Friday, 26 March 2021

TẠI SAO NƯỚC ANH KHÔNG THỂ CÔNG NHẬN SỰ THẬT VỀ WINSTON CHURCHILL? (Priyamvada Gopal - The Guardian)

 



Tại sao nước Anh không thể công nhận sự thật về Winston Churchill?   

Priyamvada Gopal

Trà Mi dịch thuật

POSTED ON MARCH 19, 2021

http://ec2-54-213-87-54.us-west-2.compute.amazonaws.com/2021/03/19/tai-sao-nuoc-anh-khong-the-cong-nhan-su-that-ve-winston-churchill/

 

Dường như không có gì có thể được phép làm hoen ố huyền thoại quốc gia — như tôi đã thấy khi tổ chức một cuộc tranh luận ở Cambridge về khía cạnh u ám của ông ấy

 

https://i.guim.co.uk/img/media/f85bfb17f4c086581457b2ae5354b78ad7123b3b/954_150_2093_1255/master/2093.jpg?width=445&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=398a7fcab61deae31dd9dd4e7e598a1e

Winston Churchill phát biểu tại sân đá banh Wolverhampton năm 1949. Ảnh: Mark Kauffman/The LIFE Picture Collection/Getty Images

 

Sự im lặng đáng kinh ngạc trước ​​một trong những nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước Anh. Bạn đọc có thể say mê không ngừng về việc Winston Churchill “một mình” đánh bại Hitler. Nhưng đề cập đến quan điểm của ông ấy về chủng tộc hoặc các chính sách thuộc địa của ông ta, và bạn sẽ ngay lập tức bị nhận chìm trong những một loạt những lời nói cay độc.

 

Trong một biển sách viết về tiểu sử đáng kính của Churchill, hầu như không có cuốn sách nào xem xét nghiêm túc vấn đề phân biệt chủng tộc của ông đã được ghi lại bằng tài liệu. Dường như không có gì có thể được phép làm phức tạp, chứ đừng nói đến chuyện làm hoen ố, huyền thoại dân tộc về một anh hùng hoàn mỹ: một thần tượng đã “cứu nền văn minh của chúng ta”, như Boris Johnson tuyên bố, hay “toàn bộ nhân loại”, như David Cameron đã nói. Đưa ra một nhận định không thoải mái về quan điểm của ông ta về quyền tối cao của người da trắng và những người như Piers Morgan sẽ hỏi: “Tại sao bạn sống ở đất nước này?”

 

Không phải ai cũng hài lòng khi được yêu cầu im lặng vì họ sẽ “nói tiếng Đức” nếu không có Churchill. Nhiều người muốn biết thêm về các nhân vật lịch sử mà họ phải ngưỡng mộ không phê bình. Các cuộc biểu tình Black Lives Matter vào tháng 6 năm ngoái — trong đó nhóm chữ “phân biệt chủng tộc” được sơn bằng chữ đỏ trên bức tượng của Churchill ở Công trường trước Quốc hội, đi kèm với đồi hỏi được giáo dục nhiều hơn về chủng tộc, đế chế và những nhân vật có bức tượng đứng sừng sững trong cảnh quan của chúng ta ngay nay.

 

Tuy nhiên, việc đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn đã bị làm khó dễ. Các học giả nghiên cứu về những khía cạnh kém nổi tiếng của Churchill bị đối xử thô bạo. Lấy trường Churchill College, Cambridge, nơi tôi là giảng viên làm ví dụ. Để đáp lại lời kêu gọi cung cấp thông tin đầy đủ hơn về người sáng lập, trường đã tổ chức một loạt các sự kiện về Churchill, Đế chế và Chủng tộc. Gần đây tôi đã chủ tọa buổi thứ hai trong những sinh hoạt này, một cuộc thảo luận hội thảo về “Những hậu quả về chủng tộc của ông Churchill”.

 

Ngay cả trước khi nó diễn ra, cuộc thảo luận này đã nhiều lần bị cáo buộc trên các tờ báo lá cải và trên mạng xã hội là “ngu ngốc”, một “vụ ám sát nhân vật” nhằm “tra tấn” người đàn ông vĩ đại. Những bức thư xúc phạm gởi tới trường đại học nói rằng đây là quyền tự do học thuật đã đi quá xa, và sự kiện này nên bị hủy bỏ. Các diễn giả và tôi, tất cả các học giả và là người da màu, đã phải hứng chịu những bức thư căm thù ác ý, những lời xỉ vả và đe dọa phân biệt chủng tộc. Chúng tôi bị buộc tội phản quốc và vu khống. Một phóng viên cảnh cáo rằng tên của tôi đang được chuyển tới sĩ quan chỉ huy của một căn cứ Không quân Hoàng gia gần nhà tôi.

 

Trường đại học hiện đang phải chịu áp lực nặng nề để ngừng thực hiện những sự kiện này. Sau cuộc hội thảo gần đây, viện chính sách cánh hữu Policy Exchange, có ảnh hưởng trong giới chính phủ — và tuyên bố ủng hộ quyền tự do ngôn luận và quan điểm gây tranh cãi trong đại học — đã đăng một bài “đánh giá” về sự kiện này. Lời nói đầu do Nicholas Soames, cháu của Churchill, viết tuyên bố rằng ông hy vọng bài đánh giá sẽ “ngăn chặn một sự kiện không trung thực về mặt trí tuệ như vậy được tổ chức tại Đại học Churchill trong tương lai — và, người ta có thể hy vọng ở nơi khác.”

 

https://i.guim.co.uk/img/media/77f76ff250bccb086ac68317daa23afbcb141740/1536_326_2627_1577/master/2627.jpg?width=460&quality=85&auto=format&fit=max&s=87a7caca9c5d4881daf7f3df79b20827

Văn phòng Thủ tướng Anh có cái nhìn thoải mái khi Biden loại bỏ tượng bán thân Churchill khỏi Phòng Bầu dục

 

Thật mỉa mai. Chính phủ và giới truyền thông cho chúng ta biết rằng “hủy bỏ văn hóa” là một sự áp đặt của phe học giả cánh trái. Tuy nhiên, thực tế ở đây việc thực tế “hủy bỏ văn hóa” đã ngăn cản sự gắn bó trung thực với lịch sử nước Anh. Churchill là một nhân vật lãnh đạo thời chiến được ngưỡng mộ, người đã kịp thời nhận ra mối đe dọa của Hitler và đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của quân đồng minh. Có thể công nhận điều này mà không cần phủ nhận mặt kém lành tính của ông ấy. Các học giả tại hội luận Cambridge – Madhusree Mukerjee, Onyeka Nubia và Kehinde Andrews — đã thu hút sự chú ý đến chủ trương kiên quyết của Churchill đối với chế độ thực dân Anh; vai trò đóng góp của ông trong nạn đói thảm khốc ở Bengal năm 1943, trong đó hàng triệu người chết một cách không cần thiết; sự quan tâm của ông ấy đối với thuyết ưu sinh; và quan điểm của ông ấy, về chủng tộc, quá thoái hoá ngay cả với thời đại của ông ta.

 

https://i.guim.co.uk/img/media/d220052c5a920b6271bbbd70b1de3ccefa258ab3/0_346_4211_2527/master/4211.jpg?width=445&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=e476389b57f37d9c241c1088e067114d

Nạn đói năm 1943 ở Bengal, giết chết khoảng 3 triệu người. Ba hàng người Ấn Độ đang đói lê chân đến một “bếp súp” ở Calcutta trong nạn đói, khoảng năm 1943. Thường, người đói chết trước khi họ có thể nhận được thức ăn. Ảnh: Bettmann/Bettmann Archive

 

Churchill được ghi nhận là đã ca ngợi “người gốc Aryan” và nhấn mạnh rằng “một chủng tộc mạnh hơn, một chủng tộc cấp cao hơn” sẽ thay thế cho các dân tộc bản địa là đúng. Được biết, ông không nghĩ rằng “người da đen có khả năng hoặc hiệu quả như người da trắng”. Vào năm 1911, Churchill đã cấm các trận đấu quyền anh giữa các sắc tộc để các võ sĩ da trắng không bị nhìn thấy thua trước người da đen. Ông nhấn mạnh rằng Anh và Mỹ chia sẻ “ưu thế Anglo-Saxon”. Ông mô tả những người vận động chống thực dân là “những kẻ man rợ được trang bị ý tưởng”.

 

Ngay cả những người cùng thời với ông cũng nhận thấy quan điểm của ông về chủng tộc gây sốc. Trong trường hợp Churchill cứng rắn chống lại việc cứu trợ nạn đói cho Bengal, bộ trưởng Bộ thuộc địa, Leo Amery, nhận xét:  “Về vấn đề Ấn Độ, Winston không hoàn toàn lành mạnh… Tôi không thấy có nhiều khác biệt giữa cách nhìn của ông ấy và Hitler.”

 

Chỉ vì Hitler là một kẻ phân biệt chủng tộc không có nghĩa là Churchill không thể là một người như vậy. Rốt cuộc, nước Anh tham gia cuộc chiến vì nước này phải đối mặt với một mối đe dọa hiện sinh — chứ không phải nguyên thủy vì nó không đồng ý với hệ tư tưởng của Đức Quốc xã. Nhận thấy mối quan hệ giữa tư duy chủng tộc thuộc địa và Đức Quốc xã, các nhân vật lãnh đạo châu Phi và châu Á đã truy vấn các tiêu chuẩn kép của Churchill trong việc kiên quyết từ chối quyền tự quyết đối với các thần dân thuộc địa cũng đang chống lại Hitler.

 

Cần nhắc lại rằng sự tôn thờ không phê phán  Churchill ngày nay đã không được nhiều người dân Anh chia sẻ vào năm 1945, khi họ hất ông ra khỏi chức vụ trước khi chiến tranh kết thúc. Nhiều cộng đồng thuộc tầng lớp lao động ở Anh, từ Dundee đến miền nam xứ Wales, cảm thấy rất căm hận Churchill vì ông sẵn sàng huy động lực lượng quân sự trong các cuộc tranh chấp kỹ nghệ. Gần đây nhất là năm 2010, hội đồng cộng đồng Llanmaes đã phản đối việc đổi tên một căn cứ quân sự thành Churchill Lines.

 

Đánh giá phê bình không phải là “ám sát nhân vật”. Nhờ tư tưởng nhóm về “sự sùng bái của Churchill”, cố thủ tướng đã trở thành một nhân vật thần thoại hơn là một nhân vật lịch sử. Để giảm bớt những hàm ý trong quan điểm của Churchill về chủng tộc — hoặc gợi ý một cách ngớ ngẩn, như Policy Exchange đã làm, rằng những từ ngữ phân biệt chủng tộc của ông có nghĩa là “điều gì đó khác với định nghĩa thông thường của chúng” — nói với tôi rằng có thiếu sót lớn về sự  trung thực và can đảm.

 

Sự thất bại không can đảm này gắn liền với một ác cảm rộng rãi hơn đối với việc kiểm tra đế chế Anh một cách trung thực, có lẽ vì sợ hãi những gì nó có thể nói về nước Anh ngày nay. Một cuộc trò chuyện quốc gia cần thiết về Churchill và đế chế mà ông đã hết lòng gắn bó là một cách cần thiết để phá vỡ sự im lặng không thể chấp nhận được này.

 

https://pbs.twimg.com/profile_images/1276639299451203584/bZKBg355_400x400.jpg

Tác giả • Priyamvada Gopal là học giả và là tác giả của Insurgent Empire: Anticolonial Resistance and British Dissent

 

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


 

Nguồn: Why can’t Britain handle the truth about Winston Churchill? | Priyamvada Gopal | The Guardian | Mar. 17, 2021.

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats