, xương của các anh đã thấm vào lòng đảo, tên các anh được đời đời thế
hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.
Không
nguôi bớt nhớ thương, nhưng vô cùng tự hào
Hình
: https://cdnmedia.baotintuc.vn/Upload/3qVxwVtNEPp6Wp9kkF77g/files/2024/03/14/gac-ma-140324-2.jpg
Tàu
HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc chiến đấu
bảo vệ chủ quyền và bị tàu địch bắn chìm tại Gạc Ma, ngày 14/3/1988. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
phát
Ngày
bi tráng 14/3/1988, đã lấy đi những người con trung hiếu của đất nước. 36 năm
đã qua nhưng nỗi đau, niềm thương nhớ dường như không nguôi bớt với những người
cha, người mẹ, người con, những người đồng đội của các liệt sĩ Gạc Ma. Nhưng
khi nhớ về những người đã anh dũng nằm xuống giữa biển khơi, niềm tự hào, kiêu
hãnh luôn thường trực trong mỗi người thân, đồng đội của các anh.
Như
cụ ông Hoàng Nhỏ ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, là cha liệt
sĩ Hoàng Văn Túy, khi còn sống, ngay cả lúc khó khăn nhất thì đến ngày giỗ liệt
sĩ Hoàng Văn Túy, cụ Nhỏ đều làm mâm cơm, đưa ra bờ biển vái vọng 64 liệt sĩ Gạc
Ma. Khi cụ mất ở tuổi 95 (mùng 9 Tết Quý Mão 2023), việc giỗ 64 liệt sĩ Gạc Ma
vẫn được các con cháu của cụ tiếp tục thực hiện. Theo bà Hoàng Thị Loàn (con
gái cụ Nhỏ), sự hy sinh của em trai Hoàng Văn Túy cùng 63 liệt sĩ là nỗi đau mất
mát rất lớn. Nhưng cũng chính sự hy sinh này trở thành niềm tự hào truyền thống
cách mạng, gia đình luôn dạy bảo con cháu không được quên sự hy sinh cao cả của
các thế hệ đi trước.
Nối
nghiệp cha, chị Trần Thị Thủy – con gái liệt sĩ Trần Văn Phương – đã trở thành
người lính hải quân. Chị Thủy tâm sự: “Hình ảnh của cha đã khắc sâu trong tâm
trí của tôi. Chính vì thế, ngay từ nhỏ, tôi đã ao ước một ngày nào đó được
khoác lên mình bộ quân phục của người lính, được tiếp tục công việc của bố và
được nối dài những truyền thống tốt đẹp, quý báu của gia đình. Và giờ tôi có thể
tự hào, tôi là lính, con của một người lính hải quân anh hùng”. Theo chị Trần
Thị Thủy, cha chị hy sinh khi chị còn nằm trong bụng mẹ. Nữ Đại úy chỉ biết về
người cha qua lời kể của bà, của mẹ cùng di ảnh và những bức thư của cha. “Mỗi
lần được đến nơi cha và đồng đội của ông ngã xuống, tôi vừa xúc động, vừa tự
hào về đấng sinh thành. Đứng trước biển trời mênh mông, nhìn về phía đảo Gạc
Ma, tôi như cảm thấy cha mình đứng đó và hướng về phía tôi. Lần nào cũng vậy,
tôi khóc rất nhiều, khóc như đứa trẻ lâu ngày được gặp lại mẹ cha, gia đình”.
Và
“không một ai bị lãng quên và không ai được phép quên lãng”, đó là lời của các
đồng chí, đồng đội và cựu binh Gạc Ma luôn nhắc nhở nhau. Khi cùng nhau ra đảo
Gạc Ma và đối diện với súng đạn kẻ thù, chúng tôi đã kết thành vòng tròn bảo vệ
đảo. Thì khi trở về thời bình, chúng tôi cũng kết thành những vòng tròn khác
tương trợ và đồng hành trên hành trình nghĩa tình đồng đội, cựu binh Gạc Ma Lê
Hữu Thảo nói.
Ông
Nguyễn Văn Tấn, trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa, trong lễ giỗ năm ngoái, lễ
giỗ thứ 35 đồng đội vẫn nghẹn ngào: “Sự nằm lại của các anh luôn gây thương nhớ
khôn nguôi cho người ở lại và cũng nhắc nhở chúng ta về một vùng biển thiêng
liêng nơi đó có thân xác các anh đang canh giữ, chưa thể trở về cùng gia đình.
Sự hy sinh đó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay, những người còn sống không được
giây phút nào lãng quên, không mất cảnh giác vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng
liêng”.
Bộ phim
tài liệu “Trường Sa, tháng 4 năm 1988” (đạo diễn Lê Mạnh Thích) được sản xuất
ngay sau sự kiện 14/3. Những ngôi mộ của những người lính đã hy sinh trong trận
chiến bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao đã được đặt trên đảo Sinh Tồn.
Giờ
đây, mỗi tàu ra Trường Sa đều thực hiện nghi thức để tưởng niệm những liệt sĩ
đã ngã xuống trong trận chiến ngày 14/3/1988. Đó là lời khẳng định không ai
quên khúc bi tráng Gạc Ma, không ai quên những người lính đã kiên cường bảo vệ
một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. Từ mái đầu bạc đến
mái đầu xanh; từ những người vào sinh ra tử qua hai cuộc kháng chiến đến các bạn
trẻ chưa một lần mặc áo lính; từ những người lăn lộn với biển, đảo sống sót trở
về đến những người lần đầu tiên đến đây đều không cầm được nước mắt, khi thắp
hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Nghi thức tưởng niệm ấy có cả bi thương xen lẫn tự
hào.
Năm
1989, Chủ tịch nước đã phong tặng, truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang đối với tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 cùng Trung tá Trần Đức Thông,
Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, Thiếu úy Trần Văn Phương và Hạ sĩ Nguyễn
Văn Lanh.
Sự
kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao
giờ phai trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Sự hy sinh của các cán bộ,
chiến sĩ nhắc nhở thế hệ muôn đời ghi nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Duy
Ly ·
Theo
dõi
https://youtu.be/hVB2nzlNraE?si=wRkz5uP28IZhr4Zn
YOUTUBE.COM
Sự
thật phía sau hành trình "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử": Công an làm việc
với tác giả thế nào?
Sự thật phía sau hành trình
"Gạc Ma - Vòng tròn bất tử": Công an làm việc với tác giả thế nào?
https://www.youtube.com/watch?v=hVB2nzlNraE
Trận Chiến Gạc Ma 1988 - Tại
Sao Rất Nhiều Tàu Liên Xô Đang Ở Cảng Cam Ranh Đã Không Giúp Việt Nam
No comments:
Post a Comment