Mới
tiếp nhận hồ sơ đã dự kiến được số người tự ứng cử – Họ đã làm điều đó như thế
nào?
HỒNG ANH
- LUẬT KHOA
04/03/2021
Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà cũng phải được
dự kiến? Chuyện này nên hiểu ra sao?
*
Ông Hầu A Lềnh, Phó
chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Hội
nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử, tổ chức tại Hà Nội ngày
23/2/2021. Ảnh: VNExpress.
Bắc Giang, Thái Bình, Hà
Nam, Yên Bái, và Tuyên Quang là 5 tỉnh dự kiến sẽ có người tự ứng cử đại biểu
Quốc hội khóa XV (2021 – 2026).
Thông tin này được ông
Hầu A Lềnh, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ VN) cho biết
sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
Ông Hầu A Lềnh nói trên báo Tuổi Trẻ: “Chỉ có 5 tỉnh, thành phố đã dự kiến
số lượng cụ thể những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV… Còn 58 tỉnh,
thành phố còn lại không dự kiến số lượng người tự ứng cử”.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image.png
Ảnh chụp màn hình bài viết trên báo Tuổi Trẻ ngày 23/2/2021 về phát
ngôn của ông Hầu A Lềnh.
Nhưng một tuần sau khi
trả lời báo Tuổi Trẻ, cũng chính ông Hầu A Lềnh đã nói khác với báo Thanh Tra về 5 địa phương dự kiến
người tự ứng cử, : “5 tỉnh, thành dự kiến có người tự ứng cử là ở những địa
phương đó đã có người đến xin hồ sơ để làm thủ tục nhưng chưa nộp. Khi người tự
ứng cử nộp hồ sơ thì mới xác định được chính xác số người tự ứng cử đại biểu
Quốc hội là bao nhiêu.”
Cuối cùng thông tin nào
của ông tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN mới là chính xác? Cần hiểu sao
cho đúng về các địa phương dự kiến có người tự ứng cử?
Người được cử ra để tự ứng cử?
Bài phỏng vấn ông Hầu A
Lềnh trên báo Thanh Tra có tựa đề là “Vẫn ‘rộng cửa’ cho người tự ứng cử”. Đây
có thể là bài báo dặm vá sau phát ngôn chưa đầy đủ của ông với báo Tuổi Trẻ.
Theo quy trình bầu cử của
Việt Nam, kết quả vòng hiệp thương thứ nhất chỉ để xác định số người được đảng,
cơ quan nhà nước giới thiệu ra ứng cử.
Ông Hầu A Lềnh trả lời
báo Tuổi Trẻ vào ngày 23/2/2021. Đó là ngày thứ hai trong thời gian tiếp nhận
hồ sơ của người tự ứng cử. Dù vậy, theo thông tin ông cung cấp, năm địa phương
đã dự kiến được cụ thể số lượng tự ứng cử đại biểu quốc hội, còn 58 tỉnh, thành
khác thì không. Trong khi đó, đến ngày 14/3/2021 mới là hạn chót nộp hồ sơ tự
ứng cử.
Như vậy, phát biểu của
ông Lềnh trên báo Tuổi Trẻ chỉ có thể được hiểu rằng năm địa phương đó đã quyết
định giới thiệu người ra để tự ứng cử.
Tóm lại, dựa trên thông
tin của ông Lềnh, có thể suy ra rằng có hai loại người tự ứng cử. Một loại là
người tự ứng cử thật sự. Loại còn lại là người được chính quyền cử ra để tự ứng
cử.
Những người được cử để tự
ứng cử này rất có thể đã được địa phương đó dự kiến để trở thành ứng cử viên
chính thức.
Ông Hầu A Lềnh
khẳng định rằng tất cả các khóa bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp từ trước đến
nay không cản trở những người tự ứng cử, vì đó là quyền của công dân. Ảnh: Báo
Thanh Niên.
Hội nghị hiệp thương lần
thứ ba sẽ dựa trên tất tần tật những thứ được gọi là cơ cấu, số lượng, thành
phần theo chủ ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cộng thêm kết quả hội nghị cử
tri, mới thừa nhận bạn có thể là ứng cử viên chính thức hay không. Đây là vòng
nghiệt ngã nhất đối với những ứng cử viên tự ứng cử thật sự.
Người tự ứng cử bị đánh rớt trong khi hội nghị cử
tri tín nhiệm họ
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa
này không có gì khác so với khóa trước, từ quy trình chính thức cho đến những
cách không chính thức để quyết định lựa chọn và loại bỏ ứng viên. Chỉ cần nhìn
lại kết quả người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa trước, bạn cũng có thể dự
đoán kết quả lần này.
Ở kỳ bầu cử trước, cả
nước có 154 người nộp đơn tự ứng cử ở địa phương, trong đó thành
phố Hồ Chí Minh có 48 người và Hà Nội cũng có 48 người.
Sau hội nghị hiệp thương
lần thứ ba, 95% (46/48) người tự ứng cử ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bị loại. Mỗi thành phố chỉ còn lại đúng hai
người tự ứng cử trong danh sách chính thức.
Bà Nguyễn Thị Hồng
Chương, Hiệu trưởng trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh), là một trong hai
người hiếm hoi lọt vào danh sách ứng cử viên chính thức trong kỳ bầu cử năm
2016, trong tổng số 48 người tự ứng cử tại TP. HCM. Ảnh: VGP.
Diễn biến ở Hà Nội đã cho
thấy người tự ứng cử dù được cử tri tại nơi cư trú và tại nơi làm việc tín
nhiệm đến mấy thì cũng có thể bị đánh rớt.
Cụ thể, ở kỳ bầu cử khóa
trước, trong 48 người nộp đơn tự ứng cử ở Hà Nội, có đến 29 người
tự ứng cử không được tín nhiệm ở hội nghị cử tri và 14 người khác tự động xin
rút. Còn lại 5 người tự ứng cử hoàn toàn đủ tiêu chuẩn làm ứng cử viên chính
thức. Nhưng cuối cùng, 3 trong 5 người bị hội nghị hiệp thương lần thứ ba đánh
rớt.
Khi đó, bà Lê Thị Kim
Oanh, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, đã nói với báo VnExpress rằng 5 người tự ứng cử đều đủ
tiêu chuẩn làm ứng cử viên chính thức. Tuy nhiên, vì phụ thuộc vào cơ cấu nên
phải “so bó đũa chọn cột cờ”.
Trong số những “cột cờ”
bị loại, có ứng viên độc lập như nhà báo Trần Đăng Tuấn, chủ tịch hội đồng quản
trị, tổng giám đốc công ty cổ phần sản xuất chương trình An Viên. Nhiều người
biết đến ông qua dự án nổi tiếng mang tên “Cơm có thịt”, chuyên cung cấp các suất ăn đảm bảo chất dinh
dưỡng cho trẻ em nghèo tại các địa phương khó khăn.
Trước đó, tại hội nghị
lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi công tác, ông Tuấn đều đạt tín nhiệm 100%.
No comments:
Post a Comment