Sự
kiện Gạc Ma 14-3-1988: nhìn từ thế giới bên ngoài
14/03/2021
.
https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2021/03/gacma.png
Giới đấu tranh thắp
nhang tưởng niện 64 chiến sĩ tử trận Gạc Ma
Kể từ cuộc chiến tranh
Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ
Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số
cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, lịch sử tranh
chấp ở Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận các sự kiện nghiêm trọng, như vụ chìm tàu
chiến Cheonan của Hàn Quốc vào năm 2010, có lẽ là do ngư lôi của Triều Tiên và
chuyện pháo kích vào một phần tranh chấp của biên giới giữa Campuchia và Thái
Lan vào năm 2008-2011, gần ngôi đền cổ Preah Vihear.
Tất cả những điều xảy ra,
đều nhắc các nhà quan sát về việc đáng lo nhất, có thể sẽ tái diễn trong tương
lai gần là cuộc thảm sát tự do giữa tàu chiến Trung Quốc và binh lính Việt Nam,
vốn được trang bị vũ khí rất kém vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, tại Johnson Reef
thuộc khu vực Trường Sa, phía nam Biển Đông. Các đảo nhỏ nằm rải rác ở Trường
Sa được Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền, hầu hết trong số
đó là của Philippines, và một số của Malaysia và Brunei.
Khi lực lượng hải quân
Trung Quốc tiến đến đó vào năm 1987-1988, tất cả các đảo nhỏ đã bị các quốc gia
khác chiếm đóng. Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã không
tìm cách chiếm giữ các đảo nhỏ từ những người đã nắm giữ chúng, mà thay vào đó
chiếm hữu một số rạn san hô dưới nước hoặc độ cao thủy triều thấp, phần lớn
không có người đặt chân đến.
Khi các tàu chiến của
Trung Quốc đến gần Johnson Reef (Gạc Ma), gần đảo Sin Cowe (Sinh Tồn) do Việt
Nam quản lý, Việt Nam đã cử một tàu nhỏ đến để ngăn chặn sự xâm lược của Trung
Quốc và chiếm giữ đá ngầm. Một số bộ đội lội lên bãi đá ngầm và cắm cờ Việt Nam
trước. Dĩ nhiên, Trung Quốc coi đây là một hành động khiêu khích vì mọi rạn san
hô trên biển Đông, theo quan điểm của họ được giáo dục truyền đời, đều thuộc về
Trung Quốc.
Vì vậy, các tàu Trung
Quốc đã áp sát. Một mệnh lệnh dứt khoát từ tàu của Trung Quốc vang lên: ‘Bắn!’.
Ngay sau đó, gần như toàn bộ binh lính Việt Nam nằm chết hoặc bị thương dưới
nước. Tàu Trung Quốc sau đó nã pháo vào tàu Việt Nam khiến thuyền viên của họ
bị chìm. Hơn sáu mươi người Việt Nam đã chết trong ngày hôm đó. Có những tin
tức từ Việt Nam nói rằng phía bộ đội đã xin lệnh đánh trả, dù khả năng không
thể, nhưng vẫn không được cho phép. Đó là nguyên nhân của cuộc thảm sát tự do.
Năm 2009, một bộ phim có
cảnh quay của chính quyền Trung Quốc về sự kiện này, được đưa lên mạng một cách
có chủ ý, bộ phim này nhanh chóng trở thành “danh hiệu hào hùng” đối với cư dân
mạng Trung Quốc, đặc biệt với thế hệ trẻ Trung Quốc được giáo dục yêu nước theo
kiểu cực đoan. Giờ đây, nếu vào những trang youtube như vậy, bạn sẽ thấy những
ngôn ngữ tán thưởng cuộc thảm sát đó ra sao.
Sau đó, người ta thấy
Việt Nam cũng lấy lại và bổ sung đoạn phim từ các sự kiện tưởng niệm sau này
tại đảo Sin Cowe để tôn vinh các liệt sĩ, và kể về cách những người lính trẻ
Việt Nam ngày nay sẵn sàng chiến đấu và hy sinh nếu Trung Quốc tấn công lần
nữa.
Nhưng có lẽ không có
chuyện Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho những cuộc xung đột đơn giản như vậy nữa.
Tại trang web của Tổ chức
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), bạn có thể thấy Bãi đá ngầm Gạc Ma
ngày xưa và sáu bãi đá ngầm khác ở trong khu vực Trường Sa, do Trung Quốc kiểm
soát – ngày nay trông như thế nào. Chúng không còn là những rạn san hô ngập
nước mà là những hòn đảo nhân tạo được xây dựng hoàn chỉnh với sân bay trực
thăng, bến cảng, hải đăng và nhà ở, thậm chí có thể rồi sẽ có thêm các hệ thống
phi tiễn với đường bay đủ đe dọa cả Sài Gòn và Đà Nẳng của Việt Nam.
Hãy nhớ lại từ những
thước phim Gạc Ma trông như thế nào vào năm 1988. Vào thời điểm đó, nó chỉ được
nhìn thấy như một khu vực phẳng lặng của nước yên tĩnh kỳ lạ được bao quanh bởi
những con sóng lớn, vỡ vụn. Trong số các kịch bản khả dĩ nhất có thể xảy ra cho
chiến tranh bùng nổ ở Đông Á ngày nay, chính là một cuộc đụng độ khác trên các
đảo nhỏ đang tranh chấp ở Biển Đông, mà bài học Gạc Ma là một điển hình.
Năm ngoái, các quan chức
PLA và các học giả Trung Quốc thẳng thắn trao đổi về những xung đột tiềm tàng
đối với 25 chốt giữ kiên cố mới được dựng lên của Việt Nam ở Trường Sa. Phía
các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc đã cười cợt về các hoạt động xây dựng, mà họ
gọi là “điên cuồng của người Việt Nam” trong những năm tháng sau cuộc đụng độ.
Họ nói rằng việc hủy diệt chỉ là thời điểm lựa chọn để khẳng định câu hỏi về
chủ quyền của Trung Quốc; đặc biệt khi sự phát triển hải quân của Việt Nam về
sau này bộc lộ quan hệ của nước này với Mỹ và các đồng minh phương Tây ngày
càng sâu sắc.
Một chiến lược gia của
PLA nói: ‘Người Việt Nam phải biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ
cố gắng kiềm chế chúng tôi thông qua những căn cứ nghèo nàn đó’. Gary Li, một
nhà phân tích cấp cao của IHS Fairplay ở London, cho biết tình hình ở Biển Đông
hiện đã khác rất nhiều so với năm 1988. Tin tức từ các phòng chiến lược Bắc
Kinh mỉa mai rằng nỗ lực tăng cường năng lực hải quân của Việt Nam đã làm cho
đường bờ biển của nước này vui nhộn như ‘phòng trưng bày bắn súng’ – có nghĩa
là sử dụng vũ lực để nắm lấy các rạn san hô và đảo san hô ngoài xa. ‘Khác với
năm 1988, các phòng triển lãm súng và phi tiễn mua từ Nga, có thể dễ dàng bị
tiêu diệt bất kỳ lúc nào’, Gary Li nói.
Thay vì lo đối phó với
Việt Nam, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng giữ vững không bị thách thức đối
với quần đảo Hoàng Sa, song song với chuyện khẳng định chủ quyền đối với Trường
Sa thông qua sự hiện diện tăng cường trên biển với các hạm đội tàu hải quân và
bán quân sự. Điều này có ích hơn và thể hiện chiến lược đường dài của Bắc Kinh.
‘So với thời điểm mà việc
chiếm đóng thực tế các đảo có nghĩa là tất cả, Trung Quốc đã phải chuyển chiến
lược của mình sang một trong những vị trí thống trị khu vực biển’. Ông Li nói,
‘miễn là Việt Nam không đặt các khẩu đội tên lửa hành trình và radar mở rộng,
hoặc hợp tác quá chặt chẽ với Mỹ, thì Trung Quốc có thể để yên cho họ, và toàn
tâm thực hiện chiến lược này ”, ông Li nói.
Trung Quốc sẽ có thể
thống trị khu vực bất kể các đảo thực tế và nó cũng sẽ cho phép họ bảo vệ bất
kỳ nỗ lực tăng cường nào để thăm dò tìm dầu trong những năm tới’, Ông Gary Li
khẳng định.
Trong khi hai quốc gia
Việt-Trung vẫn trò chuyện vui vẻ ở một mắt, và một mắt liếc về phía sau lưng
mình, thì người dân ở hai nước vẫn đấu với nhau trên mạng mỗi khi ngày 14-3
đến.
Ngoài Facebook, bạn hãy
xem các cảnh quay và bình luận trên YouTube bao gồm những lời bình từ Trung
Quốc chế nhạo mang tính dân tộc cực đoan và bao gồm cả khả năng tình dục yếu
kém khi Việt Nam để bộ đội bị thảm sát ở Gạc Ma (cách khiêu khích và lên giọng
nhiều hơn hẳn, so với các lời bình tương tự với vụ Trung Quốc chiếm đảo Hoàng
Sa 1974).
Khoảng 2 năm gần đây, khi
báo chí nhà nước của Việt Nam cho công khai phần nào, phát đi kỷ niệm gần đây
của cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979 và Gạc Ma – trong muốn tỏ thái
độ trong bối cảnh áp lực từ Bắc Kinh, một số bài viết đã nêu bật nỗ lực của các
liệt sĩ trẻ của hải quân. Điều này hoàn toàn mới, so với mối quan hệ Việt-Trung
từ 1990 đến nay, bao gồm tin từ Việt Nam có những tác phẩm ghi chép về sự kiện
Gạc Ma đã bị cấm ấn hành hay thu hồi, vì Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh.
Một nhà bình luận ở Trung
Quốc viết, được trích dẫn trên tờ SCMP: ‘Lịch sử máu của chúng ta đã thấm từng
hạt cát’, ngôn ngữ này như một lời nhắc nhở về cường độ phản ứng và yêu sách
của Việt Nam gần đây. Các trang blog của Trung Quốc cũng kể, chào mừng chiến
công Gạc Ma và nói rằng không được phép quên. Thậm chí, dư luận cực đoan còn so
sánh nó với một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai với Nhật Bản về các
đảo Điếu Ngư đang tranh chấp.
Ở Việt Nam, thỉnh thoảng
khi cần phải đối đầu với Trung Quốc, Hà Nội vẫn sử dụng nguồn lực từ người dân,
chẳng hạn như vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014. Sự căng thẳng kéo dài
gần hai tháng ở khu vực Hoàng Sa. Sau đó, dù Trung Quốc đã rút giàn khoan, điều
đó khó có thể được coi là một chiến thắng cho Hà Nội, nếu không có áp lực từ
người dân trong nước với cơn thịnh nộ truyền đời với “kẻ thù phương Bắc”. Tờ
Diplomat nhận định.
Năm 2015, sau khi lấy lại
được mối quan hệ gọi là tốt đẹp giữa hai bên, Việt Nam bắt tay vào sao chép
luật an ninh mạng của Trung Quốc và lên kế hoạch để bắt giữ tất cả những người
từng chống hay có ý định biểu tình chống Trung Quốc. Sau năm 2018, khi các cuộc
biểu tình lớn diễn ra ở nhiều thành phố, kéo dài nhiều ngày về việc Hà Nội có ý
định hợp tác cho thuê đất đến 99 năm cho Bắc Kinh, luật an ninh mạng được áp
dụng và bắt giữ hàng loạt người đã lên tiếng chống Trung Quốc.
-------------
Tham khảo:
• The individual, the national, and the global: New
connections in times of China-US confrontation
• East Asian Peace, the Peace Research Course,
International Summer School, University of Oslo
• 14 March 1988: East Asia’s Last Interstate Battle
(Prio.org)
• SCMP- Spratly Islands dispute defines
China-Vietnam relations
• The Diplomat – Learning From the Battle of the
Spratly Islands
No comments:
Post a Comment