Thursday, 18 March 2021

HOA KỲ THỰC SỰ MUỐN GÌ TRONG CUỘC ĐÀM PHÁN VỚI TRUNG HOA (Barbara Plett Usher - BBC)

 


Mỹ thực sự muốn gì trong cuộc đàm phán với Trung Hoa

Barbara Plett Usher

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON MARCH 18, 2021   

http://54.213.87.54/2021/03/18/my-thuc-su-muon-gi-trong-cuoc-dam-phan-voi-trung-hoa/

 

Vào ngày diễn ra cuộc biểu tình lớn “Ngăn chặn cuộc đánh cắp” của Donald Trump bên ngoài Tòa Bạch ốc vào tháng Giêng, tôi đã nhận ra một biểu ngữ có vẻ hơi lệch thông điệp: “Trung Hoa vì Biden.”

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/2118/production/_116827480_mediaitem116827479.jpg

Joe Biden định hình việc đắc cử của mình như một sự tái lập sau bốn năm của Donald Trump. Bản quyền hình ảnh Epa

 

Những người ủng hộ Trump đã tập trung vào tuyên bố của ông về gian lận bầu cử nhiều nơi. Vừa xuống đường, họ đã sẵn sàng xông vào Điện Capitol, yêu cầu lật ngược kết quả bầu cử.

 

Người phụ nữ trung niên da trắng cầm tấm biển cũng muốn điều đó, nhưng bà ấy nói với tôi vì :

 

“Trung Hoa là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ. (Joe) Biden đã bán đứng chúng tôi” cho Bắc Kinh và chỉ có Trump mới có thể “bảo vệ chúng tôi.”

 

Bà ấy nói, trước khi bắt đầu câu chuyện về một trật tự thế giới mới do Trung Hoa thống trị, bị thuyết ưu sinh và những ý định đen tối nhằm hợp nhất con người với trí tuệ nhân tạo che lấp.

 

Tôi nghĩ rằng đó là một ví dụ đáng chú ý về cách mà đại dịch, bắt nguồn từ Trung Hoa, đã đưa vào một đám những thuyết âm mưu của cánh hữu làm náo động đám đông.

Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại của bà về Tổng thống Biden, hiếm có niềm tin lưỡng đảng nào cho rằng Trung Hoa là một mối đe dọa duy nhất.

 

 

Biden và Xi –– Vòng hai

 

Biden đúng là mũi nhọn của ngọn thương cho chính sách của Barack Obama với Trung Hoa, khi phó tổng thống đầu tư vào mối quan hệ với người đồng cấp lúc bấy giờ là Tập Cận Bình.

 

Nhưng Tập “người bạn cũ” của Biden kể từ đó đã trở thành một nhân vật lãnh đạo bị chỉ trích ở Mỹ vì thương hiệu của chủ nghĩa độc tài cá nhân, và Biden đã chỉ trích chính phủ của Tập vì các hoạt động thương mại “ép buộc và không công bằng”.

 

Tháng này, tân Ngoại trưởng Antony Blinken mô tả Trung Hoa là :

 

“quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và kỹ thuật để thách thức nghiêm trọng hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở.”

 

Vì vậy, một cuộc họp cao cấp ở Alaska vào thứ Năm sẽ là cơ hội đầu tiên để chính quyền Mỹ cho thấy họ dự định giải quyết điều mà Blinken gọi là “thí nghiệm địa chính trị lớn nhất thế kỷ 21.”

 

Ông và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ ngồi lại với những viên chức chính sách đối ngoại cao cấp nhất của Trung Hoa, Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Vương Nghị.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/9B13/production/_117599693_gettyimages-1297593471.jpg

Người Mỹ ở Thượng Hải xem lễ nhậm chức của Biden vào tháng Giêng. Bản quyền hình ảnh Getty Images

 

Họ hy vọng đạt được điều gì? Đây không phải là cuộc họp để đạt được thỏa thuận. Đó là một cuộc gặp để “nói chuyện thẳng thắn” để đặt ra các quy tắc nền tảng cho mối quan hệ.

 

Người Mỹ đã báo hiệu đường đi của họ. Câu thần chú mới ở Washington là giao dịch với Trung Hoa “ở một thế mạnh.”

 

Đầu tiên, cuộc gặp gỡ trực tiếp sẽ là một cuộc gặp gỡ không quá sôi nổi, một lần duy nhất. Theo truyền thống, ngoại trưởng Mỹ đi thăm Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Hoa trong các chuyến công du lớn tới châu Á. Tuần này, Blinken chỉ đến Tokyo và Seoul trong hành công du quốc tế đầu tiên của ông. Trung Hoa xuống hạng và là trạm dừng chân trên đường trở lại.

 

Một viên chức cao cấp trong chính quyền cho biết, và cuộc gặp Mỹ-Trung sẽ diễn ra trên đất Mỹ: điều đó cực kỳ quan trọng.

 

Michael Green, Phó chủ tịch cao cấp về Châu Á và Nhật Bản, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết ý tưởng này nhằm chống lại nhận thức của Trung Hoa cho rằng Hoa Kỳ đang trên đà suy giảm.

 

Giới bình luận Trung Hoa thích nói rằng “gió đang thổi về hướng Đông.” Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc bạo động ở Điện Capitol năm 2021 và những năm Trump đơn phương ở giữa đã củng cố quan điểm ở Trung Hoa rằng Mỹ đã bị suy yếu từ trong ra ngoài.

 

Michael Green nói:

 

“Cuộc họp ở Alaska này nhằm chứng tỏ người Trung Hoa đã sai ở cả ba mạt. “Nói điều này theo kiểu trẻ ở sân trường là: ‘Bạn không quá ngon đâu … vâng bạn lớn đấy, nhưng chúng tôi thích đi chơi với các đồng minh của chúng tôi, những quốc gia dân chủ, bởi vì họ rất tuyệt.’”

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/E933/production/_117599695_gettyimages-871865922.jpg

Trump và Xi trong chuyến thăm của Trump đến Trung Hoa. Bản quyền hình ảnh Getty Images

 

 

Liên minh chắc chắn là nền tảng của chiến lược.

 

Tổng thống Biden và các viên chức an ninh quốc gia hàng đầu của ông đã cố tình gặp những người đồng cấp của họ ở những cường quốc châu Á — Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Nam Hàn – qua mạng hoặc trực tiếp, trong những tuần trước phiên họp ở Alaska.

 

Một mục đích khác là thể hiện nội lực.

 

Một viên chức cao cấp thứ hai của Hoa Kỳ cho biết “mục đầu tiên của nghị trình” sẽ là “giải thích các ưu tiên nội vụ” về việc chống lại Coronavirus và phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bì đại dịch Covid.

 

Điều tiếp theo cũng là để cho thấy rằng Mỹ — và chính quyền — thống nhất nội bộ xung quanh ý tưởng rằng mối quan hệ này là một cuộc cạnh tranh chiến lược. Đó là lý do tại sao lần đầu tiên ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia cùng gặp gỡ những người đồng cấp. Và họ có thể chỉ ra luật đang thành hình tại thượng viện như một nỗ lực của lưỡng đảng của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng toàn cầu của Trung Hoa.

 

Tiếp theo sẽ là một danh sách dài các mối quan tâm, gồm việc Trung Hoa đối xử với người Hồi giáo Uighur, việc phá bỏ nền dân chủ ở Hong Kong, tư thế quân phiệt ở Biển Đông và những “ứng xử sai trái” về mặt kinh tế.

 

Các lĩnh vực có thể hợp tác hoạt động cũng ​​s được đề cp đến, chng hn như chng biến đổi khí hu, chm dt chiến tranh Afghanistan, kiềm chế đại dịch, cũng như đối phó với vũ khí hạch tâm của Triều Tiên và chương trình hạch tâm của Iran.

 

VIDEO :

US-China conflict 'more likely' than five years ago, says Singapore PM - BBC News  

https://www.youtube.com/watch?v=xeXdfG-Nbpw

Thủ tướng Singapore lo ngại về căng thẳng siêu cường. BBC

 

 

Một viên chức thứ ba của Mỹ cho biết :

 

“Chúng tôi muốn có một cuộc trò chuyện thẳng thắn và mạnh với một cường quốc là đối thủ cạnh tranh chính. Chúng tôi không muốn họ tiếp tục sống trong ảo tưởng về cách ứng xử cứng rắn của chúng tôi và chúng tôi muốn người của chúng tôi lắng nghe họ nói gì.”

 

 

Trung Hoa tìm cách đi lại từ đầu

 

Trung Hoa đang tìm cách đi lại từ đầu sau khi quan hệ hai nước rơi xuống chạm đáy dưới thời Trump. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng mở lại “cuộc đối thoại mang tính xây dựng.”

 

Nhưng ông cũng kêu gọi Washington dỡ bỏ thuế nhập cảng của Trump trên hàng hóa Trung Hoa, ngừng “đàn áp” lĩnh vực kỹ thuật Trung Hoa và ngừng “bôi nhọ” Đảng Cộng sản cầm quyền.

 

Và ông cảnh báo Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Bắc Kinh, liên quan đến các chính sách ở Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan đang là những vạch đỏ cho người Trung Hoa.

 

Chính quyền Biden đã từ bỏ cách giao tiếp đối đầu và thất thường của Trump nhưng vẫn duy trì nhiều chính sách của ông, và họ cảnh giác về sự thay đổi giọng điệu mà Trung Hoa đang thể hiện.

 

Viên chức đầu tiên của Mỹ cho biết:

 

“Chúng tôi đang đi tìm những hành động chứ không phải lời nói, đề cập đến việc chấm dứt “ép buộc kinh tế” đối với các đồng minh như Australia như một yêu cầu cụ thể trước khi mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Hoa có thể tiến triển.

Nhưng kỳ vọng của chúng tôi là thực tế. Theo thời gian, chúng tôi hiểu rõ hơn về cách chúng tô định hình sự thay đổi hành động của họ mà chúng tôi muốn thấy.”

 

 

‘Một cuộc tranh luận lịch sử và cơ bản’

 

Một thay đổi ở phía Mỹ là chấm dứt luận điệu chiến tranh lạnh mà những viên chức hàng đầu của Trump đã sử dụng; họ đã chú trong đến những gì họ coi là bản chất không thể sửa chữa của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Nhưng Tổng thống Biden vẫn tiếp tục đóng khung mối quan hệ Mỹ-Trung theo các điều khoản ý thức hệ, thay vì chính yếu là kinh tế. Ông viết trong chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của mình, trích dẫn sự cạnh tranh giữa dân chủ và chế độ chuyên quyền :

 

“Tôi tin rằng chúng ta đang ở giữa một cuộc tranh luận lịch sử và cơ bản về định hướng tương lai của thế giới chúng ta.” Joe Biden

 

Đây là một khác biệt so với thời Obama, nhưng không phải là một tách biệt hoàn toàn.

Michael Green nói :

 

“Tôi chắc chắn rằng Blinken muốn đưa cho (người Trung Hoa) một thông điệp để lấy lại những gì có thể xây dựng được. Không phải là một cành ô liu, mà là một bức tranh rõ ràng về những gì đang xảy ra. Và cơ hội để giải quyết các vấn đề. Đó thực sự là sự khác biệt lớn nhất … mà Trump sẽ không bao giờ làm được.”

 

 

Tác giả | Barbara Plett Usher là phóng viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ của BBC.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


 

Nguồn: What the US really wants from the China talks | Barbara Plett Usher | BBC | Mar. 16, 2021.

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats