Dương Quốc Chính
09/03/2024
https://baotiengdan.com/2024/03/09/kiep-truoc-kiep-sau/
Kiếp
trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm
1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!
Buồn
cười ở chỗ, báo chí cách mạng toàn đổ tại chiến tranh nên điện Kiến Trung bị
phá hủy. Các báo chả dám nói thẳng là Việt Minh chủ động tiêu thổ kháng chiến.
Giai đoạn tiêu thổ này diễn ra song song với giai đoạn 60 ngày đầu kháng chiến ở
Hà Nội.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-26.jpg
Ảnh:
Mặt tiền Điện Kiến Trung chụp năm 1930, được vua Khải Định trùng tu giai đoạn
năm 1921-1923, theo phong cách kết hợp Đông Tây và Điện đã bị phá hủy hồi đầu
năm 1947. Nguồn: Fonds Morin-Edmond/ Historic Vietnam
Huế hiện
chỉ còn khoảng 40% công trình kiến trúc, đa số bị phá hủy năm 1947 bởi Việt
Minh và năm Mậu Thân bởi một tháng chiến tranh, quân Việt Cộng trú đóng trong
các cung điện, nên Mỹ và VNCH tấn công, năm đó phía Cộng sản cũng có pháo kích.
Phá năm 1947 nhiều hơn năm Mậu Thân.
Toàn
bộ các biệt thự Pháp ở Tam Đảo cũng bị tiêu thổ kháng chiến năm 1947. Chỉ có
nhà thờ là thoát, còn đến bây giờ. Đà Lạt có lẽ thoát tiêu thổ do Việt Minh
không quản lý được?
Trong
trường hợp cá nhân, cũng có sự trùng hợp thú vị. Đó là cụ Hoàng Đạo Thúy là người
lãnh đạo việc tiêu thổ (tức là phá nhà), thì con cháu ông lại thành các kiến
trúc sư khá nổi tiếng là ông Hoàng Đạo Kính và đặc biệt thú vị là cháu nội ông
Thúy (con ông Kính) là KTS Hoàng Đạo Cương, hiện là thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể
thao Du lịch. Ông Cương đi lên từ kiến trúc sư chuyên thiết kế bảo tồn di tích!
Liệu có phải có sự trăng trối từ ông nội? Ông Kính thì có vai trò quản lý (chủ
đầu tư) dự án trùng tu Nhà hát lớn.
Người
ông phụ trách phá và con cháu phục dựng!
.
Dương Quốc Chính Tiêu thổ kháng chiến. Đây là chiến lược
học theo LX. Một hình thức " đấu tranh giai cấp " phá bỏ tàn tích của
giai cấp cũ. Xây dựng một nền văn hóa mới của giai cấp vô sản. Xưa nằm trong
vòng" kim cô "đó chẳng ai dám hó hé một lời.
Chế độ độc tài mạnh là ở chổ đó...chẳng phản biện, lý lẽ
gì sất...trên đã quyết cứ thế mà làm.
-
Napoleon vào Mat, Alexandr cho đốt phá trơ trọi rồi té, để
quân Pháp chết đói chết rét. Ngược lại, khi liên quân tiến vào Paris, dù
Napoleon hy vọng người Pháp sẽ kháng cự thì dân Pháp (do chán chiến tranh), đầu
hàng luôn. Thế chiến 2 cũng diễn ra tương tự. Người Pháp cũng kháng chiến
nhưng họ ko phá hoại. Nên giờ Pháp mới còn nguyên các di tích, danh thắng để
chăn tiền dân du lịch. Kết lại là: Phá hoại được cũng phải do căn tính dân tộc.
Dân ng.u thì phá hết của cải của mình, ăn đói chết rét vì “độc lập dân tộc”, thực
chất là giữ quyền cai trị cho độc tài, còn dân biết nghĩ thì kemeno, đứa nào
xâm chiếm thì cũng chẳng giữ lâu được. Tài sản là của quốc gia, ko phải của bố
con thằng nào mà thích là cho mồi lửa được
_________
Bài
liên quan:
Những bức ảnh hiếm về sự hoành tráng của cung điện vua Khải
Định (VNN).
Thừa Thiên Huế: Đầu tư 123 tỷ đồng trùng tu Điện Kiến Trung (ĐT).
Khởi công trùng tu di tích Điện Kiến Trung của triều Nguyễn (VH).
Ngắm điện Kiến Trung vừa phục dựng xong (VOV).
Du khách nườm nượp tham quan điện Kiến Trung (VNE).
Mùng 1 Tết vào Đại Nội ngắm điện Kiến Trung (Visit
Huế).
Thắng lợi của chiến lược “tiêu thổ kháng chiến” (QĐND).
Một số
hình ảnh của tác giả đăng kèm theo trong bài:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-27-213x420.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/2-4-213x420.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/3-3-213x420.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/4-1-213x420.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/5-213x420.jpg
No comments:
Post a Comment