THI
ĐUA TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH - HÀ ĐÔNG
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=958217688320753&id=100023975920044
Mười năm làm thầy giáo đã
khiến tôi phải chứng kiến bao nhiêu thứ kỳ dị trong giáo dục VN, một trong
những thứ ấy là "thi đua". Việc nhỏ nhưng hậu quả không nhỏ.
Để quản lý học sinh sao
cho chúng phải "ngoan", không quậy phá và luôn đi vào "nề
nếp" theo cái mà những người quản lý cho là tốt; họ dùng rất nhiều cách kể
cả những cách thô bạo lẫn vô lý. Ở đó có cả một cách được cả nền giáo dục này
chấp nhận như một sự tất nhiên và đúng đắn, đó là thi đua.
Thi đua đồng với việc xếp
hạng học sinh, xếp hạng lớp học... Thi đua nghĩa là có 1 cái mẫu và và nếu ai
"học tập và làm theo" đúng nhất với cái mẫu ấy coi như có phẩm chất
tốt nhất. Cái lối tư duy này rất phản giáo dục vì nó triệt tiêu cá nhân, hủy
hoại cá tính và tạo ra hiện tượng đúc khuôn, đồng phục trong giáo dục.
Điều ấy đã là một tai
họa, nhưng chưa hết nếu ta nhìn vào cái cách làm thi đua của họ. Một học sinh
"phạm lỗi" thì cả lớp phải chịu trách nhiệm. Lớp ấy có thể bị tụt
hạng, bị phê bình. Và tất nhiên giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về
tất cả những hậu quả ấy; và cũng tất nhiên, người giáo viên đó sẽ không bao giờ
muốn bị chỉ trích hay sỉ nhục hoặc bị đe dọa quyền lợi. Cô ấy sẽ không những xử
phạt học sinh phạm lỗi kia mà còn quy trách nhiệm cho nhiều bạn khác vì đủ mọi
lý do mà những người lớn thông thái có thể nghĩ ra được. Nhà trường thì không
cần biết ai đã vi phạm, họ chỉ quan tâm lớp ấy bị trừ bao nhiêu điểm và ai là
giáo viên chủ nhiệm.
Trong buổi lễ chào cờ
ngày thứ 2 và rất nhiều "dịp" khác, người ta sẽ đọc bảng tổng sắp và
"phê bình" các LỚP xếp cuối. Cả cái lớp đó! Như thế, 40-50 con người
sẽ bị phán xét về đạo đức về ý thức về tư cách, và những đứa trẻ con yếu thế ấy
phải cúi đầu mà nhận lấy, không thể kêu ca hay phản kháng gì. Hậu quả của việc
này là khủng khiếp. Nó khiến những đứa trẻ "vi phạm nề nếp" không
thật sự ý thức được lỗi lầm của mình, đồng thời chúng lại mang tâm lý tội lỗi
cùng cực. Không những thế, cách làm này còn khiến những đứa trẻ vô tội bỗng
dưng trở thành có tội, đó là một sự vu khống khốn nạn. Nó làm cho những người
tốt bị vu oan và chịu sự bất công. Dần dần, chúng thấy sự bất công ấy là dĩ
nhiên, chúng sẽ sớm hành xử bất công với cuộc đời thôi.
Trước áp lực từ nhiều
phía, những đứa trẻ này sẽ sẵn sàng nói dối, bao che, dựng hiện trường...; hoặc
chúng sẽ "đấu tố" "vạch mặt", thù ghét nhau...Tóm lại,
chúng sẽ đối phó bằng những cách tiêu cực để tự bảo vệ mình trước các "thế
lực thù địch". Thêm một lần nữa chúng bị hủy hoại.
"Ai làm nấy
chịu", tôi nghĩ cái nguyên tắc sơ đẳng này người ta không thể không biết.
Nhưng tại sao họ lại bắt tập thể phải chịu trách nhiệm? Vì họ tinh quái, họ
biết rằng làm cách ấy sẽ dễ dàng quản lý được cả một đám người mà không cần mất
nhiều công sức. Như thế, từ chỗ làm giáo dục, họ sẽ thực hiện những hành vi phá
hủy nhân cách con người. Và điều khiến chúng ta phải thấy phẫn nộ là: cái đám
người lớn kia, ở đây chủ yếu là những người quản lý trong hệ thống gd và trường
học, đã biết nhưng vẫn cố tình làm. Đó là cái ác, một cái ác ghê rợn không thể
biện minh.
Cái khúc xương bê tông
Cát Linh - Hà Đông siêu đắt đỏ và vô dụng đang nằm lù lù giữa lòng thủ đô hàng
thập kỷ qua mà không có kẻ nào bị ném vào tù hay bị lôi ra bắn bỏ có làm chúng
ta liên hệ gì tới cái cách chịu trách nhiệm trong thi đua học đường? Chúng rất
giống nhau, tất cả đều chịu trách nhiệm nhưng không ai có tội cả.
"Chịu trách nhiệm
tập thể" là một cái gì vừa mờ mịt vừa ma quái; vừa ngu ngốc vừa quỷ
quyệt.. Đó là một phương cách cai trị của "lũ người quỷ ám".
Cách cai trị ấy tạo ra
"con người đồng phục". Xã hội đồng phục không những triệt tiêu nhân
tính và nguồn lực con người cho kiến thiết xã hội; mà còn nhân bản cái xấu cái
ác với cường độ và trường độ khủng khiếp đủ làm tiêu ma mọi giá trị chỉ trong
một thời gian ngắn như ta đang thấy trên đất nước này.
Một xã hội văn minh là xã
hội thượng tôn pháp luật. Là luật pháp chứ không phải ý chí của bất cứ tổ chức
hay đảng phải nào cả, càng không phải ý chí của cá nhân. Nhưng xã hội VN thì
ngược lại, nó cai trị bằng đường lối chuyên chế, từ học đường trở đi. Người ta
lập ra nội quy nhưng xử lý bằng cảm tình, lập ra luật pháp nhưng quản trị bằng
chỉ thị.
Ít nhất, bộ giáo dục phải
có trách nhiệm cứu lấy những đứa trẻ khỏi bàn tay của bọn ngu dốt và độc ác
bằng cách quy chuẩn hóa và có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những hiệu
trưởng và người làm quản lý gd nói chung nếu chúng còn tiếp tục thực hiện những
hành vi phi nhân này.
Nhà giáo, phụ huynh và
cộng đồng nói chung không thể im lặng để tiếp tục tiếp tay cho cái ác được nữa.
TH
No comments:
Post a Comment