Những
người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 1)
Kevin Williams / InsideEVs
Vũ Ngọc
Chi chuyển ngữ
08/03/2024
https://baotiengdan.com/2024/03/08/nhung-nguoi-chi-trich-vinfast-o-viet-nam-doi-mat-voi-cong-an-phan-1/
Ít nhất
hai nhà phê bình khác nhau đã bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn vì chỉ trích
VinFast. Điều này có ý nghĩa gì đối với khát vọng ở Hoa Kỳ của thương hiệu này?
Những tin
nhắn xuất hiện trên các nhóm Reddit và Facebook rất dữ dội và khẩn cấp.
Chúng bắt
đầu xuất hiện ngay trước Giáng sinh, khoảng ngày 12/12. Ngày 18/1, trên nhiều bản
tin trực tuyến dành riêng cho startup xe điện VinFast của Việt Nam. Những người
đăng chúng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất tích của một người đàn
ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, tên là Sonnie Tran, một giáo viên trở thành nhà
phê bình, người nổi tiếng qua việc tố cáo nhà sản xuất xe hơi và công ty mẹ của
nó, Tập đoàn VinGroup.
Cho đến thời
điểm đó, Tran (Sơn) vẫn hoạt động tích cực trên Facebook và Facebook
Messenger, đăng tin về hoạt động sản xuất và tài chính của công ty này, đồng thời
liên lạc với bạn bè thân thiết và những người ủng hộ gần như hàng ngày. Đột
nhiên, Trần ngừng trả lời tin nhắn của bất kỳ ai, khiến bạn bè của anh [lo lắng]
phát điên. Anh ấy đã biến mất và họ lo sợ điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
“Cần tìm
người mất tích!”, một người dùng kêu lên trên Reddit, yêu cầu trợ giúp tìm kiếm
Trần. Bản dịch của bài đăng có nội dung: “Sáng nay, chúng tôi hẹn nhau đi uống
cà phê nhưng sau khi liên lạc lại thì [anh ấy] đã biến mất từ 7 giờ sáng và không ai biết ở đâu… Sự an toàn tính mạng của
[Sonnie] hiện là vấn đề mong manh nhất hiện nay”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-4-1024x576.webp
Một
bài đăng trên Facebook yêu cầu tìm kiếm manh mối sau khi Sonnie Tran, người
trong ảnh, mất tích.
Không lâu
sau đó, họ đưa ra một tuyên bố đau lòng: Ba công an mặc thường phục được cho là
đã bắt cóc Trần tại một quán cà phê giữa thanh thiên bạch nhật.
Theo các
nguồn tin trực tiếp về tình hình — bao gồm cả các nguồn mà InsideEV giữ kín
danh tính để bảo vệ họ khỏi bị trả thù — kết quả cuộc điều tra là, do Trần chỉ
trích VinFast, vì anh ta có thể đã vi phạm luật pháp Việt Nam được định nghĩa rộng
rãi. Các nhà phê bình cho rằng nó được thiết kế để bóp nghẹt phát biểu chống lại
đất nước hoặc lợi ích của nó. Sau đó, điện thoại và máy tính của anh đã bị cảnh
sát tịch thu trong quá trình bắt giữ. (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Việt
khởi xướng đưa tin về việc Trần bị bắt giữ).
Bạn
có thông tin gì về VinFast không?
Hãy
liên lạc.
Nếu bạn
có thông tin về trường hợp này hoặc bất kỳ thông tin chi tiết nào về tình hình
VinFast, hãy liên hệ với chúng tôi bất kỳ lúc nào [qua địa chỉ email]: team@insideevs.com.
Hơn nữa, một
tài liệu của tòa án Việt Nam mà InsideEVs xem được, đã xác nhận rằng, Trần — và
một người khác thân cận với anh ta, một chi tiết chưa được tường thuật trước đó
— đã được triệu tập để nói chuyện với Bộ Công an “để trả lời một số nội dung
liên quan đến khiếu nại của Tập đoàn VinGroup”.
Trần đã phần
nào thu hút được lượng người theo dõi trên Facebook và trong lĩnh vực viết blog
ở Việt Nam với những lời chỉ trích của anh ấy đối với VinFast và VinGroup.
(Theo các tin tức tường thuật, ngày càng có nhiều người chỉ trích gay gắt ở Việt
Nam, những người cảm thấy khó chịu vì vấn đề chất lượng của xe hơi). Các bài
đăng của Trần đã đưa ra những tuyên bố nhức nhối trên các trang truyền thông xã
hội như Reddit, nơi anh điều tra một số tuyên bố và chỉ trích nhất định. Những
lời phê bình dựa trên các thông tin ít được biết đến, nhưng công khai về sự
phát triển và chất lượng sản phẩm của VinFast, cũng như hoạt động kinh doanh của
Tập đoàn Vingroup.
Ví dụ, một
trong những bài đăng phổ biến nhất của Trần khẳng định, rằng dòng mẫu xe phát
triển nhanh chóng của VinFast có nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài hơn những gì
thương hiệu này thường miêu tả. Một bài đăng khác cáo buộc VinGroup có thể đang
thổi phồng thu nhập của mình bằng cách chuyển nợ và các khoản vay xung quanh
thông qua các công ty thuộc sở hữu của người sáng lập VinGroup và cũng là người
giàu nhất đất nước, Phạm Nhật Vượng. (Trần không đơn độc trong một số tuyên bố
này; một số bài đăng trực tuyến đã đặt ra những câu hỏi tương tự).
Không rõ
liệu VinGroup có khởi kiện ông Trần hay chính phủ Việt Nam thay mặt tập đoàn
làm như vậy. Khi được InsideEVs hỏi qua email, một quan chức của VinFast trả lời:
“Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan chính quyền, Vingroup/
VinFast hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác không có quyền can thiệp”.
Tuy nhiên,
khi được hỏi liệu VinFast hay VinFast đã làm như vậy trước đây hay chưa, quan
chức này khẳng định họ đã làm như vậy.
Quan chức
này nói với InsideEVs qua email: “Trước đây, VinFast đã từng khiếu nại một
cá nhân vì chia sẻ thông tin sai sự thật về mẫu xe chạy xăng VinFast, gây tổn hại
nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng và uy tín thương hiệu. Vì vậy, chúng
tôi đã công khai khiếu nại theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý. Chúng tôi
cũng công bố minh bạch thông tin trên các kênh truyền thông chính thức của
VinFast và các phương tiện thông tin đại chúng. Trong suốt quá trình chuẩn bị hồ
sơ vụ án và nộp đơn khiếu nại, chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, quy
định của pháp luật”.
Nguyễn Khắc
Giang, nghiên cứu viên khách mời tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, là người
đã nghiên cứu chính trị Việt Nam và ảnh hưởng của nhà nước, nói với InsideEVs rằng,
những kết quả này không phải là chưa từng có.
Ông Giang
nói: “Đúng là [luật Việt Nam] đã được sử dụng trong nhiều trường hợp để truy
tố các cá nhân vì ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’ xâm phạm lợi ích của nhà nước.
Hầu hết các vụ việc đều liên quan đến cá nhân chỉ trích nhà nước, nhưng một số
vụ cũng liên quan đến doanh nghiệp. [Luật] này thực sự được định nghĩa một cách
mơ hồ, dẫn đến khả năng lạm dụng đối với những người chỉ trích”.
Trong số tất
cả các công ty khởi nghiệp xe điện vào năm 2024, VinFast là một trong những nhà
máy có kế hoạch và tham vọng nhất ở Ấn Độ, North Carolina [Hoa Kỳ] và hơn thế nữa.
Và nó cũng quan trọng không kém đối với niềm hy vọng của Việt Nam, như là một
quốc gia, một nơi vẫn được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả là một quốc gia độc đảng,
độc tài nhưng đã đi theo chủ nghĩa tư bản trong những thập niên gần đây và hy vọng
sẽ vươn lên trên thế giới với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. VinGroup
được nhiều người mô tả là chìa khóa cho sự phát triển của Việt Nam trên thế giới
với tư cách là nhà cung cấp dược phẩm, thiết bị công nghệ cá nhân, giáo dục và
giờ đây là xe hơi điện.
Nhưng dù
Việt Nam hiện đại như ngày nay, việc thể hiện quyền tự do ngôn luận vẫn còn rất
hạn chế, đặc biệt khi chúng có ý chỉ trích nhà nước—hoặc những điều quan trọng
đối với nhà nước. Theo những nguồn tin am hiểu tình hình, đó có thể là điều mà
Trần đã trực tiếp trải qua.
“Là
công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, sẽ không ngạc nhiên nếu VinGroup có sức ảnh
hưởng trong việc giảm thiểu báo chí tiêu cực trong nước và có thể yêu cầu chính
quyền can thiệp trong những trường hợp như trường hợp của Sonnie Trần”, ông
Giang nói.
Tuy nhiên,
các tài khoản ngoài Việt Nam đặt ra câu hỏi về một nhà sản xuất xe hơi có kế hoạch
mở rộng quốc tế lớn, bao gồm cả tiền tư nhân và công cộng ở Hoa Kỳ. Chúng bao gồm
khoản ưu đãi 1,2 tỷ USD từ North Carolina cho nhà máy xe điện ở Quận Chatham, gần
thủ phủ Raleigh và khoản vay liên bang tiềm năng trị giá 1,4 tỷ USD từ Bộ Năng
lượng Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó đang thu hút sự chú ý từ khu vực tư nhân, vì gần
đây họ đã đăng ký với nhóm đại lý ở Hoa Kỳ cho các cửa hàng ở Texas, New York,
North Carolina và Kansas.
(Còn tiếp)
****
Những
người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 2)
Kevin Williams / InsideEVs
Vũ Ngọc
Chi chuyển ngữ
08/03/2024
Những
điều mà Trần cáo buộc
Trong nhiều
tháng, Trần đã đăng bài trên Facebook và các nền tảng khác, đặt ra câu hỏi về
tài chính của VinFast, những tuyên bố với công chúng và phương pháp phát triển
xe cộ. (Không phải tất cả các tuyên bố của Trần đều có thể được InsideEVs xác
minh độc lập).
Đặc biệt,
Trần đăng tải rằng, các tài liệu tài chính cho biết, công ty kỹ thuật Ấn Độ
Tata Technologies (Công ty con của hãng sản xuất xe hơi Tata Motors, công ty sở
hữu Jaguar Land Rover) đã tham gia nhiều hơn đáng kể vào việc phát triển xe, so
với lối kể “đột nhiên” của VinFast chỉ ra. “Gần đây, hồ sơ IPO của Tata ở Ấn
Độ tiết lộ rằng, họ là nhà phát triển chìa khóa trao tay các mẫu xe hơi VF6, 7,
8, 9 cho VinFast dựa trên nền tảng eVMP của Tata”, ông Trần viết.
Tuyên bố của
ông Trần dựa trên các tài liệu tài chính phổ biến công khai. Trong giấy tờ IPO
của VinFast, Tata Technologies được coi là đối tác chính. Thật vậy, tài liệu
IPO hồi tháng 11 năm 2023 của Tata Technologies càng chứng minh thêm những
tuyên bố này vì nó giải thích các dịch vụ mà nó cung cấp.
Tài liệu
tài chính của Tata Technologies giải thích công việc họ thực hiện cho nhiều
khách hàng khác nhau, bao gồm cả Vinfast.
Khi đề cập
đến chủ đề phát triển kiến trúc xe và thiết kế điện, điện tử, Tata trích dẫn
hợp tác với VinFast và cho rằng hãng xe Việt Nam là một trong những khách hàng
lớn nhất của họ. (Cần lưu ý rằng, Tata có vẻ lạc quan về triển vọng của
VinFast; Giám đốc điều hành của Tata Technologies, Warren Kevin Harris, nói với
Thời báo Kinh tế Ấn Độ hồi tháng 12 [năm 2023]: “Cũng như nhiều công ty sản
xuất xe sử dụng năng lượng mới, khi phát triển xe cộ, họ chuyển trọng tâm sang
chế tạo xe cộ, và đạt được sự công nhận và sự quan tâm đến thương hiệu của họ.
Với VinFast, chúng tôi dự kiến doanh thu sẽ giảm nhẹ trong 12-18
tháng tới. Nhưng công ty đó đã sẵn sàng để thành công và chúng tôi hoàn toàn kỳ
vọng sẽ là một phần trong đó”).
Mặc dù nhận
được sự giúp đỡ từ những người trong nghề có kinh nghiệm nhưng màn ra mắt quốc
tế của VinFast không mấy suôn sẻ. Các phương tiện truyền thông ban đầu đưa tin
về sự ra mắt của thương hiệu này thường đầy sự tò mò về đất nước này về cơ bản
không có ngành công nghiệp xe hơi trong nước. Nó bắt đầu bằng việc sản xuất xe
chạy xăng dầu dùng động cơ của BMW, sau đó nhanh chóng dừng những hoạt động đó
để tập trung vào nỗ lực xe điện của riêng mình. Nhưng nhiều câu hỏi đã nảy sinh
kể từ đó.
VF8 chậm
tiến độ nhiều tháng và xuất hiện với loạt xe điện không gây ấn tượng cũng như
chất lượng kém, dẫn đến việc bị đánh giá kém. Vào tháng 8 năm 2023, đợt chào
bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã định giá thương hiệu này trước các nhà sản
xuất xe hơi truyền thống như General Motors và Ford, nhưng giá cổ phiếu lại giảm
75% vào tháng 10, một phần vì có quá ít cổ phiếu để giao dịch, phần lớn trong số
đó bị ràng buộc trong các công ty liên kết với người sáng lập Tập đoàn Vingroup
của ông Vượng, là người sáng lập.
Trong khi
đó, Barrons và Carolina Journal, tờ báo chuyên đưa tin về lĩnh vực mà VinFast
có kế hoạch mở một nhà máy ở Mỹ, cho biết, phần lớn doanh thu của VinFast đến từ
thương hiệu bán xe cho các đơn vị do Vượng kiểm soát. Các cơ quan này cho biết,
7.100 trong số 13.000 doanh số bán hàng toàn cầu của VinFast, thuộc về một hãng
taxi Việt Nam có tên Green and Smart Mobility, do Tập đoàn VinFast điều hành.
Theo tin tức tường thuật, cho đến nay, nhà sản xuất xe hơi này cũng đã phải đối
mặt với tình trạng luân chuyển nhân viên ở mức độ cao.
Mặc dù vậy,
thương hiệu này vẫn tiếp tục với kế hoạch mở rộng thị trường Mỹ. Nó được đa dạng
hóa từ việc chỉ sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, tranh
thủ dùng mạng lưới đại lý để bán xe của mình. Họ có kế hoạch mở rộng dòng sản
phẩm của mình ra bên ngoài từ VF8 và VF9 đang thiếu hoạt động sang các phân
khúc xe nhỏ gọn, xe cỡ nhỏ và xe siêu nhỏ với lần lượt là VF7, VF6 và VF3.
Tuy nhiên,
VinFast vẫn cần những nguồn lực – chẳng hạn như các khoản vay và giảm thuế được
chính phủ liên bang và tiểu bang hứa hẹn – để tiếp tục kế hoạch mở rộng của
mình vào thời điểm mà nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích Wall Street lo ngại
thị trường xe điện đang chậm lại, hoặc nghi ngờ về các công ty khởi nghiệp mới
thành lập.
Tú Lê,
Giám đốc điều hành của công ty tư vấn xe hơi Sino Auto Insights, cho biết: “Vượng
có thể là người giàu nhất Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh đạo Việt
Nam trước đây, nhưng giá trị tài sản ròng của ông chỉ khoảng 4,5 tỷ USD và phần
lớn trong số đó gắn liền với bất động sản”. Công ty của Lê nghiên cứu về
ngành xe hơi ở châu Á và bản thân anh là người gốc Việt. “Ngay cả khi [Vượng]
có khả năng thanh khoản, toàn bộ tài khoản ngân hàng của ông ấy sẽ không thể
tài trợ cho các chi phí của Vinfast và mở rộng mạnh mẽ trên toàn cầu”.
Lê cho biết,
chiến lược của VinFast trong những ngày đầu là nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị
trường nước ngoài để thử và không chỉ đánh bại các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc,
mà còn tận dụng làn sóng đầu tư điên cuồng vào xe điện – điều đã dẫn đến mức định
giá khổng lồ cho các công ty như Rivian và NIO.
Lê nói: “Bây
giờ, VinFast đang rơi vào tình trạng không chắc chắn. Trừ khi họ có thể huy động
được thêm rất nhiều vốn, họ sẽ không có cơ hội khắc phục những vấn đề về chất
lượng hoặc tung ra những chiếc xe khác mà họ đã nêu bật tại các cuộc triển lãm
xe hơi, chứ chưa nói đến việc [chiếc xe mà họ sản xuất ở Mỹ đầu tiên] ra mắt từ
một dây chuyền sản xuất ở North Carolina”.
Ở hầu hết
mọi nơi, việc chỉ trích một công ty — ngay cả một công ty được coi là quan trọng
đối với lợi ích quốc gia và có vị thế trên thế giới — trên mạng xã hội sẽ khiến
bạn bị phớt lờ và bị chặn, hoặc cùng lắm là bị kiện vì tội phỉ báng. Nhưng
VinFast không giống như hầu hết các công ty khác. Theo luật pháp nghiêm ngặt của
Việt Nam về ngôn luận, các bài đăng của Trần có thể khiến anh và những người
khác có thể phải đối mặt với án tù nghiêm trọng ở quê nhà.
‘Miễn
bình luận’
Trọng tâm
của những hạn chế của Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận là một điều luật
được định nghĩa lỏng lẻo, có tên là Điều 331.
Điều 331
là một điều luật của luật pháp Việt Nam, cho phép chính phủ hình sự hóa bất kỳ
ai và cho rằng họ “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của nhà
nước, tổ chức và cá nhân”. Trước đây, nó đã được sử dụng để hình sự hóa bất
kỳ ai chỉ trích lợi ích của Việt Nam.
Tổ chức Ân
xá Quốc tế đã lên tiếng về Điều 331, khi kết hợp với luật kiểm duyệt hà khắc
trên mạng, có thể gây nguy hiểm cho các nhà phê bình trên mạng. Nhóm này cho biết,
họ thừa nhận rằng “một tỷ lệ lớn và ngày càng gia tăng các tù nhân lương tâm
ở Việt Nam bị bỏ tù vì sự lên tiếng trên mạng của họ, với 41% trong số đó được
Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là họ bị bỏ tù vì phát biểu ôn hòa trên mạng”.
Đây cũng
không phải là lần đầu tiên các lời chỉ trích Tập đoàn VinGroup gây rắc rối cho
những người trong nước. Tháng 4 năm 2021, YouTuber người Việt GogoTV phàn nàn về
vấn đề chất lượng với chiếc VinFast Lux SA 2.0 chạy bằng động cơ xăng dầu của
mình. Reuters sau đó viết rằng, thương hiệu này, [VinFast] đã báo cáo YouTuber
này với cảnh sát “để bảo vệ danh tiếng của [mình] và khách hàng của [mình]”,
lập luận rằng khiếu nại này “nặng nề hơn một khiếu nại thông thường” và
những lời tuyên bố của GogoTV là sai sự thật.
Ngày
25/1/2022, luật sư của GogoTV cho biết, khiếu nại của VinFast và vụ kiện đã
chính thức khép lại. Video gốc gây ra tranh cãi đã biến mất khỏi kênh của
GogoTV, mặc dù được một tài khoản YouTube không liên quan tải lên lại.
Chính quyền
Quận Chatham, ngôi nhà tiềm năng của nhà máy tương lai ở North Carolina, đã nói
với InsideEVs trong một email rằng: “Các cáo buộc được đề cập nằm ngoài phạm
vi quyền hạn của chúng tôi và do đó, chúng không thuộc thẩm quyền đưa ra bình
luận của chúng tôi”.
Việc nhận
được bình luận chính thức từ VinFast về trường hợp của Trần hoàn toàn trái ngược
với cách thức hoạt động của quy trình liên lạc thường diễn ra ở hầu hết các nhà
sản xuất xe hơi có giao tiếp với các cơ quan truyền thông Mỹ. (Khi được hỏi, liệu
có quan chức Mỹ nào của công ty biết về cáo buộc giam giữ những người chỉ trích
ở Việt Nam hay không, một phát ngôn viên dường như tỏ ra lưỡng lự; nói: “Cam
kết với sự minh bạch, chúng tôi cung cấp thông tin có được từ các phương
tiện truyền thông đại chúng, cho phép nhân viên dễ dàng cập nhật thông tin”).
Tại
CES (một sự kiện công nghệ toàn cầu), phóng viên InsideEVs trò chuyện với
hai người tự nhận là thành viên nhóm truyền thông của VinFast. Khi được hỏi về
vụ việc của Trần, một trong những người đại diện cho biết: “Thông thường,
chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào liên quan đến các bài đăng trên mạng xã
hội [vì] chúng tôi không biết nguồn thông tin”.
Một người
khác nói thêm: “Thật ra điều đó không liên quan gì đến chúng tôi. Bởi vì người
đó có vẻ chống VinFast, nhưng anh ta cũng chống chính phủ Việt Nam. Và do luật
an ninh mạng ở Việt Nam nên mọi chuyện xảy ra và không liên quan gì đến chúng
tôi”.
Một cuộc
trao đổi qua email với InsideEVs sau sự kiện CES, công ty [VinFast] sau đó giải
thích thêm: “Theo luật pháp Việt Nam, các cá nhân, tổ chức có quyền kiện, chống
lại các chủ thể lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm hoen ố danh dự, uy tín của
người khác. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những
vấn đề như thế. Sau đó, chúng tôi quyết định không theo đuổi vấn đề này nữa“,
một quan chức của VinFast cho biết, đồng thời sau đó xác nhận rằng họ
đang đề cập đến trường hợp của Trần.
Khi được hỏi,
bằng cách nào để những khách hàng Mỹ đó có thể đọc được trải nghiệm của ông Sơn
[Trần], một quan chức của công ty cho biết thêm: “Chúng tôi tiến hành mọi hoạt
động của mình một cách công khai và minh bạch, tuân thủ luật pháp và các quyền
theo luật định của chúng tôi. Chúng tôi khuyến khích giao tiếp cởi mở và niềm
tin phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp chúng tôi phát triển và cải thiện.
Chúng tôi hoan nghênh phản hồi từ khách hàng và công chúng”.
Các nguồn
tin thân cận với Trần cho biết, anh chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ
VinFast hay VinGroup, rằng họ không còn theo đuổi khiếu nại chống lại anh nữa.
Máy tính và điện thoại bị tịch thu của anh vẫn chưa được trả lại.
------
Bài viết
có sự đóng góp của Patrick George. Liên lạc với tác giả: kevin.williams@insideevs.com
InsideEVs
là một trang web chuyên về xe điện (EV) và xe plug-in hybrid.
No comments:
Post a Comment