Việt
Nam : Xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, tòa y án tử hình 2 bị cáo
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày: 09/03/2021 - 15:21
Hôm nay, tại Hà Nội, trong phiên xử phúc
thẩm 6 bị cáo trong vụ án « giết người » xảy ra ở xã Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 09/01/2020, Hội đồng thẩm phán đã ra phán quyết y án án tử hình đối với
hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, và y án tù với những người khác.
https://s.rfi.fr/media/display/5848c9d6-34d5-11ea-a5fd-005056bfd1d9/w:980/p:16x9/vn_dongtam.webp
Làng
Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng
an ninh ngày 09/01/2020. Copy d'ecran
Phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm, mở hôm
qua 08/03/2021, dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày, nhưng đã chấm dứt ngay chiều
hôm nay, 09/03, sớm hơn dự kiến một ngày. Hội đồng thẩm phán ra phán quyết vào
lúc 18 giờ, giờ Việt Nam.
Vụ án Đồng Tâm được công luận trong và ngoài
nước đặc biệt quan tâm. Tháng 9/2020, Liên Hiệp Châu Âu đã phản đối Việt Nam về hai bản án
tử hình trong phiên xử sơ thẩm, và lưu ý những điều kiện và thủ tục tố tụng của
phiên tòa « làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và
công bằng của phiên tòa ».
·
Đọc thêm : Báo cáo vụ Đồng Tâm : "Những khuất tất của chính quyền
Việt Nam"
Sau đây là nhận định của luật sư Ngô Anh
Tuấn, một người tham gia bào chữa cho các bị cáo trong phiên tòa hôm nay, ngay
sau khi phán quyết được đưa ra:
AUDIO
: Luật sư Ngô Anh Tuấn - Hà Nội
LS Ngô Anh Tuấn :
Về bản án ngày hôm nay chúng tôi cũng không quá bất ngờ. Nhưng chúng tôi cũng
không nghĩ là các cơ quan công quyền lại hành xử đến mức như ngày hôm nay đối với
các bị cáo. Tôi (đã) nghĩ và hy vọng rằng sẽ có ít nhất một bản án nhẹ nhàng
hơn. Ít nhất bản án có mức thấp hơn là bản án tử hình với những người con cụ
(Lê Đình) Kình. Vì gia đình họ và những người có liên quan là những người dân
đau khổ, những người bị tước đoạt đi một số quyền lợi. Vì vậy tôi nghĩ rằng hai
bên đều có mất mát, thì để xoa dịu bớt những sang chấn tâm lý, và những vấn đề,
những hận thù trong lòng họ, thì tôi nghĩ rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nên có các hành xử nhẹ nhàng hơn, nhân văn hơn, để tạo điều kiện cho những người
vi phạm có cơ hội sửa sai, và xoa dịu đi vết thương của hai bên.
Tôi nghĩ một phần nào đó, phía chính quyền
cũng đang xem người dân (cụ thể là các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm) là thế lực
thù địch, giống như là lời của ông Phạm Công Lâm, đại diện cho bên bị hại, có
nói : « Họ là địch ». Một phần nào đó, chính quyền đang
xem người dân là một thế lực thù địch, chứ không phải là bạn hay là người chủ của
đất nước nữa. Đó là một sự lo lắng, rất lo lắng của chúng tôi.
RFI : Theo Luật sư, vì sao phiên tòa lại
kết thúc bất ngờ sớm hơn dự kiến ?
LS Ngô Anh Tuấn :
Thật ra gọi là bất ngờ là do trước hết các bị cáo kháng cáo kêu oan. Bản chất họ
biết là chỉ xin giảm nhẹ, nhưng đã có ba người kháng cáo kêu oan. Tuy nhiên,
trong phần xét xử, xét hỏi, thì đại diện Viện Kiểm Sát có dấu hiệu là đã thuyết
phục họ nhận tội, để xin giảm nhẹ hình phạt.
Về phía chúng tôi, trong ngày ban đầu đã hồ
nghi, và cũng có một chút hy vọng là thắp lên hy vọng cho một số bị cáo là có
thể được giảm nhẹ. Bởi vì, một mặt, chúng tôi đề xuất hủy án sơ thẩm để trả hồ
sơ điều tra lại, nhưng chúng tôi vẫn không hy vọng là điều đó xảy ra, mà có hy
vọng một chút nào đó liên quan đến việc giảm án cho các bị cáo.
Tuy nhiên sang đến ngày xét xử thứ hai (tức
ngày hôm nay, 09/03), chúng tôi nghĩ rằng và chúng tôi cũng đã trao đổi với
nhau rồi, có thể đây là « một vụ lừa thế kỷ ». Có nghĩa là các
bị cáo bị lừa, và các luật sư cũng bị lừa (bởi) một hy vọng mong manh và không
có thực. Và đến khi tuyên án ngày hôm nay, chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ về
kết quả, bởi vì điều đó đã thực sự đã ngã ngũ, khi bắt đầu ngày xét xử thứ hai
này, khi Viện Kiểm Sát đề xuất y án sơ thẩm, thì chúng tôi đã nghĩ đến kịch bản
này. Chúng tôi nhận định rằng đại diện Viện Kiểm Sát có đề xuất, có mớm cho các
bị cáo nhận tội để có thể kết án dễ dàng hơn, để bản án « đẹp »
hơn thôi.
Nếu như họ kháng cáo kêu oan, thì có nghĩa là
chúng tôi sẽ khai thác nhiều hơn các tình tiết để khẳng định họ bị oan. Nhưng
bây giờ họ xin giảm nhẹ, thì lấy cái gì để khai thác ? Chúng tôi đã cố gắng
để khai thác rồi, nhưng họ cứ xin giảm nhẹ thì chúng tôi không thể đi ngược lại
yêu cầu, mong muốn của bị cáo được. Cho nên, chúng tôi phải hạn chế bớt những
gì gây bất lợi cho bị cáo. Các động thái này của luật sư cũng khiến cho phiên
tòa rút ngắn hơn. Các vụ án thông thường cũng như thế, khi người ta nhận tội,
xin giảm nhẹ, thì việc xem xét diễn ra nhanh lắm. Điều này không gây bất ngờ với
chúng tôi. Việc chúng tôi nhận định, hay cộng đồng nhận định việc này là do Viện
Kiểm Sát mớm cung, thì cũng là nhận định của cá nhân thôi, chưa hẳn 100% đúng.
Riêng bản thân tôi có thể khẳng định có sự mớm cung của Viện Kiểm Sát. Tôi nói
và sẵn sàng chịu trách nhiệm về phát biểu của tôi (...).
.
RFI : Luật sư cũng công nhận các bị cáo
« vi phạm pháp luật » ?
LS Ngô Anh Tuấn :
Ở một mức nào đó, hành vi vi phạm của họ là có thể có, chúng tôi không phủ nhận.
Nhiều hành vi của họ, nếu không bị xử lý về tội này, thì có liên quan đến tội
khác. Chúng tôi mong muốn trả hồ sơ, hủy án sơ thẩm để điều tra lại, làm rõ sự
thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, không có luật sư nào phủ nhận là họ hoàn
toàn không vi phạm điều nào cả. Họ (tức một số người dân thôn Hoành) có vi
phạm.
Ví dụ nếu như kế hoạch 419A (*) là trái pháp
luật, thì những người chịu trách nhiệm chính, những người ban hành ra kế hoạch
đó phải chịu trách nhiệm. Còn những người thi hành công vụ đó, thì nếu họ
có chết hay hy sinh, bị thương, họ có thể được truy tặng hay được phong « anh
hùng » …, bởi họ làm theo quy định cấp trên, họ không thể nhận định được
rằng việc đó đúng hay sai. Và nếu công vụ đó mà sai, thì những người có trách
nhiệm cao nhất phải chịu trách nhiệm.
Về phía người dân, cũng có trách nhiệm ở chỗ
là, có thể họ giết người, nhưng trong trường hợp đó thì là « giết người
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ». Người dân cũng mắc tội, nhưng
với tội danh khác, nhẹ hơn.
Chứ mình không phủ nhận, chúng tôi không phủ
nhận là họ không vi phạm gì. Nếu (chấp nhận những hành động) như thế, thì xã hội
sẽ có thể bị loạn lạc. Chúng tôi không chỉ là những người bảo vệ cho các bị
cáo, mà còn cố gắng bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật.
RFI : Xin cảm ơn Luật sư Ngô Anh Tuấn.
---
(*) Trước khi phiên tòa diễn ra, phía các luật
sư gửi « Kiến nghị ngày 02/03/2021 » đến các cơ
quan tư pháp, một lần nữa yêu cầu công bố nội dung của bản « Kế hoạch
419 A », được coi là văn bản đã cho phép chính quyền huy động hàng
nghìn cảnh sát bao vây và tiến hành cuộc tấn công tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm,
trong đêm ngày 08 rạng sáng ngày 09/01/2020. Các luật sư chất vấn chính
quyền về tính hợp pháp của kế hoạch quy mô trong đêm, rốt cục đã dẫn đến cái chết
của ông Lê Đình Kình, ngay tại nhà riêng, và ba người công an. Theo phía
luật sư, Hội đồng xét xử và Viện Kiểm Sát không thể im lặng về Kế hoạch 419A, với
lý do đây là kế hoạch bí mật. Trong bản Kiến nghị, các luật sư nhấn mạnh là
« việc không công khai bản kế hoạch 419A khiến vụ án bị giải quyết
không toàn diện, khách quan thậm chí phản ánh sai lệch hoàn toàn bản chất vụ việc,
xác định sai tội phạm và người phạm tội ».
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Đồng
Tâm, đỉnh điểm của tranh chấp đất đai tại Việt Nam
Biến
cố thảm khốc ở Đồng Tâm: Từ bàng hoàng, phẫn nộ đến tỉnh thức
''Vụ
Đồng Tâm'': Một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'' cho Việt Nam
No comments:
Post a Comment