Thỏa
thuận đầu tư EU –Trung Quốc bị chết lâm sàng vì các đòn trừng phạt nhau
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 24/03/2021
- 14:04
Từ đầu tuần này, quan hệ ngoại giao giữa Liên Hiệp
Châu Âu (EU) và Trung Quốc bất ngờ bùng lên căng thẳng với những màn trừng phạt
đáp trả ăn miếng trả miếng của Bruxelles và Bắc Kinh. Thế cân bằng trong tam
giác quan hệ chiến lược Mỹ-EU-Trung Quốc mà châu Âu muốn duy trì có nguy cơ bị
phá vỡ. Một trong những hệ lụy thấy ngay là thỏa thuận đầu tư giữa Liên Hiệp
Châu Âu và Trung Quốc vừa đạt được cách đây ba tháng có thể bị tổn hại.
https://s.rfi.fr/media/display/2443a554-8c98-11eb-9fed-005056a964fe/w:1280/p:16x9/000_8XX6KG.webp
Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình (trên bên trái) và các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu tham dự, qua cầu
truyền hình, lễ ký kết thỏa thuận đầu tư song phương. Ảnh màn hình tại trụ sở
LHCA, Bruxelles, Bỉ, ngày 30/12/2020. AFP - JOHANNA GERON
Cuộc chiến ngoại giao giữa
hai bên bắt đầu từ hôm thứ Hai, 22/03, EU quyết định trừng phạt 4 quan chức và
thực thể Trung Quốc dính líu đến các vụ truy bức người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở
Tân Cương. Ngay lập tức Bắc Kinh đáp trả bằng cách nhân đôi số lượng đối tượng
bị trừng phạt lên thành 10 nhân vật và tổ chức của Liên Âu, trong đó có 5 nghị
sĩ châu Âu với lý do « xâm hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của
Trung Quốc… »
Chính quyền Trung Quốc
còn cho triệu mời đại sứ của EU để quở trách cùng với hàng loạt tuyên bố của
các quan chức ngoại giao đòi châu Âu « sửa chữa sai lầm, chấm dứt
đối đầu, không để thiệt hại thêm nữa quan hệ Trung Quốc - Châu Âu »,
phát ngôn của một thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại
Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh còn tuyên bố trước báo giới tại Bắc Kinh rằng nếu
tiếp tục, các nước châu Âu « sẽ phải trả giá cho những hành động dại dột
và ngạo mạn của mình » và thậm chí đe dọa hủy thỏa thuận bảo hộ đầu tư
mà hai bên đã ký hồi cuối tháng 12 năm ngoái. Cùng lúc, Nghị Viện Châu Âu hôm
thứ Ba (23/03) đã hủy phiên họp dự kiến thảo luận để thông qua Thỏa thuận Toàn
bộ về Đầu tư (CAI) đã ký với Trung Quốc để phản đối các trừng phạt của Bắc
Kinh.
Thỏa thuận về bảo hộ đầu
tư được hai bên đúc kết sau 7 năm thương lượng khó khăn, EU khi đó do Đức là chủ
tịch luân phiên, đã đánh giá thỏa thuận ký với Bắc Kinh là một chiến thắng ngoại
giao, mở đường cho các công ty của châu Âu tiếp cận thị trường 1,5 tỷ dân Trung
Quốc.
Điểm mấu chốt là thỏa thuận
trên vẫn phải thông qua khâu phê chuẩn ở Nghị Viện. Ngay từ đầu thỏa thuận cũng
đã gây không ít tranh cãi ngay tại định chế của châu Âu. Nhiều tiếng nói cho rằng
Bruxelles đã nhượng bộ Bắc Kinh về các hồ sơ đàn áp ở Tân Cương hay Hồng Kông
và bị coi như là động thái rời xa đồng minh Hoa Kỳ. Bản thân chính quyền
Washington, của Donald Trump cũng như của Joe Biden giờ đây không hề muốn có thỏa
thuận này của châu Âu.
Với những biến động ngoại
giao giữa Trung Quốc và EU như đã thấy thì có vẻ như thỏa thuận đầu tư này đang
bị rơi vào tình trạng chết lâm sàng, vì trong số những chính khách châu Âu bị Bắc
Kinh cho vào danh sách đen trừng phạt có 5 nghị sĩ và trong số này lại có một
nhân vật rất có ảnh hưởng đến quan hệ của Liên Âu với Bắc Kinh. Đó là nghị sĩ
Reinhard Butikofer, chủ tịch nhóm nghị sĩ chuyên trách về Trung Quốc.
Mức độ và quy mô trừng phạt
của Bruxelles đối với Bắc Kinh không phải là lớn, nhưng đó là những đòn trừng
phạt đầu tiên kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 và nhất là quyết định của
Liên Âu ngay lập tức đã được Anh, Canada và Hoa Kỳ phối hợp hưởng ứng như một dấu
hiệu mặt trận chung phương Tây nhằm ngăn chặn đà bành trướng ảnh hưởng của
Trung Quốc đã thành hình.
Sau 4 năm nước Mỹ của ông
Donald Trump đi theo chủ nghĩa biệt lập với khẩu hiệu « nước Mỹ trên hết »,
mâu thuẫn nghiêm trọng với các đồng minh, Châu Âu khi đó buộc phải tìm kiếm một
chiến lược tự chủ không muốn bị chi phối bởi cuộc cạnh tranh Trung–Mỹ cũng như
không muốn bị coi là chạy theo đuôi Mỹ. Châu Âu, với đầu tàu là Pháp
và Đức vẫn tuyên bố Trung Quốc là đối tác sống còn về kinh tế nhưng cũng là đối
thủ mang tính hệ thống còn Mỹ là đồng minh chiến lược.
Châu Âu cho rằng khối này
phải mạnh mẽ và dám đối đầu với Trung Quốc trong một số lĩnh vực nhất định thì
mới được Trung Quốc tôn trọng, qua đó mới duy trì được lợi thế và lợi ích trong
quan hệ với Trung Quốc. Điều này đã thể hiện rất rõ trong các tuyên bố cứng rắn
mà lần đầu tiên EU nêu ra trong các vấn đề như Hồng Kông, Tân Cương hay tự
do hàng hải ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Sau khi đắc cử tổng thống,
ông Joe Biden hứa đưa nước Mỹ trở lại gánh vác các vấn đề lớn của thế giới và
làm sống lại quan hệ đồng minh, những hoạt động ngoại giao cấp tập của
Washington với các đồng minh gần đây cho thấy « nước Mỹ đang trở lại »
với các đồng minh. Ngày mai 25/03, tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc họp
thượng đỉnh qua truyền hình với các lãnh đạo châu Âu. Một trong những trọng tâm
cuộc họp vẫn là thiết lập một mặt trận rộng lớn đối phó với Trung Quốc. Giới
quan sát đang đặt ra câu hỏi liệu EU có tha thiết tìm kiếm tự chủ chiến lược
hay đã cảm thấy thuyết phục và ngả theo chính sách Mỹ ?
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Hồ
sơ Duy Ngô Nhĩ xen vào đàm phán thương mại Liên Âu-Trung Quốc
Lần
đầu tiên từ sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc bị Liên Âu trừng phạt
TRUNG
QUỐC - CHÂU ÂU - DUY NGÔ NHĨ
Người
Duy Ngô Nhĩ : Bắc Kinh trừng phạt 10 công dân châu Âu để trả đũa Bruxelles
No comments:
Post a Comment