https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=949731949169327&id=100023975920044
Bên cạnh những kém cỏi trong nghiệp vụ, trong
sử dụng tiếng Việt, trong ứng xử văn hóa, và cả những trò ăn tiền bẩn bựa thì
nhiều nhà báo cũng không phải dạng tồi.
Thử đọc đoạn này: “Trong gần 30 phút VKS đọc
luận tội, 6 bị cáo đứng CÚI NGƯỜI giữa các cảnh sát bảo vệ,
TAY CHẮP PHÍA TRƯỚC”. Những chữ tôi nhấn mạnh (viết hoa) là rất bất thường và
đáng chú ý”.
Trước hết, nguyên cả đoạn văn “tường thuật và
miêu tả” này có thật sự cần thiết khi thông tin về 1 phiên tòa không? Nó trở
nên thừa thãi nếu đặt trong mục đích trình bày những cơ sở cho việc “giữ nguyên
2 bản án”.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=949731915835997&set=a.120477825428081
Ảnh chụp màn hình bài báo của VnExpress
Nhưng tại sao nhà báo lại
vẫn cố ý đưa nó vào? Hãy trở lại với mấy từ “cúi người” và “chắp tay”, mà lại
là giữ nguyên tư thế ấy “trong gần 30 phút” cơ. “Cúi người” và “chắp tay phía
trước” là tư thế của kẻ tự biết mình có tội, tư thế ăn năn thành thật, tư thế
nhận tội. Nhà báo không hề vụng về đâu khi đưa đoạn văn miêu tả này vào bài!
Anh ta đã cùng với với quan tòa tuyên án cho các bị cáo bằng ngòi bút của mình.
Không có sự khách quan
trong những dòng văn tưởng như vô tư ấy. Vì sao ư? Giả sử cả 6 bị cáo đều “cúi
người” và “chắp tay” thật, thì làm sao trong suốt gần 30 phút ấy không có một
ai nhúc nhích hay cử động để dẫn đến chút thay đổi về tư thế? Và tại sao nhà
báo chỉ chọn miêu tả cái cử chỉ ấy mà không miêu tả cả sắc mặt, ánh mắt, đường
gân v.v.. trên thân thể các bị cáo? Có ánh mắt nào nhìn trừng trừng căm giận
hay bất mãn gì không? Nếu anh đưa đoạn văn ấy vào thì việc đòi hỏi cũng phải
đưa những chi tiết khác vào sẽ là hoàn toàn chính đáng.
Việc lựa chọn chi tiết và
dùng chữ để miêu tả chi tiết ấy bao giờ cũng thể hiện ý thức chủ quan của người
viết. Và ở đây, cái chủ quan ấy chính là việc anh nhà báo đã khẳng định về sự
có tội của các bị cáo. Anh ta đã không giữ được cái nhìn khách quan đúng với
bản chất mà một nền báo chí lành mạnh cần tuân giữ như một quy tắc đạo đức nghề
nghiệp tối thiểu.
Anh có thể lẫn trốn được
khỏi ánh mắt người khác, nhưng chữ của anh thì không. Bởi thế, chúng ta hiểu
cái mệnh đề “chữ là người”.
À, còn nữa: nếu ta đã
nhìn thấy ở đây một sự “thống nhất và đoàn kết” này giữa nhà báo và tòa án, thì
ta cũng không cần phải ngạc nhiên về bản án nữa. Có chăng hãy nghĩ cách thay
đổi nó (cái sinh ra bản án ấy) để lịch sử khốn cùng sẽ không bao giờ phải lặp
lại.
P/S: Bị cáo có thể khởi kiện nhà báo. Nếu xả băng ghi hình mà trong suốt
thời gian gần 30 phút ấy họ có đổi tư thế thì tức là nhà báo xuyên tạc và phải
bồi thường.
No comments:
Post a Comment