NỘI
DUNG :
Trung
Quốc khai thác nhược điểm trong liên minh chiến lược Mỹ - Philippines
Thanh Hà - RFI
Mỹ
tái khẳng định liên minh với Liên Âu chống Trung Quốc và Nga
Thụy My - RFI
=================================================
.
Trung
Quốc khai thác nhược điểm trong liên minh chiến lược Mỹ - Philippines
Thanh
Hà -
RFI
Sau khi đã chiếm bãi cạn Scarborough của
Philippines, Trung Quốc liệu đang thâu tóm luôn cả rạn san hô Đá Ba Đầu với tên
gọi quốc tế là Whitsun Reef thuộc cụm Sinh Tồn trong khu vực quần đảo Trường
Sa ? Những hành động lấn chiếm của Bắc Kinh ở Biển Đông xuất phát từ thái
độ không nhất quán của chính quyền Duterte trong liên minh chiến lược với Hoa Kỳ ?
Tàu Trung Quốc neo
đậu tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, Biển
Đông. Ảnh vệ tinh chụp ngày 23/03/2021 do Maxar Techonologies cung cấp. AP
Trung tướng Cirilito
Sobejana trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Bổ Nhiệm khẳng định đã tăng cường
lực lượng Hải Quân để bảo vệ chủ quyền của Philippines trên biển, bảo đảm an
ninh cho ngư dân nước này, nhưng nhà báo Richard Javad Heydarian của báo
Asia Times trong ấn bản ngày 24/03/2021 e rằng phản ứng của Manila đã
« quá trễ ».
Theo nhà báo Heydarian,
Philippines phát hiện gần 200 tàu được cho là của lực lượng dân quân biển
Trung Quốc neo đậu tại bãi Đá Ba Đầu, mà Manila gọi là Juan Felipe, bên
trong « vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ». Bãi
Đá Ba Đầu là rạn san hô lớn nhất trong cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa và
cũng là nơi Việt Nam, Philippines Trung Quốc và cả Đài Loan cùng tranh chấp chủ
quyền.
Sự kiện này càng khiến tổng thống Duterte bị công kích mạnh mẽ vì « quá
lễ độ » với Bắc Kinh. Từ khi lên cầm quyền ông liên tục tỏ ra « hòa
hoãn và khiêm tốn » với Trung Quốc, kể cả trên hồ sơ nhậy cảm như là các
vùng biển có tranh chấp. Cũng tổng thống Duterte đã không ngừng giảm thiểu mức
độ nghiêm trọng khi xảy ra những sự cố trên biển có liên quan đến Trung Quốc.
Song song với thái độ hòa hoãn đó, chính quyền Manila lại không ngừng khuấy động
bang giao với đồng minh chiến lược lâu đời là Mỹ. Gần đây nhất là hôm đầu tháng
3/2021, tổng thống Rodrigo Duterte lại đe dọa chấm dứt Thỏa Thuận Thăm Viếng
Quân Sự VFA với Hoa Kỳ nếu phát hiện Washington dùng Philippines là nơi cất giấu
vũ khí hạt nhân !
Về phía phía Hoa Kỳ, thái
độ của tân chính quyền Joe Biden cũng khiến tác giả bài viết trên tờ Asia Times
thận trọng. Richard Javad Heydarian đánh giá : Washington lập tức lên tiếng « ủng
hộ » Manila sau khi phát hiện tàu của Trung Quốc tại bãi Đá Ba Đầu.
Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân biển để « uy
hiếp, khiêu khích và đe dọa các quốc gia khác, hủy hoại hòa bình và ổn định
trong khu vực ». Dù vậy trong dự thảo về chính sách an ninh quốc
gia chính quyền Biden được tiết lộ cuối tháng 2/2021 lại không trực tiếp nêu bật
Philippines là « một đồng minh » của Hoa Kỳ.
Vậy phải chăng những
tuyên bố trống đánh xuôi kèn thổi ngược của tổng thống Philippines, cộng thêm với
một chính sách về an ninh đang được định hình của chính quyền mới ở Nhà Trắng tạo
cơ hội cho Trung Quốc ở Biển Đông ?
Tác giả bài viết không
nghi ngờ gì nữa. Heydarian cho rằng sự hiện diện của gần 200 chiếc tàu Trung Quốc
ở rạn san hô mà Manila gọi là Juan Felipe ở vùng « biển Tây
Philippines » chỉ là động thái mới nhất trong chiến lược lấn chiếm
Biển Đông của Trung Quốc. May mà trong chính quyền Philippines, ngoại trưởng
Teodoro Locsin và bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana còn có lập trường cứng
rắn để cưỡng lại chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Bất chấp thái độ
thất thường của tổng thống Duterte, quân đội Philippines vẫn giữ liên hệ chặt
chẽ với Lầu Năm Góc và đóng một vai trò « then chốt trong chính
sách đối ngoại và phòng thủ » của Philippines, như tác giả bài
báo ghi nhận.
Một thay đổi khác nữa
cũng được nhà báo Richard Javad Heydarian của tờ Asia Times lưu ý đó là
càng lúc càng có nhiều chính khách tại Philippines bất đồng với ông Duterte về
chính sách đối với Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Richard Gordon một chính khách có
uy tín cho rằng ông Duterte đã đẩy Philippines vào thế « què quặt » trước
một gã khổng lồ với những tham vọng không đáy.
Điều chắc chắn duy nhất
là bất chấp phản đối của cả phía Philippines lẫn Hoa Kỳ từ nhiều ngày qua, lực
lượng tàu thuyền Trung Quốc trong vùng bãi Đá Ba Đầu vẫn « án binh
bất động ». Theo giới phân tích tại Philippines, đây có lẽ là cái giá
mà chính quyền Manila đang phải trả vì những rạn nứt trong liên minh quân sự và
chiến lược với Hoa Kỳ.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Biển
Đông: Manila báo động vụ 220 tàu dân quân Trung Quốc tập trung ở Trường Sa
Philippines
phản đối dùng COC để ngăn cản sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông
Biển
Đông: Philippines không tham gia tập trận, nhưng điều thêm tàu bảo vệ ngư dân
============================================
.
Mỹ
tái khẳng định liên minh với Liên Âu chống Trung Quốc và Nga
Thụy
My -
RFI
Đăng
ngày: 25/03/2021 - 14:22
Hoa Kỳ hôm 24/03/2021 đã đưa ra một loạt những bảo
đảm, cho thấy ý định tái lập liên minh với Liên Hiệp Châu Âu (EU), phối hợp với
các đối tác nhằm đối phó với Nga và Trung Quốc.
https://s.rfi.fr/media/display/a1d4cffa-8d6c-11eb-9dd8-005056bff430/w:1280/p:16x9/BLINKEN-EU.webp
Ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken (T) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (P) họp báo
tại Bruxuelles, Bỉ ngày 24/03/2021. REUTERS - POOL
Sau các cuộc họp tại trụ
sở NATO hôm thứ Ba 23/03, ngoại trưởng Antony Blinken đã đến Bruxelles để gặp gỡ
chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và người đứng đầu ngành ngoại giao
châu Âu Josep Borrell. Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định ưu tiên quan hệ đối
tác với EU và quyết tâm phối hợp để đối phó với Nga và Trung Quốc.
Hôm qua ông Blinken xác định
với các đồng nhiệm NATO, là Hoa Kỳ không buộc các đồng minh phải chọn đứng về
phía Washington hay Bắc Kinh. Ông nhìn nhận : « Chúng tôi biết rằng
các đồng minh của mình có quan hệ phức tạp với Trung Quốc ».
Châu Âu luôn do dự, không
muốn can dự vào cuộc xung đột Mỹ-Trung. Cuối năm 2020, EU và Trung Quốc đã có
thỏa thuận về đầu tư, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ cam kết mơ hồ về lao động cưỡng bức
người Duy Ngô Nhĩ. Mỹ phản đối thỏa thuận này, và ngay trong nội bộ châu Âu
cũng không có sự đồng thuận.\
Đối với Matxcơva, quan điểm
của Hoa Kỳ và EU có nhiều điểm hòa hợp hơn. Ông Antony Blinken nhấn mạnh cho
dù làm việc với Nga để xúc tiến các lợi ích, Mỹ luôn nỗ lực làm cho Nga phải trả
giá về những hành động gây xung đột. Chẳng hạn đã phối hợp với châu Âu để trừng
phạt Matxcơva về việc đàn áp nhà đối lập Alexei Navalny. Ngoài ra, tuy
cương quyết với Đức về dự án Nord Stream 2, ngoại trưởng Mỹ cũng nhượng bộ về mức
đóng góp tài chính cho chi phí quân sự, và lắng nghe các đồng minh châu Âu
thông báo về thái độ hiếu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Phương
Tây liên minh đối phó với Trung Quốc xấc xược
Lần
đầu tiên từ sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc bị Liên Âu trừng phạt
Ngoại
trưởng Mỹ họp với NATO để xây dựng lại mối quan hệ
No comments:
Post a Comment