Về
danh sách dự kiến nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước của đảng CSVN
Trần Kỳ Khôi
06/03/2021
Cứ sau mỗi kỳ Đại hội
Đảng, giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN tái trúng cử, ngồi lại chia ghế. Các
ông bà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đến các ban,
bộ, ngành Trung ương, nếu không vào được Trung ương khoá XIII, phải chuẩn bị cắp
cặp về vườn.
Tại buổi họp báo do Chính
phủ tổ chức ngày 2/3/2021 vừa qua, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm VPCP cho
hay, “Bộ Chính trị đã giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ, xây dựng phương án,
giới thiệu nhân sự lãnh đạo Chính phủ. Trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng Chính
phủ là giới thiệu, còn quyết định là thẩm quyền của Bộ Chính trị”.
Vậy là đã rõ, cái gọi là
Quốc hội sẽ “kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước” chỉ là việc giơ tay
biểu quyết cho xong một việc đã được Bộ Chính trị quyết định. Vở diễn thủ tục
hợp thức hoá để “bộ tứ” Trọng-Phúc-Chính-Huệ ra mắt quốc dân đồng bào cũng được
diễn ra ở kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14 tới đây.
Dự kiến tổng thời gian
làm việc của kỳ họp thứ 11 là 11 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày
24/3/2021, dự kiến bế mạc vào ngày 7/4 và dự phòng 1 ngày 8/4/2021. Trong đó,
bố trí 2,5 ngày để xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 và 6,5 ngày
quyết định các vấn đề nhân sự.
Quyền lực luôn đi đôi với
chức vụ, dĩ nhiên nó được sắp xếp, phân chia ngay ở thượng tầng từ trước.
Trước, trong và sau đại
hội XIII, nhiều nhà bình luận, theo dõi chính trị trong và ngoài nước đều bất
ngờ trước việc người được chọn làm tân Thủ tướng. Câu hỏi được đặt ra là, tại
sao chọn một người xuất thân là tướng công an Phạm Minh Chính mà không phải là
một chuyên gia về kinh tế, tài chính như Vương Đình Huệ?
Chỉ có một câu trả lời
thỏa mãn mọi ý kiến, đó là đảng Cộng sản Việt Nam chọn sự an toàn. Người đứng
đầu chính phủ giai đoạn này phải tuyệt đối kiên định chủ nghĩa Mác – Lê và giữ
cho bằng được chế độ.
Việc chuyển giao công tác
lần này cũng nhằm tiễn cho nhanh các Ủy viên Bộ Chính trị và các Ủy viên Trung
ương không được tái cử đại hội XIII về vườn.
Dưới đây là danh sách mới
nhất, dự kiến nhân sự trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cùng
các ban ngành của Đảng. Nhìn chung, trong danh sách nhân sự này không có gì là
đột phá:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-31.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-19.jpg
Danh sách nhân sự dự kiến trong bộ máy lãnh đạo Nhà
nước, Chính phủ, Quốc hội, các ban ngành của Đảng. Nguồn riêng của Tiếng Dân
Vương Đình Huệ đành ngậm
ngùi “khăn gói” sang Quốc hội. Chiếc ghế phó chủ tịch QH “vô thưởng vô phạt”
dành cho Ủy viên BCT Trần Thanh Mẫn nhằm “cân đối” quyền lực cho hai miền
Nam-Bắc.
Ở bộ máy Chính phủ cũng
vậy, chức danh Phó Thủ tướng được san sẻ cho hai nhân vật phía Nam là Nguyễn
Hoà Bình và Lê Minh Khái.
Không ngoài dự đoán, Phan
Đình Trạc dù được cơ cấu bầu vào Bộ Chính trị, vẫn không đủ “tầm” và “lực” để
soán chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực từ Tô Lâm.
Một số nhân vật dính ít
nhiều bê bối, tai tiếng, vẫn vào được Trung ương khoá XIII để nắm vai trò lãnh
đạo đầu ngành tại Quốc hôi, Chính phủ: “Tiến sĩ chân vịt” Bùi Văn Cường, Bí thư
Hải Phòng ông Lê Văn Thành, “Bí thư biệt phủ” Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng “cá
tra” Nguyễn Văn Thể…
Một bất ngờ hiếm hoi,
Phùng Xuân Nhạ mặc dù rớt Ủy viên Trung ương, nhưng vẫn được ưu ái giữ ngồi lại
ghế Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Bản sao trường hợp Nguyễn Thị Kim Tiến tại
đại hội XII đã tái hiện.
Có điều tréo ngoe ở đây
là, có vị trí yêu cầu người giữ chức vụ phải là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nên kẻ
được “cơ cấu” chưa phải ĐBQH thì không được phê chuẩn dịp này, mà chờ… ứng cử
vào ĐBQH khoá XV.
Quan chức lẽ ra phải bàn giao ghế, nhưng buộc phải
ở lại đến khi bầu ra Quốc hội khoá mới. Đó là trường hợp Thượng tướng Trần Quang Phương, dự kiến thay ghế Phó
Chủ tịch Quốc hội của Đỗ Bá Tỵ và Trung tướng Trần Hồng Minh, thay ghế Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh của Võ Trọng Việt.
Tóm lại, dự kiến sắp xếp
nhân sự cấp cao lần này so với lần đầu tiên, ngay sau bế mạc đại hội XIII, cũng
không khác biệt là mấy. Chiếc bánh quyền lực đặc quyền, đặc lợi sẽ được chia
phần theo thế lực chính trị của mỗi cá nhân.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-32.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-20.jpg
Danh sách nhân sự dự kiến lần đầu, ngay sau bế mạc
Đại hội XIII
Rồi đây, chủ đề “mổ xẻ”
và dư âm về tân Thủ tướng Phạm Minh Chính, người được cho là “cha đẻ” của Luật
Đặc Khu sẽ khó dứt.
Ngày 8/6/2018, trang
Tiếng Dân có đăng bài của tác giả Hoàng Dũng: “Đề án Đặc khu Kinh tế do ông Phạm Minh Chính là tác giả, từng
dự định cho thuê đất đến 120 năm, chứ không phải 99 năm!”
Trước đó, ngày 15/5/2018,
tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đã diễn ra buổi hội thảo lấy ý kiến cho
Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú
Quốc, do Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND tỉnh này tổ
chức. Tại đây Phạm Minh Chính đã có câu nói lạnh người, đó là “biến các đặc khu thật sự là ‘lò thí nghiệm’ của thể chế“.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-21.jpg
Phạm Minh Chính (đứng) trong một hội thảo về… đặc
khu. Nguồn: Báo TT
Câu chuyện về chính trị
Việt Nam khác gì tranh vẽ theo trường phái siêu thực. Dân chúng hầu như không
được biết các thông tin và câu chuyện nội bộ của Đảng. Số ít trí thức có tâm,
có tầm, giờ cũng chọn im lặng, hơn là nghĩ đến một tương lai xã hội dân chủ
hơn. Một không khí ảm đạm, mặc kệ, mặc định việc đưa con thuyền Việt Nam đến
bến bờ nào là quyền của những người cộng sản đã tái cử và thắng cử trong danh
sách ở trên.
Con số 200 Ủy viên Trung
ương được gọi là “hiền tài của đất nước” có thật sự là đại diện của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động? Chắc chắn là không rồi.
Nhờ các cuộc thanh trừng
nội bộ, dân chúng mới biết được “phần nổi của tảng băng chìm” tham nhũng. Chỉ
riêng khoá XII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã có gần 100.000 đảng viên (có chức có
quyền), hàng chục Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị “nhúng chàm”. Con số
tướng lĩnh công an, quân đội và cán bộ cao cấp bị khởi tố, ra toà là nhiều vô
kể.
Dân tình bị bịt miệng,
không dám lên tiếng. Đòn roi tra tấn, gông cùm, nhà tù và những bản án Trời đất
cũng… kinh, đang sẵn sàng giáng xuống thần dân vô tội nào dám mở môi phản biện.
Đại hội XIII có thật sự
“thành công rực rỡ” như lời ông Trọng, hàng ngũ lãnh đạo cấp cao và hệ thống
tuyên giáo khổng lồ của Đảng reo hò suốt cả tháng nay không?
Xin không bình luận thêm,
mà chỉ ghi lại nguyên văn một đoạn trong bài viết trên Facebook cá nhân của
ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, như một tiếng thở dài:
“Không hiểu sao, sau
thành công rực rỡ của Đại hội, tôi không còn một chút hứng thú bàn luận về
chính trị, về thời cuộc. Hệt như khi bắt gặp ánh mắt người yêu nhìn đắm đuối
một chàng sáu múi và buông một tiếng thở dài khe khẽ. Tất cả cảm xúc tụt đi đâu
mất, chỉ còn một mình với trống vắng“.
No comments:
Post a Comment