Tuesday, 9 March 2021

HỒI PHỤC VÀ TƯƠNG TRANH CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC (Đỗ Kim Thêm)

 



Hồi phục và tương tranh của Mỹ và Trung Quốc

Đỗ Kim Thêm

10/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/10/hoi-phuc-va-tuong-tranh-cua-my-va-trung-quoc/

 

Trái ngược với tất cả các dự kiến của các chuyên gia, khả năng hồi phục kinh tế của Trung Quốc nhanh hơn. Sự bùng nổ xuất khẩu các mặt hàng trang thiết bị y tế đang hỗ trợ cho đà tăng trưởng, theo thống kê mới nhất cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng đô la Mỹ trong hai tháng đầu năm 2021 đã tăng 60,6% so với năm trước.

 

Năm 2020 mức tăng trưởng Trung Quốc là 2,3%, trong năm nay, dự kiến ​​sẽ tăng hơn 6%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho là có thể lên đến 8,1%. Thống kê mới nhất của Mỹ chưa được công bố, nhưng suy đoán chung cho rằng mức hồi phục chậm hơn.

 

Về địa chính trị, thực tế trước mắt cho thấy Trung Quốc sẽ không đụng chạm tới Mỹ và không trục Mỹ ra khỏi vùng Tây Thái Bình Duơng, vì Bắc Kinh phải tập trung lo Hán hóa Việt Nam, Đông Duơng và ASEAN.

 

Thời đại mới, Trung Quốc có các phương tiện khuynh đảo bằng bẫy nợ và tham nhũng. Việt Nam, Cambodia, Sri Lanka, Pakistan, Maldives, Montenegro, Djibouti và hàng chục “quốc gia nhỏ mà nợ lớn” khắp thế giới cũng đang lần lượt rơi vào bẫy của Trung Quốc.

Liên minh Quân sự Mỹ, Nhật, Hàn quốc vẫn là tác động chính và hữu hiệu cho việc ngăn chận hung đồ Trung Quốc tại Đài Loan. Hong Kong và Myanmar sẽ là những bất ổn mới cho khu vực, nhưng khó tác động để Mỹ tham gia trực tiếp bằng các biện pháp quân sự  vì kinh nghiệm tại Iraq và Afghanistan vẫn còn là các bài học sống động.

 

Về chính trường Miến Điện, uy tín của Bà Aung San Suu Kyi xuống thấp, nên việc kêu gọi quốc tế yểm trợ khó khăn hơn trước đây, mặc dù giới quân phiệt công khai đàn áp và số thương vong hiện nay ước đoán 60 người.

 

Bắc Hàn vẫn là một mối lo thường trực cho sự an nguy của Đông Á vì cuồng vọng phô trương thanh tế quân sự không thay đổi. Joe Biden cũng không tác động chuyển biến mà quan tâm đến Iran và Ấn Độ Dương nhiều hơn. Các quốc gia châu Âu (Đức và Pháp) sẽ không tác động táo bạo cho dù có ý thức nguy cơ của vấn đề, nhưng không thể hợp tác vơi Mỹ mà sẽ hoạt động độc lập.

 

Joe Biden có thành công trong việc chống Trung Quốc hay không, còn tuỳ thuộc vào sự hồi phục kinh tế quốc nội, sự ủng hộ của dân chúng theo phe Trump và tạo thêm niềm tin cho đồng minh. Dù có  khả năng đứng đầu về công nghệ chế biến, nhưng Trung Quốc không thể qua mặt Mỹ về nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, sinh học và kỷ thuật số.

 

Tập Cận Bình lo sợ Joe Biden hơn khi thấy sách luợc bài Hoa của Mỹ, cũng như công luận Mỹ và thế giới chống đối Trung Quốc không thay đổi. Joe Biden sẽ tiếp tục thực hiện chính sách bài Hoa như thế nào, nhất là trong vấn đề cường độ và phạm vi phong toả vẫn chưa rõ ràng. Trước mắt, chuyện trở lại TPP của Joe Biden không dễ dàng lấy lại vị thế trong khu vực vì Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP.

 

Cho đến nay, phần nhiều các suy luận của các chuyên gia là sai lệch, thí dụ như vai trò đang lên của các quốc gia Đông Nam Á. Cơ chế tổ chức của ASEAN và RCEP gây nhiều ràng buộc nhất định, do dó, các quốc gia Đông Nam Á không thể khởi động một sáng kiến độc lập và táo bạo để bài Hoa và theo Mỹ, hay ngược lại trong nhất thời mà tham vấn song phương trong khu vực đòi hỏi nhiều vận động chìm nổi khác.

 

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục vận động ngoại giao tại chín nước ASEAN như: Cambodia, Thái Lan, Lào, Singapore, Malaysia, Miến Điện, Brunei, Philippines và Indonesia. Vì xáo trộn trong chính trị quốc nội, Mỹ chậm chân hơn trong việc thăm dò. Vấn đề là, các quốc gia Đông Nam Á có đủ bản lãnh chính trị và độc lập kinh tế trước bối cảnh tương tranh này không, khung pháp lý TPP và RCEP sẽ trở thành các mục tiêu chính để cả hai cùng ráo riết theo đuổi.

 

Riêng đối với Việt Nam, Lào và Cambodia là sự đã rồi nên Trung Quốc có thể giải quyết nhanh hơn. Tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng và cả hai Việt-Trung kiềm chế về hình thức, nhưng sau Đại hội Đảng XIII, đảng CSVN sắp xếp nhân sự, tinh thần Hán nô tự nguyện của lãnh đạo Việt Nam là sắt đá. Thành quả này làm cho hiểm hoạ diệt vong của Việt Nam sớm thành hiện thực.

 

Còn nhiều bất trắc trong việc hồi phục và tương tranh của Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Đó chính là những yếu tố cần theo dõi.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats