Saturday, 20 March 2021

CHÚNG TA CÓ THỂ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC, NHƯNG SẼ PHẢI THEO MỘT CÁCH TIẾP CẬN ĐỘC ĐÁO (William Hague - Telegraph)

 



Chúng ta có thể đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng sẽ phải theo một cách tiếp cận độc đáo

William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh   -   Telegraph

Song Phan, chuyển ngữ

20/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/20/chung-ta-co-the-doi-pho-voi-su-troi-day-cua-trung-quoc-nhung-se-phai-theo-mot-cach-tiep-can-doc-dao/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-92.jpg

William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh. Nguồn: Wiki

 

Thảo luận cũ của ‘phe diều hâu’ và ‘phe bồ câu’ sẽ không giúp chúng ta vượt qua thách thức chưa từng có trong chính sách đối ngoại

 

Thứ Năm tuần này, tại Anchorage, Alaska sẽ là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ ngoại giao quan trọng nhất trên thế giới cho đến giờ, trong năm nay. Tony Blinken, tân Ngoại trưởng Mỹ và Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Biden, sẽ ngồi thương thảo với Dương Khiết Trì và Vương Nghị, hai nhân vật chủ chốt, coi sóc chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

 

Đó không phải là một cuộc họp ngắn. Một phần là do các nhà lãnh đạo Trung Quốc không được ngắn gọn – các cuộc họp của chính tôi với họ thường kéo dài bốn giờ chỉ bàn được một hoặc hai vấn đề. Nhưng đó cũng do họ sẽ thảo luận về một vấn đề rất khó: Phải làm gì khi đối thủ chính của mình trên trái đất là người mà ta không thể xoay xở nếu không có họ.

 

Tại Anh, ngày mai Chính phủ sẽ công bố tầm nhìn của Nước Anh Toàn cầu trong “Integrated Review” (Đánh giá Đầy đủ). Một số chủ đề chính của nó, như tạo ra lợi thế chiến lược trong khoa học và công nghệ, sẽ đòi hỏi phải tiếp tục đi trước Trung Quốc. Những chủ đề khác, như việc định hình một trật tự quốc tế mở và việc cải thiện khả năng chịu đựng của quốc gia đối với biến đổi khí hậu và đại dịch, sẽ có nghĩa là làm việc cùng với Trung Quốc.

 

Ở tất cả các thủ đô phương Tây, các chính phủ cùng lúc bị kéo về hai hướng ngược nhau bởi sự phát triển đáng chú ý và mang tính quyết định nhất trong đời sống của chúng ta: Một nước với 1,3 tỷ dân đã tự vươn lên từ nghèo đói, sắp trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng lại tái khẳng định quyết tâm trở thành một nhà nước toàn trị.

 

Chúng ta không thể phủ nhận ở phương Tây rằng, chúng ta bị mất phương hướng từ điều đó. Không quá khó để chấp nhận rằng, một trong những nền văn minh lâu đời nhất và tinh tế nhất trên thế giới đã giành lại vị thế đại cường chỉ trong bốn mươi năm, rất đáng chú ý như có thể thấy. Tuy nhiên, thực tế là trong vài năm gần đây, thành tựu đó đi kèm với việc coi rẻ mọi niềm tin của chúng ta vào nền dân chủ chính trị và việc sử dụng mọi hình thức công nghệ mới để thắt chặt sự kìm kẹp của một nhà nước tập trung, là điều mà chúng ta khó tính ra được. Việc Tập Cận Bình áp dụng quy tắc độc tôn ở mức độ lớn nhất kể từ thời Mao, trong khi lãnh đạo một nền kinh tế lớn gấp trăm lần theo nghĩa đen so với lúc nhà đại độc tài đó qua đời, đã gây ra lẫn lộn trong thế giới phương Tây.

 

Khắp xung quanh chúng ta đều thấy sự lẫn lộn đó. Ở Anh, trong 5 năm chúng ta đã đi từ thời Hoàng kim trong quan hệ với Trung Quốc đến thời siết chặt các khoản đầu tư của Trung Quốc và phản đối mạnh mẽ sự đàn áp ở Hồng Kông – mở cửa cho số lượng lớn công dân của nó. Mỹ đã chao đảo từ chỗ hoan nghênh Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thời Clinton, tới chỗ phủ nhận mọi kết quả của điều đó thời Trump.

EU đã ký một hiệp ước đầu tư mới với Trung Quốc mà không cần tham khảo ý kiến ​​ca Joe Biden sp nm quyn. Các thành viên Đông Âu ca EU gần đây đã tham gia hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc – cái gọi là 17 + 1 – mà không có các nước phương Tây. Australia đang trong một cuộc chiến gay gắt bằng lời và hạn chế thương mại với Trung Quốc, với sự ủng hộ nhỏ quý giá từ các đồng minh. Các công ty toàn cầu tiếp tục đổ vốn đầu tư vào Trung Quốc, trong khi quốc hội của chúng ta tranh luận về việc liệu cách đối xử nghiêm khắc với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có dẫn đến tội diệt chủng hay không. Thế giới tự do đang xáo trộn.

 

Cơ hội tốt nhất để chỉnh đốn việc này bắt đầu trong tuần này. Khi Blinken và Sullivan từ Anchorage trở về, hai ông sẽ giúp hoàn thành việc thẩm định lại toàn diện chính sách đối với Trung Quốc trong chính quyền mới của Hoa Kỳ, và sẽ phải sớm giải thích với Quốc hội và thế giới về cách họ định ra cách tiếp cận của mình. Theo ‘Đánh giá đầy đủ’, Vương quốc Anh có cơ hội nêu ra một cách nhìn rõ ràng về chính sách của mình. Và vào thời điểm các nước dân chủ hàng đầu tập trung tại Cornwall cho hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6, điều quan trọng là một sự đồng thuận nào đó sẽ thay thế sự lẫn lộn.

 

Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ phải loại bỏ một số cách nghĩ quen thuộc của chúng ta về các nước khác vốn thường dính dáng đến việc định vị ở đâu đó trên thang bậc từ cứng đến mềm. Trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta có diều hâu và bồ câu, còn đối với Brexit, chúng ta có phe hoài nghi và phái thích châu Âu. Nhóm của Biden sẽ bị thách thức bởi nhóm những người Cộng Hoà Mỹ muốn “cứng rắn” với Trung Quốc trong khi cáo buộc phe Dân chủ là “mềm mỏng”. Đặc biệt kinh nghiệm đánh bại Liên Xô đã khiến chúng ta suy nghĩ theo hướng này. Thách thức bây giờ là thoát khỏi lối suy nghĩ đó. Chúng ta không nên là một Diều hâu hay một Bồ câu về vấn đề Trung Quốc, mà nên là người [có óc] thực tế về Trung Quốc.

 

Người Thực tế nói rằng, dù muốn hay không, Trung Quốc hiện là một đối thủ chiến lược hùng mạnh của phương Tây. Họ không dàn trận để chinh phục hay xâm lược chúng ta, nhưng cách nhìn về sự thịnh vượng và an ninh của chính họ là mối đe dọa rõ ràng đối với cách nhìn của chính chúng ta về các xã hội tự do, cởi mở, đa dạng, phát triển nhiều công nghệ mới thú vị theo cách mở rộng quyền tự do của con người. Mục tiêu công bố của Trung Quốc là độc lập với chúng ta và đi trước chúng ta, trong mọi thứ từ điện toán lượng tử đến trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế và thiết bị điện, đe dọa chúng ta với việc bị phụ thuộc một cách bất lực vào một thế lực nước ngoài duy nhất. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra, dù sao vẫn còn ít hơn để họ tiếp tục đạt được sau khi trộm cắp lớn tài sản trí tuệ của chúng ta.

 

Đồng thời, người Thực tế nói, chúng ta phải ngăn chặn ảnh hưởng của tiền tệ và sự hiện diện của Trung Quốc trên khắp thế giới trong việc làm xói mòn các thuộc tính cốt yếu của dân chủ qua việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Chúng ta phải bảo đảm rằng các trường đại học, đảng phái chính trị, phát thanh truyền hình, mạng xã hội và tất cả những đổi mới mà thập niên 2020 sẽ mang lại, không khuất phục trước bất kỳ nhà nước hay ý tưởng nào. Và chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ cho những người bị bức hại vì khao khát tự do ngôn luận, ở Hồng Kông hay những nơi khác.

 

Ô, Diều hâu nói, thế thì đây giống như một cuộc Chiến tranh Lạnh mới? Chúng ta thương thảo với họ về kiểm soát vũ khí nhưng nếu không thì nó trở thành một quan hệ hoàn toàn đối đầu? Không, Người Thực tế phải giải thích. Kiểm soát vũ khí không phải là điều duy nhất mà vì nó chúng ta cần Trung Quốc. Liên Xô trước kia không sở hữu hàng ngàn tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ. Họ cũng không phải là yếu tố quan trọng để ngăn chặn mối đe dọa ngày càng tăng của các đại dịch toàn cầu. Và họ cũng không phải là một phần không thể thiếu trong các hiệp định toàn cầu về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học vốn hiện đang cấp bách không tránh được.

 

Người Thực tế biết rằng, sẽ có sự căng thẳng giữa việc không phụ thuộc vào Trung Quốc và việc tìm ra một phương cách mới để làm việc với họ. Kiểm soát căng thẳng đó sẽ là thách thức lớn trong chính sách đối ngoại. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu trong những tháng tới, từ London và Washington, đến Berlin và Canberra, các nhà lãnh đạo phương Tây cùng trở thành những người thực tế.

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats