Sunday, 7 March 2021

CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM NHƯ… THÍM ĐĨ! (Mai Bá Kiếm)

 



CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM NHƯ… THÍM ĐĨ!   

Mai Bá Kiếm

23:59  06/03/2021

https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1611570279034836

 

Bộ GD&ĐT đưa hai môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào “rỗ ngoại ngữ 1” dạy thí điểm chắc chắn có hợp đồng với “đối tác nước ngoài”, vì cả nước chỉ có Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội dạy cử nhân sư phạm tiếng Hàn. Cho nên, nếu đối tác ngưng hợp tác, thì học sinh chọn ngoại ngữ 1 là tiếng Hàn chỉ biết ngậm củ sâm và khóc tiếng… Triều Tiên!

 

Đã từng có Chương trình Cambridge đưa vào dạy thí điểm đã trở thành… thím đĩ!

 

Năm 2009, Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge đã tiếp cận lãnh đạo Bộ và các Sở GD&ĐT: Hà Nội, TPHCM và Bình Dương để “tiếp thị” chương trình đào tạo của mình.

Nhưng Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge chơi trên cơ là giao cho doanh nghiệp tư nhân có tên EMG Education “độc quyền triển khai chương trình Cambridge tại VN” theo hình thức “nhượng quyền thương hiệu”.

 

Được sự chấp thuận của Bộ (thời ông Nguyễn Thiện Nhân), 3 Sở nói trên tổ chức dạy chương trinh Cambridge thí điểm tại 34 trường tiểu học, THCS, THPT công lập.

 

Lúc bấy giờ, EMG Education thu học phí chương trình Cambridge khoảng 150 USD / tháng – cho 6 tiết / tuần. Trong khi đó, doanh nghiệp này hoàn toàn không phải trả phí cơ sở vật chất do khai thác các trường công lập, không cần quảng cáo tuyển sinh vì 3 Sở GD&ĐT đã lo sẵn, lại không phải cạnh tranh với ai.

 

Cho nên, chắc chắn EMG Education phải “lại quả”, nên lãnh đạo Sở đã “bơm xịt” (thổi phồng) chương trình này và đầu tư vào 34 trường này làm phòng LAB và mua thiết bị nghe nhìn. Dĩ nhiên là phụ huynh trả hết chi phí này.

 

 

TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG – ÂM THẦM ĐÓNG CỬA!

 

Ngày tựu trường năm 2009, ba Sở GD&ĐT và 34 trường thí điểm Chương trình Cambridge tưng bừng khai trương với những lời có cánh và những khẩu hiệu hoành tráng, báo chí ca tụng hết lời, nhưng chỉ 4 năm sau, ba sở GD&ĐT âm thầm chôn cất “Chương trình Cambridge” không kèn không trống, không thầy tụng, giống như như thú y chôn gà chết vì bị H5N1!

 

Số là, vào tháng 2/2014 Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge ra thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng đối tác tại VN với EMG Education cho chương trình “Phổ thông quốc tế bằng tiếng Anh” vào tháng 7/2014. Thông báo được gửi cho EMG, các trường đang triển khai chương trình này và ba Sở GD&ĐT…

 

Tuy nhiên, ngày 16/6/2014, Sở GD&ĐT TPHCM gửi văn bản cho các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường rằng “Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge tự tiện thông báo đến các trường là “VI PHẠM PHÁP LUẬT VN” và đề nghị KHÔNG PHỔ BIẾN THÔNG TIN từ Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge”.

 

Không biết Hợp đồng giữa Sở GD&ĐT TPHCM với EMG Education là Entire Contract (HĐ thỏa thuận toàn bộ) hay Divisible Contract (HĐ có thể phân chia). Nếu, là HĐ thỏa thuận toàn bộ giữa Sở và EMG Education thì liên can gì đến Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge mà nói thông báo của họ vi phạm pháp luật VN?

 

Sở GD&ĐT “khôn nhà dại chợ” nắm dao đằng lưỡi, rồi dùng từ “vi pháp luật VN” để dọa các trường không được thông báo cho phụ huynh biết!

 

 

MÀN HAI CẢNH MỘT: CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIGE BIẾN ĐỔI GEN NHƯ CÚM TÀU!

 

Ngày 18/6/2014, Sở GD-ĐT TPHCM tuyên bố: (1) chính thức ngừng tuyển sinh chương trình phổ thông quốc tế Cambrige; (2) triển khai chương trình tích hợp của Bộ GD-ĐT VN và Bộ Giáo dục Anh, nằm trong khuôn khổ đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến”.

 

“Chương trình Cambridge” biến đổi gen thành “Chương trình Tích hợp”. Trong khi, ở Hà Nội “Chương trình Cambridge” biến thể thành “Chương trình Song bằng”, mẹ bà chúng coi phụ huynh và học sinh không ra cái quần què gì!

 

Lê Hồng Sơn – GĐ Sở GD-ĐT TPHCM – chỉ trả lời chung một số vấn đề: Chương trình Cambridge được triển khai hơn 4 năm và ngưng hoạt động vì Sở cho rằng không phù hợp. Hôm nay, Sở tổ chức họp báo để thông tin chủ yếu về chương trình mới – chương trình tích hợp quốc gia Anh – xem có lợi điểm gì. Việc triển khai chương trình mới sẽ vẫn tiếp tục thí điểm chứ không phải đại trà. Học phí sẽ tương đương với học chương trình Cambridge.

 

Thí điểm 4 năm hóa thành thím đĩ, rồi tiếp tục thí điểm “Tích hợp” và “Song bằng” sẽ thành… xóm đĩ!

 

Từ niên học 2014 -2015, TPHCM khai trương “Chương trình Tích hợp” giữa hai Bộ giáo dục Anh-VN, cũng dạy thí điểm mà không cam kết với phụ huynh rằng sẽ đạt bằng gì, có được Bộ giáo dục Anh công nhận không?

 

Cho đến ngày 10/7/2018, Trong buổi giao lưu trực tuyến “Học song bằng từ lớp 6: Băn khoăn và kỳ vọng” do Báo Nhân Dân tổ chức, thì phụ huynh Hà Nội mới té ngửa ra quy trình thực hiện hệ Cambridge của Sở GD&ĐT Hà Nội chưa được Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge công nhận và kiểm định chất lượng!

 

Bà Bùi Thị Minh Nga – Phó trưởng phòng GDPT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các 7 trường đang dạy song bằng ở giai đoạn thứ 3, tức đang chuẩn bị các tài liệu gửi về nhân sự, chương trình, cơ sở vật chất cho 7 trường.

 

Như vậy, thủ tục để Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge xác nhận đăng ký thành công vào hệ thống trường quốc tế Cambridge của 7 trường trung học cơ sở công lập tại Hà Nội vẫn chưa hoàn thành mà đã tuyển sinh từ năm 2018.

 

Mãi đến 28/10/2020, Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) mới tổ chức lễ công nhận trường quốc tế Cambridge với mã số VN252, là trường cấp 2 công lập đầu tiên của VN gia nhập mạng lưới này. Còn “Chương trình Tích hợp” ở TPHCM phải chờ xóm đĩ cấp.

 

Sau 4 năm học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh của chương trình Anh, các em chuyển sang học chương trình tiếng Việt sẽ không theo nổi các môn khoa học dạy bằng tiếng Việt. Còn phụ huynh mất 6.000 USD.

 

Lẽ ra, Bộ Công an khởi tố Vụ án ngưng Chương trình Cambridge vì gây thiệt hại tiền bạc và tinh thần của HS, thì Bộ Giáo dục mới bớt “bóc lột học sinh”!

 

Tiếng Anh là ngoại ngữ có nhiều giáo viên và nhiều trường dạy nhất trong “rỗ ngoại ngữ 1”, từ tiểu học, trung học cho tới đại học, với đủ chương trình thí điểm, học sinh tốn rất nhiều tiền.

 

Nhưng kết quả là có 16 thạc sĩ mua chứng chỉ tiếng Anh giả của “bị cáo Trịnh Minh Hoàng và Đỗ Thị Mận” và 193 tiến sĩ, thạc sĩ phải mua bằng văn bằng 2 ngoại ngữ Đại học Đông Đô (môn Anh). Vậy mà, Bộ Giáo dục không biết nhục, để chấn chỉnh phương pháp dạy tiếng Anh, còn bày thêm môn tiếng Hàn!

 

38 BÌNH LUẬN  

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats