Nguyễn
Thông (Nguyễn
Thông Cào)
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=916654789168581&id=100024722048900
Những người học sử, tìm
hiểu kỹ về sử nước nhà, chả mấy ai không biết xã hội nước ta từng tồn tại một
hình thức thể chế đặc biệt: Lưỡng đầu chế.
Ấy là sau khi Trịnh Kiểm
phò nhà Lê thành công, đẩy được thế lực hậu duệ Nguyễn Kim vào tít trong nam,
đuổi được tàn quân nhà Mạc lên tận biên giới phía bắc, thì bắt đầu hình thành
bộ máy “Vua Lê chúa Trịnh”. Tới khi Trịnh Tùng lên nắm quyền, lưỡng đầu chế tồn
tại rõ ràng: Nước có triều đình vua Lê, đồng thời có phủ Chúa Trịnh (một dạng
triều đình song song) coi sóc mọi sự. Càng về sau, chúa càng lấn át vua. Mọi
quyền hành, quyền quyết định đều tập trung vào phủ chúa, từ phủ chúa mà ra.
Suốt thời gian dài 12 đời
chúa, hơn 200 năm, phủ Chúa đã tồn tại như một lịch sử khách quan, có nhiều
công lao, nhất là khi triều đình nhà Lê đã tàn tạ suy sụp, không còn vai trò
với đất nước.
Thời chúng tôi đi học, sử
sách và bộ máy tuyên truyền quốc doanh luôn cố ý hạ thấp, miệt thị, lên án, coi
thường phủ Chúa và các đời chúa Trịnh, xem như thứ rác rưởi thời đại. Đối với
họ (cộng sản), giai đoạn đó chỉ nông dân khởi nghĩa mới được xem là anh hùng,
có công, được ghi nhận, được đánh giá cao. Đã tôn Tây Sơn Nguyễn Huệ lên đỉnh
rồi thì tất cả lực lượng còn lại đều vô nghĩa hết.
Họ (cộng sản) chửi các
chúa Trịnh, chửi phủ Chúa, nhưng chính họ lại bắt chước duy trì, tồn tại
"lưỡng đầu chế", đảng và nhà nước, đảng lấn át cả nhà nước, quyết
định tất cả, quyền hành ôm trời đất, xét sống chết mọi người. Lăng loàn còn hơn
cả phủ Chúa. Thậm chí còn ghi vào hiến pháp, kiểu ta đây "thế thiên hành
đạo". Chỉ có điều, họ làm giống như chúa nhưng bắt mọi người phải hiểu
rằng chúa thì xấu, còn họ thì đẹp.
Cho tới bây giờ, sự nhìn
nhận đánh giá về vai trò lịch sử của phủ Chúa, của các chúa Trịnh, của
"lưỡng đầu chế" đã cởi mở, đúng đắn hơn, chân xác hơn, tuy nhiên thái
độ của nhà cầm quyền với "nhà" Trịnh thì hầu như chưa có gì thay đổi.
Nói đâu xa, ngoài thành phố Thanh Hóa xứ Thanh, nơi phát tác dòng dõi Trịnh
tộc, có đặt tên đường một số chúa Trịnh, còn hầu như những nơi khác chưa được
phép của trung ương nên cứ lờ đi. Đã đành không nhất thiết phải đặt tên đường
cả 12 đời chúa (bởi nhiều vị không xứng đáng), nhưng có nhẽ Trịnh Kiểm, Trịnh
Tùng, Trịnh Sâm, Trịnh Căn, Trịnh Khải, Trịnh Bồng... rất nên được lưu danh.
Nói gì thì nói, duy trì được quyền cai trị hơn 2 thế kỷ, tạo được triều đại ổn
định và có nhiều tiến bộ trong lịch sử nước này, không phải chuyện đùa.
Lưỡng đầu chế hiện đại
thời cộng sản ghi nhận đủ mọi cách (kể cả đặt tên đường) không sót vị chúa mới
nào, những Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu... dù
các vị này không ít điều tai tiếng, cớ sao lại cố tình quên lãng, phai nhạt với
các chúa tiền nhân?
Đã là lịch sử thì phải
công bằng.
Thông cào
No comments:
Post a Comment