Friday, 26 March 2021

SAU CUỘC GẶP MỸ - TRUNG Ở ALASKA (Ngụy Kinh Sinh)

 



Sau cuộc gặp Mỹ – Trung ở Alaska

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

26/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/26/sau-cuoc-gap-my-trung-o-alaska/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-114.jpg

Bốn nhân vật chính tại đối thoại Mỹ – Trung. Từ trái qua: Vương Nghị và Dương Khiết Trì phía TQ; Antony Blinken và Jake Sullivan phía Mỹ

 

Giờ đây, mọi người đều rất lo lắng về tình hình mới và khuôn mẫu mới nào sẽ xuất hiện sau cuộc gặp Alaska giữa Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu với những gì xảy ra ở cuộc họp này.

 

Trước cuộc hội đàm, Mỹ đã chuẩn bị đủ cho công việc. Bốn nền dân chủ Châu Á – Thái Bình Dương đã tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao để phối hợp mạnh mẽ lập trường của họ về vấn đề TQ và hỗ trợ lẫn nhau. Các chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng tới các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương là Nhật, Nam Hàn và Ấn Độ cũng thảo luận về chính sách TQ. Nhật và các quốc gia khác cũng đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn hơn, bao gồm can thiệp chung trong trường hợp nổ ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan v.v…

 

Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phản ứng như thế nào trước những hành động thường xuyên và mới mẻ này? Họ không đáp lại và trông như chết lặng. Một sự đánh giá sai chiến lược như thế khiến nội bộ của đảng CSTQ lục đục như nồi cháo, và họ không thể biện minh cho những gì họ đã nói. Chính sách ngoại giao chiến binh sói của Tập Cận Bình càng phi lý hơn. Phải làm gì đây?

 

Duơng Khiết Trì (Yang Jiechi), người đứng đầu cuộc họp ở Alaska, hiểu rất rõ về Mỹ. Ông ta đã đề ra cho ông chủ của mình là Tập Cận Bình một ý tưởng thối nát và bất lực: Nhắm vào những người ôm gấu trúc ở Mỹ để thực hiện một bước đi lớn, sử dụng sự cứng rắn để chống lại sự cứng rắn và cung cấp cho những người ôm gấu trúc này một lý do để thuyết phục Biden.

 

Nhiều người đã rất ngạc nhiên. Đảng CSTQ có sự tự tin gì mà khiến họ bất ngờ tấn công như xã hội đen tại cuộc họp ở Alaska? Họ vi phạm quy ước về lời mở đầu đã được đôi bên đồng ý là hai phút cho mỗi người trước khi cuộc họp bắt đầu, và sự vi phạm này được trưng ra trước giới truyền thông trong gần nửa giờ đồng hồ.

 

Mọi người đều nghĩ rằng, ĐCSTQ chắc phải có một số lợi thế nào đó khiến họ mới có lòng tự tin mạnh mẽ đến mức không quan tâm đến sự xấu đi của quan hệ Mỹ – Trung. Ở đây mọi người đã mắc sai lầm khi lập luận theo tuyến tính (linear reasoning), và không hiểu được những khúc mắc bên trong dạ dày của đảng CSTQ.

 

Những lợi thế của đảng CSTQ là gì? Theo dư luận của giới trẻ hung hăng ​​ở TQ, hiện giờ TQ đang hùng mạnh, sẽ sớm trở thành lãnh đạo thế giới. Tập Cận Bình thiếu hiểu biết cũng có thể tin điều này. Nhưng liệu Dương Khiết Trì, người có suy nghĩ bình thường và đã sống ở Mỹ nhiều năm có tin không? Dĩ nhiên là không. Ngay cả giới lãnh đạo cao cấp của chế độ CS dù chưa từng sống ở Mỹ cũng sẽ không tin điều đó. Vậy những lợi thế của họ là gì?

 

Trung Quốc không có lợi thế trên cả mặt trận quân sự lẫn kinh tế. Ngoại giao chiến binh sói của họ là một mớ hỗn độn. Chỉ có hai hoặc ba quốc gia độc tài trên thế giới vẫn là bạn của chính quyền TQ, nhưng họ vẫn phản bội hết lần này đến lần khác. Tập Cận Bình chỉ có thể nuốt những cái răng bể của mình vào bụng.

 

Đảng CSTQ thật ra chỉ có một lợi thế, đó là quyền lực đen tối mà các học giả phương Tây không hiểu được. Trong ngôn ngữ phổ biến, nó được gọi là chiến lược xanh-nghệ-vàng (the blue-golden-yellow strategy – hay vũ khí bí mật của đảng CSTQ để xâm nhập vào cộng đồng quốc tế, kể cả mỹ nhân kế và mua chuộc như đã xảy ra ở Mỹ).

 

Có rất nhiều chính trị gia, học giả và giáo sư ở Mỹ đã tiếp tay cho chế độ CSTQ lừa dối, tại sao? Có rất nhiều quốc gia trong Thế giới thứ ba đã bỏ phiếu cho đảng CSTQ, tại sao? Phó Tổng thống Pence từng đề xuất muốn sử dụng hàng chục tỷ đôla viện trợ để chống lại sáng kiến ​​Vành Đai Con Đường của đảng CSTQ. Tôi đã viết thư để ngăn ông lại bằng cách nói rằng: Đảng CSTQ có thể đánh bại hàng chục tỷ đôla của ông bằng cách hối lộ các viên chức sở tại hàng trăm ngàn đôla, bởi vì lợi ích của người dân các nước đó không quan trọng bằng lợi ích của một vài quan chức độc tài. Kết quả là ông Pence đã khôn ngoan rút lại kế hoạch của ông. Đây là lợi thế của đảng CSTQ, lợi thế của quyền lực đen tối, và lợi thế của mafia.

 

Vụ xã hội đen (blackmail) ở Alaska lần này và sự tự tin của đảng CSTQ cũng phát xuất từ quyền lực đen tối này. Dĩ nhiên, đó cũng là cách (ông Tập) muốn chứng tỏ cho phe đối lập và những người dân bình thường ở TQ, cái gọi là một hòn đá chọi hai con chim. Ngay lập tức, một số lượng lớn những kẻ trục lợi ở TQ làm giàu bằng chiêu bài “ái quốc”, rao bán ngay câu nói vàng của Dương Khiết Trì trên các áo thun T-shirts (ông ta nói “Chinese don’t eat this set”, cho rằng Mỹ trịch thượng và “người TQ không nuốt được giọng điệu này”).

 

Đại sứ TQ tại Pháp cũng không muốn bị Dương Khiết Trì che bóng hào quang – ông ấy la hét rằng, các học giả Pháp là những kẻ “côn đồ nhỏ” (little hooligans) và nói rằng có quá nhiều chó điên ở Pháp nên cần phải có những sói quân của TQ. Dư luận đánh giá rằng, điều này phù hợp với ý đồ mà các ông chủ của đảng muốn, vì việc đào tạo các nhân viên ngoại giao không có cái kiểu tàn nhẫn điển hình như “các bà dì Triều Dương” thể hiện (Chaoyang Aunts – cảnh sát quận Triều Dương ở Bắc Kinh tuyển các bà dì để kiểm soát và tố cáo dân trong quận).

 

Thật không may, lần này ước tính của dì Dương (Khiết Trì) đã sai. Người dân Mỹ và chính quyền Biden không hề sợ hãi mà càng củng cố thêm quyết tâm cứng rắn với TQ. Liên Âu cũng công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của đảng CSTQ và dừng việc xem xét Thỏa thuận toàn diện về đầu tư giữa EU và TQ (EU-China Comprehensive Agreement on Investment).

 

Âm mưu của Dương Khiết Trì đã bị liên minh mới Âu-Mỹ tát thẳng vào mặt. Phản ứng này là kết quả của tình trạng đánh giá sai và quá tự tin. Đây là hậu quả của tên trộm nhỏ ranh mãnh bị mất nắm gạo nhưng không trộm được gà.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats