Những thủ phạm phá hoại
hành tinh (1)
PHẦN 1: THAN ĐÁ, DẦU LỬA VÀ HÓA CHẤT
Tác
giả: Tôn Thất Thông
(Phỏng
theo phóng sự truyền hình Die Erdzerstörer của đài
Pháp-Đức ARTE.TV)
18.3.2024
https://www.phantichkinhte123.com/2024/01/nhung-thu-pham-pha-hoai-hanh-tinh-phan1.html
Sự
sụp đổ của dịch vụ đường sắt đô thị ở Mỹ, vốn dĩ là phương tiện giao thông công
cộng rất
thân thiện với môi trường, không phải là sự tiến hóa tự nhiên của thị trường,
mà là kết quả của một âm mưu thâm độc của giới công nghiệp liên quan đến dầu lửa.
Trong lúc loài người hít thở ngày càng nhiều khí thải CO₂, thì giới vận động
hành lang tuyên truyền rằng, đó là tiến bộ, là hiện đại, là xu hướng tất yếu để
phát triển phồn vinh.
***
Từ
không trung nhìn xuống, chúng ta thấy quả đất với hai màu sắc tinh khiết: trắng
và xanh. Đó là màu của mây, của các lục địa và đại dương mênh mông. Ở bên dưới
tầng mây có vẻ như một thiên đường với không khí tỏa hương thơm ngát, thêm mùi
muối biển đậm đà và những khối nước trong xanh.
Nhưng
trong khoảng không gian từ 0 đến 15 km trên mặt nước biển, ở mọi nơi trên quả đất,
đó là một kho bãi khổng lồ chứa 1.400 tỉ tấn khí thải CO₂, thứ khí độc mà loài
người, hay nói đúng hơn, những nước công nghiệp sớm phát triển đã thải ra kể từ
lúc cuộc cách mạng công nghiệp được bắt đầu cách đây hơn 200 năm. Hàng vạn tấn
khí CO₂ thải ra không ngừng, năm này qua năm khác, cô đọng lại và tích tụ ở
vùng thấp của tầng khí quyển mà chúng ta phải hít thở hằng ngày.
***
.
Những thủ phạm phá hoại
hành tinh (2)
PHẦN
2: NGUYÊN TỬ VÀ CUỘC ĐỌ SỨC
GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Tác
giả: Tôn Thất Thông
(Phỏng
theo phóng sự truyền hình Die Erdzerstörer của đài
Pháp-Đức ARTE.TV)
18.3.2024
https://www.phantichkinhte123.com/2024/03/nhung-thu-pham-pha-hoai-hanh-tinh-2.html#more
Những
thập niên ở giữa thế kỷ 20 đánh dấu một điều mà các nhà tư tưởng trong thời đại
này gọi là sự tăng tốc của phá hoại hành tinh. Đó là một bước ngoặt của hành
tinh chúng ta, một biến đổi hệ hình cho sự tồn tại của quả đất. Đó là điểm khởi
đầu cho thời đại nguyên tử.
***
Gần
150 năm kể từ những năm tháng đầu tiên của thời đại công nghiệp hóa, dân số thế
giới đã tăng lên gấp đôi. Các quốc gia, các đô thị, các doanh nghiệp đã phát
triển với tốc độ chóng mặt. Ở Mỹ cũng như ở châu Âu, cuộc đại khủng hoảng năm
1929 đã đẩy hàng chục triệu người đàn ông, phụ nữ, trẻ em vào cuộc sống bần
cùng và đói. Trong làn sóng đó, chủ nghĩa quốc gia cực đoan phát triển mạnh mẽ ở
Đức. Thế giới phải bắt đầu tìm giải pháp và tăng tốc một quá trình phát triển mới,
tìm công nghệ mới, kỹ thuật mới, quy trình sản xuất mới.
***
Những thủ phạm phá hoại
hành tinh (3)
PHẦN
3: CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG
NGHIỆP HIỆN ĐẠI THẾ KỶ 20
Tác giả:
Tôn Thất Thông
(Phỏng theo phóng sự truyền hình Die Erdzerstörer của
đài Pháp-Đức ARTE.TV)
https://www.phantichkinhte123.com/2024/03/nhung-thu-pham-pha-hoai-hanh-tinh-3.html
Việc
cứu vãn hành tinh bằng những công nghệ xanh và kỹ thuật số hóa chỉ làm chúng ta
hoang mang, không biết có giống lời hứa của giới tinh hoa châu Âu vào đầu thế kỷ
19 hay không? Thuở ấy, những bộ óc thông minh nhất cho rằng, rừng rậm và khí hậu
cần được cứu vãn bằng cách sử dụng than đá thay cho gỗ. Có lẽ chúng ta không
còn đường rút lui khỏi kỷ nguyên loài người, kỷ nguyên phá hoại hành tinh. Hay
có lẽ chỉ còn một giải pháp: chúng ta, những thực thể tiêu thụ không mệt mỏi,
cũng là tội đồ phá hoại hành tinh, liệu chúng ta có tự nguyện đứng ra cứu vãn
hành tinh trong những giây phút cuối cùng, trước khi mọi chuyện trở nên vô
phương cứu chữa.
***
Người
dân Mỹ trung bình trong thời hậu chiến không mơ ước những gì cao sang, hoặc quyền
uy như sức mạnh nguyên tử, hoặc lãng mạn như những kênh đào vĩ đại mới mẻ. Các
gia đình có những lo lắng hết sức bình thường. Cuộc chiến đã bắt buộc nhiều người
hy sinh, và giờ đây họ đối mặt với việc xây dựng cuộc sống thời bình. Nhưng khủng
hoảng nhà ở là mối lo lớn nhất trong xã hội hậu chiến. Lý do cũng dễ hiểu:
Trong thời chiến tranh, tất cả các dự án xây dựng nhà cửa đều bị đình chỉ để
dành ưu tiên cho nền sản xuất chiến tranh. Khi thế chiến chấm dứt, khắp nơi ở
Chicago, New York, Los Angeles, khắp nơi trên nước Mỹ, rất nhiều gia đình và cựu
chiến binh phải sống tạm bợ trong xe buýt cũ, nhà xe lưu động, hoặc được gom lại
ở các khu tập trung khẩn cấp.
Xem
trong loạt bài này:
Phần 1: Than đá, dầu lửa, hóa chất
Phần
2: Nguyên tử và cuộc đọ sức giữa con người và thiên nhiên
Phần 3: Công nghiệp và nông nghiệp hiện đại thế kỷ 20
Hoặc
tải toàn bộ cả ba phần dạng PDF tại đây
Nguồn: Những
thủ phạm phá hoại hành tinh (3), diendankhaiphong.org, 11/2023.
No comments:
Post a Comment