Đụng
độ ngoại giao tại hội nghị cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska
19/03/2021
https://gdb.voanews.com/86711CF2-006D-4E99-BD7F-208D2FE43627_w1023_r1_s.jpg
Ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken (thứ 2 bên phải) cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan
(phải), tại bàn hội nghị đối diện ông Dương Khiết Trì (thứ 2 bên trái) và Ngoại
trưởng TQ Vương Nghị (trái), tại phiên khai mạc hội nghị Mỹ-Trung ở Anchorage,
Alaska, 18/3/2021.
Cuộc họp Mỹ-Trung cấp cao
đầu tiên của chính phủ Biden đã có một khởi đầu nảy lửa hôm thứ Năm 18/3, trong
bối cảnh hai bên công khai chỉ trích các chính sách của nhau, một cảnh tượng mà
hãng tin Reuters cho là hiếm thấy, thể hiện mức độ căng thẳng trong mối quan hệ
song phương.
Thời gian dẫn tới cuộc
hội đàm tại thành phố Anchorage, bang Alaska diễn ra tiếp theo sau chuyến đi
của các quan chức Mỹ tới thăm các đồng minh Nhật Bản và Hàn quốc, được đánh dấu
bằng một loạt động thái của Washington cho thấy lập trường cứng rắn của Mỹ, và
những lời lẽ gay gắt của Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ bàn về những quan ngại
sâu sắc của chúng tôi về những hành động của Trung Quốc, kể cả ở Tân Cương,
Hong Kong, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ, hành động cưỡng ép
kinh tế đối với các đồng minh của chúng tôi,” Ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken nói với các đồng cấp Trung Quốc.
Ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu Trung
Quốc, đã đáp lại bằng một bài
diễn văn dài 15 phút, công kích “nền dân chủ đang chật vật phấn đấu” của Mỹ,
cách đối xử tồi tệ với các nhóm thiểu số, đồng thời chỉ trích chính sách ngoại
giao và chính sách thương mại của Mỹ.
“Hoa Kỳ đã dùng sức mạnh quân sự và
tài chính của mình làm cánh tay dài để phán xét và đàn áp các nước khác,” ông Dương nói thêm
rằng Hoa Kỳ lạm dụng cái gọi là “khái niệm an ninh quốc gia để cản trở các giao
dịch thương mại bình thường, và kích động một số nước tấn công Trung Quốc.”
Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc
là “nặng phần trình diễn” trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc quy lỗi
cho các quan chức Mỹ là “nói dông dài và không mến khách.”
Cả hai bên tố nhau là “vi
phạm quy tắc ngoại giao” khi nói quá dông dài trong phần phát biểu khai mạc
trước truyền thông quốc tế.
Tuy vậy hai bên mở một phiên họp khác vào chiều tối thứ Năm, một quan chức cấp cao của chính phủ Biden mô
tả buổi họp đầu tiên này là “có nội dung, nghiêm túc, và thẳng thắn.”
Quan chức Mỹ nói:
“Chúng tôi đã dùng buổi họp này như đã hoạch định,
để phác họa những lợi ích và ưu tiên của chúng tôi, và lắng nghe các vị đồng
cấp của chúng tôi trình bày những ưu tiên và lợi ích của họ.”
Quan chức này cho biết là
một buổi họp thứ 3 đã được
lên kế hoạch cho sáng thứ Sáu 19/3.
Trong khi về phần lớn
chính phủ Biden chưa hoàn tất đường hướng chính sách đối với Trung Quốc, kể cả
giải quyết như thế nào vấn đề áp thuế lên các sản phẩm Trung Quốc mà chính phủ
Trump đã thực thi, chính phủ Biden cho tới nay nhấn mạnh tầm quan trọng của các
giá trị dân chủ, và những hành động vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc.
Trung Quốc mạnh mẽ chống
đối việc Mỹ can thiệp vào “các vấn đề nội bộ” của họ, như vấn đề Đài Loan, Hong
Kong và Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Đài Loan
cho biết họ trông đợi Hoa Kỳ sẽ cho họ biết những gì xảy ra tại các cuộc hội
đàm.
Những điểm bất đồng
Washington nói chuyến
công du châu Á của Ngoại trưởng Blinken trước cuộc đối thoại ở Alaska, cũng như
việc Mỹ tham khảo với EU, Ấn Độ và các đối tác khác, cho thấy Hoa Kỳ đã củng cố
được vị thế để trực diện với Trung Quốc từ khi ông Biden lên nhậm chức vào
tháng 1 năm 2021.
Nhưng cả hai bên dường
như vẫn bất đồng ý kiến về rất nhiều khía cạnh của cuộc hội đàm.
Hai bên không đồng thuận
với nhau ngay cả về tính chất cuộc gặp gỡ. Trung Quốc nhấn mạnh đây là một cuộc
“đối thoại chiến lược”, dựa trên các cơ chế song phương trong quá khứ, trong
khi phía Hoa Kỳ bác bỏ quan điểm đó, nói rằng đây chỉ là một lần họp duy nhất
để thảo luận các vấn đề.
Tại các cuộc thảo luận
hôm thứ Năm, Ủy viên Quốc vụ viện và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chất
vấn ông Blinken về liệu việc Mỹ loan báo các biện pháp chế tài trước cuộc gặp
gỡ, có là hành động cố ý?
Washington từng nói rằng
họ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc khi nào làm như vậy phù hợp với các lợi ích
của Mỹ, chẳng hạn chính sách về biến đổi khí hậu, hay ứng phó với đại dịch,
chẳng hạn. ông Blinken nói Washington hy vọng thấy Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng
của mình đối với Triều Tiên để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Bà Bonnie Glaser, chuyên
gia về các vấn đề Á Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS,
nói những tuyên bố cứng rắn của cả hai bên trong thời gian dẫn tới cuộc họp tạo
ra một rủi ro khiến cuộc hội đàm trở thành một cuộc đốp chát trong đó hai bên
tố cáo lẫn nhau, và đưa ra những đòi hỏi của mình.
Bà Glaser nói:
“Cả hai, không có bên nào
hưởng lợi nếu cuộc hội đàm là một thất bại.”
------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
Ngoại
trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc ‘cưỡng ép và hung hãn’ trong chuyến công du châu
Á đầu tiên
16/03/2021
Đông
Nam Á trong mắt Trung Quốc: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông
15/03/2021
Hoa
Kỳ yêu cầu Trung Quốc cải thiện quan hệ với Úc
------------------------------------------
VIDEO :
Mỹ và Trung
Quốc khẩu chiến dữ dội tại cuộc họp ở Alaska
Đinh
Quang Anh Thái
19/03/2021
https://www.youtube.com/watch?v=bPDeBW0by_8
No comments:
Post a Comment