Giới
quan sát: Việc ông Thưởng thôi chức chủ tịch là ‘cú sốc’ gây mất niềm tin
23/03/2024
Các
chuyên gia cho rằng việc ông Võ Văn Thưởng bị mất chức chủ tịch nước và mất ghế
ủy viên Bộ Chính trị vừa qua là một “cú sốc” rất lớn trong chính trường Việt
Nam, có thể làm mất niềm tin trong dân và nhà đầu tư nước ngoài.
https://gdb.voanews.com/09690000-0a00-0242-c2e8-08da70a2bdc5_w1023_r1_s.jpg
Ông
Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Photo: Bao Chinh phu.
Việc
ông Thưởng từ chức có thể sẽ khiến nhiều người dân và cả quan chức trong hệ thống
độc đảng vốn luôn tự hào về sự đoàn kết và ổn định, nay cảm thấy lo lắng và
hoang mang.
“Một
lần nữa chính trường Việt Nam bị sốc vì sự sụp đổ của một lãnh đạo lớn trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước Việt Nam”, giáo sư Jonathan London thuộc đại học
Leiden University, Hà Lan, đồng thời là nhà quan sát chính trị Việt Nam, nêu nhận
định cá nhân của ông với VOA.
Một
lần nữa chính trường Việt Nam bị sốc vì sự sụp đổ của một lãnh đạo lớn trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước.
GS.
Jonathan London
“Ông
Võ Văn Thưởng từ lâu được xem là một người sạch sẽ nhưng rồi sau cùng cũng bị
dính vào những hành vi không phù hợp với một lãnh đạo quan trọng trong bộ máy
chính trị của Việt Nam”, ông London nhận xét thêm.
Học
giả Nguyễn Khắc Giang thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, một người quan
sát tình hình chính trị Việt Nam, chia sẻ quan điểm của ông với VOA về việc ông
Thưởng bị cho thôi chức chủ tịch nước: “Theo cách diễn đạt trong thông báo
chính thức, việc ông Võ Văn Thương dính líu đến chiến dịch chống tham nhũng, có
thể liên quan đến nhiệm kỳ bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2014,
đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong nền chính trị Việt Nam”.
Mặc
dù cương vị chủ tịch nước chủ yếu mang tính chất nghi lễ nhưng sự ra đi của ông
Thưởng “là một cú sốc nặng nề”, ông Giang nhận xét. “Đáng chú ý, việc hai chủ tịch
nước từ chức trong vòng chưa đầy hai năm làm dấy lên mối lo ngại về sự ổn định
chính trị ở một quốc gia thường được khen ngợi về sự ổn định”.
Đáng
chú ý, việc hai chủ tịch nước từ chức trong vòng chưa đầy hai năm làm dấy lên mối
lo ngại về sự ổn định chính trị ở một quốc gia thường được khen ngợi về sự ổn định.
Nhà
nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang
Mặc
dù sự ra đi của ông Thưởng có thể không làm gián đoạn cách tiếp cận hoạt động
kinh doanh thông thường của đất nước, nhưng nó có thể sẽ làm xói mòn niềm tin của
các nhà đầu tư nước ngoài, ông Giang nói. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm vấn
đề trong bộ máy quan liêu vốn đã lan tràn ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu chiến dịch
chống tham nhũng.
VIDEO
:
Đảng phê duyệt
việc Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức
Hồi
tháng 1/2023, ông Nguyễn Xuân Phúc, người tiền nhiệm của ông Thưởng, phải ra đi
khi chưa tròn nửa nhiệm kỳ, được giới quan sát xem là ‘việc vô tiền khoáng hậu’
trong lịch sử Việt Nam, có tác động vô cùng lớn đối với tâm lý đảng viên và người
dân.
Giới
quan sát trong và ngoài nước đánh giá rằng cách thức chính quyền Việt Nam đưa
tin về vụ việc ông Thưởng, một vị nguyên thủ quốc gia, nộp đơn từ chức gây
hoang mang, bức xúc trong dư luận suốt hơn một tuần lễ qua và sẽ tiếp tục là đề
tài nóng giữa lúc chiến dịch bài trừ tham nhũng của Hà Nội hay còn gọi là chiến
dịch “đốt lò” vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Từ
thủ đô Washington của Mỹ, luật sư Đặng Đình Mạnh nói với VOA rằng cách đảng
xử lý câu chuyện liên quan đến ông Thưởng cho thấy sự chậm trễ của chính quyền
trong việc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho người dân và việc quyền được
giám sát của công dân bị đảng siết chặt.
“Dân
hầu như không được thông tin gì một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Từ ngày
14/3 đã lộ các tin tức Võ Văn Thưởng từ chức chủ tịch nước. Điều này râm ran
trong người dân cho đến ngày 20/3 thì truyền thông chính thức trong nước mới
xác nhận việc này”, ông Mạnh dẫn chứng. “Ngay khi truyền thông trong nước đưa
tin thì thông tin đó vẫn chưa đầy đủ ... chỉ nói là ‘vi phạm những điều đảng
viên không được làm’, rồi ‘trách nhiệm người đứng đầu’, ‘ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng’ ... Nhưng thực chất dân không biết ông ấy đã làm gì sai?”
VIDEO
:
Ông
Võ Văn Thưởng bị Quốc hội miễn nhiệm chức chủ tịch nước Việt Nam
Luật
sư Mạnh
đặt vấn đề rằng việc miễn nhiệm ghế chủ tịch nước và buộc ông Thưởng ra khỏi Bộ
Chính trị là hình thức kỷ luật hay là một cách để thay thế cho việc kỷ luật mà
nếu là thường dân thì đã phải bị cáo cuộc hình sự? Ngoài ra, ông cũng cho rằng
quyền can dự của người dân vào những việc hệ trọng của đất nước đã bị đánh mất.
“Người dân là người được biết sau cùng”, ông nhấn mạnh.
Giới
quan sát chỉ ra rằng ngay cả chuyến công du của hoàng gia Hà Lan đến Việt Nam bị
hoãn vì “tình hình trong nước” cũng là do quốc gia phương Tây này thông báo hôm
14/3, trong khi đó, chính quyền Việt Nam không thông tin cho người dân trong nước.
“Đó
là điều đáng tiếc cho mối quan hệ song phương của Việt Nam và Hà Lan, vì đó là
chuyến thăm được kỳ vọng có ý nghĩa tiêu biểu cho mối quan hệ của hai quốc gia.
Tiếc là những sự cố ở chính trường Việt Nam đã tạm thời ảnh hưởng chưa tốt đến
quan hệ hai nước”, ông London bình luận.
Luật
sư Lê Quốc Quân
ở Mỹ nhận thấy rằng qua việc Quốc hội họp phiên bất thường hôm 21/3 để miễn nhiệm
ông Thưởng cho thấy vai trò của quốc hội - cơ quan đại diện của người dân - đã
bị đảng tiếm quyền.
Ông
Quân phân tích: “Cũng cái quốc hội đó, chưa đầy một năm trước, 99% giơ tay đồng
ý phê duyệt một quyết định cho ông lên làm chủ tịch nước, lần này, cũng quốc hội
đó với 87% miễn nhiệm con người đó với ‘những vi phạm’. Tôi cho rằng trong chuyện
này đảng đã giật dây, chỉ đạo và làm điều đó rất rất thô. Quốc hội là đại diện
của dân mà mới năm trước, năm sau quay quắt lại một cách thô thiển!”.
Tôi
cho rằng trong chuyện này đảng đã giật dây, chỉ đạo và làm điều đó rất rất thô.
LS.
Lê Quốc Quân
Từ
Tp. Hồ Chí Minh, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, chỉ ra rằng việc thay đổi
thể chế ở Việt Nam mới là vấn đề cốt lõi.
“Việc
cần phải làm không chỉ là phải thay đổi người, mà phải thay đổi cách quản lý
nhà nước cho phù hợp ... thể chế của Việt Nam sẽ phải như thế nào, vì việc này
phát sinh từ trong cơ chế ra thì phải chữa bệnh...”
Tạp
chí TIME
của Mỹ hôm 22/3 viết rằng sự bất ổn trong giới lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam
“đang đặt ra những nghi vấn về sự ổn định chính trị của Việt Nam khi nền kinh tế
đang phát triển nhanh chóng của nước này đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong chuỗi cung ứng thế giới”.
Trang
này dẫn lời các nhà phân tích cho rằng việc thay đổi lãnh đạo từ hệ quả của chiến
dịch chống tham nhũng cũng đồng thời xuất phát từ sự cạnh tranh quyền lực trong
nội bộ đảng.
---------------------
Liên
quan
Ông Võ Văn Thưởng bị Quốc hội
miễn nhiệm chức chủ tịch nước Việt Nam
Từng
là ngọn hải đăng của sự ổn định, Việt Nam đang phải tìm Chủ tịch nước thứ ba
trong vòng một năm
No comments:
Post a Comment