Việt Nam: Xử phúc thẩm 6
bị cáo vụ án Đồng Tâm
BBC Tiếng Việt
8 tháng 3 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56289116
Hai
ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức, con ông Lê Đình Kình, bị tuyên án tử hình trong
phiên tòa ngày 14/9/2020
Sáng 8/3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử
phúc thẩm 6 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Đồng Tâm khiến 3 cảnh sát và 1
người dân (ông Lê Đình Kình) thiệt mạng.
Trong 6 người kháng cáo, có 5 người bị cáo bị tòa
sơ thẩm tuyên án về tội "giết người". Trong đó, ông Lê Đình Công (57
tuổi) và ông Lê Đình Chức (41 tuổi) bị tuyên mức án tử hình, ông Lê Đình Doanh
(33 tuổi) bị phạt chung thân, ông Bùi Viết Hiểu (78 tuổi) 16 năm tù, ông Nguyễn
Quốc Tiến (41 tuổi) 13 năm tù.
Riêng bà Bùi Thị Nối (63 tuổi), bị tuyên về tội
"chống người thi hành công vụ" với mức 6 năm tù (mức án cao nhất
trong nhóm tội danh này). Luật sư của các bị cáo cho biết, tất cả kháng cáo cho
rằng bản án tại phiên sơ thẩm là nặng, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét các tình
tiết trong vụ án nhằm giảm nhẹ hình phạt.
Theo dự kiến, phiên tòa phúc sẽ kiến diễn ra trong
3 ngày (8 - 10/3), thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Ngô Tự Học. Có 14 luật sư
tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo.
Vụ Đồng Tâm: Sáu bị cáo
'nhóm tội nặng' sắp ra tòa phúc thẩm
Vụ
án Đồng Tâm: Nhà nước VN sẽ lại thắng người dân?
Vụ xử Đồng Tâm: Bình
luận thêm của báo tiếng Anh và người ở Việt Nam
Trước đó, hôm 24/2, Luật sư Đặng Đình Mạnh, trưởng
Văn phòng Luật cùng tên, một trong các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo
ở phiên phúc thẩm bình luận với BBC News Tiếng Việt:
"Chúng tôi mong có sự xoay chuyển về kết luận với vụ án và
các bản án với các bị cáo. Chúng tôi chưa dám khẳng định liệu có sự xoay chuyển
là bởi vì còn cần kết luận là các bị cáo này oan hay không oan, nhưng chúng tôi
mong có sự thay đổi rằng Tòa án sẽ chấp nhận đề nghị của các luật sư chúng tôi
là cho hủy bản án sơ thẩm và trả hồ sơ về để điều tra lại.
"Lý do là vì trong quá trình điều tra vụ án, chúng tôi cho
rằng có khá nhiều những sai sót và nhiều thiếu sót về phương diện tố tụng. Và
những sai sót, thiếu sót này rất nghiêm trọng đến mức độ có thể dẫn tới những
oan sai trong kết luận và xét xử vụ án.", ông Mạnh nói.
Còn về những bị cáo không kháng cáo, ông Mạnh cho
rằng vì đa phần họ được chuyển tội danh từ "giết người" sang "
chống người thi hành công vụ" - là tội nặng sang tội nhẹ. Ông phân tích:
"Có thể trong thâm tâm, nhóm được chuyển tội
danh đó cho rằng họ bị oan, nhưng với việc bị 'cọ xát' trong trong quá trình
điều tra vụ án, chúng tôi nghĩ rằng họ đã quá hoảng sợ, và họ e sợ với những
việc có thể gặp phải nếu tiếp tục theo đuổi quá trình tố tụng và kêu oan.
"Do vậy, họ chấp nhận bản án mà theo họ khi đã
có sự gia giảm hình phạt như vậy đã là may mắn cho họ rồi; cho nên họ chấp nhận
là họ không kháng cáo đối với hình phạt của họ, so với 6 bị cáo kháng án
kia."
Đồng Tâm: Chúng tôi đến
thăm và nghe nhìn thấy gì?
Vụ Đồng Tâm: Vì sao
không thực nghiệm điều tra?
Đồng Tâm: Bốn người
kháng cáo dù 'chưa nhận được bản án'
Trước đó, hôm 14/9/2020, tại phiên sơ thẩm, ngoài 6
bị cáo kháng cáo trên, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 23 bị cáo khác từ 15 tháng
tù treo đến 6 năm tù cùng về tội "chống người thi hành công vụ".
***
Tin liên quan
Vụ Đồng Tâm: Sáu bị cáo
'nhóm tội nặng' sắp ra tòa phúc thẩm
24 tháng 2 năm 2021
.
Vụ
án Đồng Tâm: Nhà nước VN sẽ lại thắng người dân?
13 tháng 9 năm 2020
.
Vụ xử Đồng Tâm: Bình
luận thêm của báo tiếng Anh và người ở Việt Nam
17 tháng 9 năm 2020
.
Đồng Tâm: Bốn người
kháng cáo dù 'chưa nhận được bản án'
24 tháng 9 năm 2020
.
Vụ Đồng Tâm: Vì sao
không thực nghiệm điều tra?
14 tháng 9 năm 2020
.
Tiến sỹ Quang A: Chúng
tôi tận mắt thấy gì ở Đồng Tâm?
3 tháng 2 năm 2020
.
Giải
mã vụ Đồng Tâm - Tiến
Sĩ Hoàng
Xuân Phú
07.03.2021
http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=GiaiMaVuDongTam-20210307
No comments:
Post a Comment