BTV Tiếng Dân
09/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/09/ban-tin-ngay-9-3-2021/
Tin Biển Đông
VietNamNet có bài: Khi Biển Đông là ‘nam châm’ thu hút nhiều nước.
Không tính đến các tàu hải cảnh và tàu có vũ trang của TQ thường xuyên lởn vởn
ở Biển Đông, các nước Đức, Anh, Pháp đều đã có kế hoạch gửi tàu chiến tới vùng
biển này. Mỹ thì thường xuyên triển khai các hoạt động tuần tra vì tự do hàng
hải hoặc các hoạt động quân sự thách thức tham vọng bá quyền của TQ ở Biển
Đông.
Tác dụng của các cuộc tuần tra tự do hàng hải của
Mỹ: “Hoạt động tự do hàng hải do Mỹ và các đồng minh tiến hành là một
trong những phương thức thể hiện tính hiệu lực của luật pháp quốc tế. Hoạt động
này tự thân nó không ngăn cản được tham vọng của Trung Quốc. Song cùng với các
hoạt động khác, nó góp phần quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”.
Báo Thanh Niên đưa tin: Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ ‘đối đầu’ Trung Quốc ở Biển Đông,
các khu vực khác. Đại diện Hải quân Mỹ thông báo: “Hải quân Mỹ
tiếp tục hoạt động hàng không, hàng hải và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật pháp
quốc tế cho phép. Chúng tôi đang phối hợp với các đồng minh và đối tác nhằm đối
đầu với hành vi thâm hiểm của Trung Quốc, và răn đe, đấu tranh với nỗ lực của
Trung Quốc nhằm phá hoại khu vực châu Á – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Báo Giao Thông đặt câu hỏi: 3 mũi nhọn Hải quân Trung Quốc triển khai trên biển đáng ngại
thế nào? Bà Courtney Hillson, Trưởng phòng thông tin – truyền
thông của Hải quân Mỹ cho biết, quân đội Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh hải
quân bằng cách theo đuổi cách tiếp cận 3 mũi nhọn: “Họ tiếp tục cưỡng
chế những nguồn lực quan trọng từ vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác,
quân sự hoá những khu vực có tranh chấp trên Biển Đông và phát triển lực lượng
tên lửa lớn nhất thế giới”.
VOA đưa tin: Người Việt tại Nhật biểu tình chống Luật Hải cảnh của Trung
Quốc. Một nhóm người Việt ở Nhật đã xuống đường biểu tình phản đối Luật
Hải cảnh của TQ vào cuối tuần qua, với biểu ngữ “Phản đối Trung Cộng dùng luật
hải cảnh ăn cướp biển đảo Việt Nam”. Bà Hoàng Dung, một người Việt sinh sống
tại Tokyo cho biết, cuộc biểu tình diễn ra trưa ngày 7/3, tại công viên Kogai,
trước Đại sứ quán TQ và sau đó là tại khu Shibuya, trung tâm thương mại và nhà
ga ở Tokyo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img10-1.jpg
Người Việt tại Nhật biểu tình phản đối Luật
Hải cảnh TQ trước Đại sứ quán TQ ở Tokyo ngày 7-3-2021. Ảnh: Hoang Dung/VOA
Mời đọc thêm: Đế quốc Trung Quốc tấn công vào Luật Biển quốc tế (RFI). Hải quân Mỹ sẵn sàng đối đầu ở Biển Đông và khu vực châu Á –
Thái Bình Dương (TĐ). – Hải quân Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông (VTC).
– Hải quân Hoa Kỳ cam kết tiếp tục đối đầu với Trung Quốc ở khu
vực Biển Đông (RFA).
.
Tin chính trường
Chỉ sau một ngày làm việc, sáng nay, Ban Chấp hành
TƯ bế mạc Trung ương 2: Tiếp tục kiện toàn lãnh đạo các cơ quan
của Đảng, VietNamNet đưa tin. Hội nghị Trung ương 2 của BCH khóa 13 kết
thúc chỉ sau hơn một ngày làm việc. Tổng Trọng thông báo, “sẽ tiếp
tục kiện toàn lãnh đạo các cơ quan của Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng và
đảng đoàn ở những nơi có sự thay đổi nhân sự”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img1-3.jpg
Hội
nghị Trung ương lần 2 của BCH khóa 13 đã bế mạc sáng nay 9/3. Ảnh: VNN
Mục đích của Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII: Thông qua nhân sự ứng cử
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, VOV đưa tin.
Tin cho biết, Trung ương “bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức
danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh
lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung cao”. Và Bộ
Chính trị “chờ ý kiến Trung ương” trước khi chính thức giới thiệu nhân sự đối
với các chức danh khác để Quốc hội xem xét. Trong khi Quốc hội khóa mới
chưa được bầu!
BBC có bài về Hội
nghị TW 2: Đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ‘chủ chốt’. Một nhà báo ẩn
danh ở Sài Gòn, nhận định: “Ở Việt Nam, do đặc thù của hệ thống chính
trị, người dân hầu như không có tiếng nói gì trong việc sắp xếp nhân sự các cấp
và các nhánh (ngoại trừ một vài kênh góp ý đầy hình thức và các kỳ bầu cử hội
đồng nhân dân các cấp, quốc hội vốn cũng không có giám sát độc lập), nên việc
ai lên, ai xuống là quyết định thuần túy theo tính toán của đảng, theo sự phân
chia quyền lực, thỏa hiệp, nhượng bộ… mà ít người dân nào biết được”.
Mời đọc thêm: Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 của Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước (VOV). – Bế mạc Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII: Thông qua nhân sự
ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt Nhà nước (LĐTĐ). – Nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội
có số phiếu tập trung cao (TP). – Hội nghị Trung ương 2: Giới thiệu nhân sự cấp cao các cơ
quan nhà nước (NLĐ). – Toàn cảnh bế mạc Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa
XIII (TTXVN).
.
Tin đại án
Phiên tòa xử vụ sai phạm dự án Ethanol Phú Thọ bước
sang ngày thứ 2. Trong phần xét hỏi sáng nay, cựu Tổng giám đốc PVB khai lý do chỉ định thầu dự án Ethanol
Phú Thọ, Zing đưa tin. Bị cáo Vũ Thanh Hà, cựu Tổng GĐ PVB thừa nhận đã
ký tờ trình đề nghị HĐQT công ty phê duyệt chỉ định thầu và ký quyết định phê
duyệt chỉ định thầu, dù liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đáp ứng các tiêu
chí của dự án.
Bị cáo Hà cũng thừa nhận không kiểm tra nội dung,
chỉ lo ký văn bản khi tổ giúp việc đấu thầu và thẩm định thầu trình hồ
sơ: “Tiến độ theo bị cáo hiểu lúc đó rất gấp gáp khi anh Đinh La Thăng
đã chỉ đạo. Bị cáo có thể đã hiểu sai nhưng bị cáo vẫn nghĩ rằng đó là nhiệm vụ
chính trị, cố gắng ra quyết định làm sao triển khai cho nhanh”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img2-6.jpg
Bị cáo Đinh La Thăng được cách ly khi VKSND
xét hỏi các bị cáo trong vụ án. Ảnh: TTXVN/Zing
Tin… khó tin trong phiên tòa xét xử vụ Ethanol Phú Thọ: Không có chuyên môn vẫn đấu thầu
dự án 59 triệu USD, theo VTC. Về chi tiết chỉ ký chứ không xem, bị cáo
Vũ Thanh Hà, cựu Tổng giám đốc PVB, khai: “Việc tự ý thay đổi hình thức
đánh giá đạt, không đạt, sang chấm điểm là trách nhiệm của Tổ chuyên gia. Tôi
tuyệt đối tin tưởng chuyên môn của họ, vì tôi không kiến thức gì về đấu thầu”. Dù
không có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, nhưng bị cáo Hà được làm đại
diện chủ đầu tư dự án TK05, với tổng trị giá hơn 59 triệu USD.
Hậu quả của một “quả đấm thép”: Dự án Ethanol Phú Thọ còn nợ hơn 1.000 tỷ đồng, chỉ định nhà
thầu không đủ năng lực, VOV đưa tin. Đại diện PVB thừa nhận, “tính
đến ngày khởi tố vụ án, chủ đầu tư đã sử dụng 1.467 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Chủ đầu tư PVB đã vay của Ngân hàng Seabank và Ngân hàng PVCombank tổng
số tiền 754 tỷ đồng”. Còn đại diện 2 ngân hàng này cho biết, đến nay PVB đã
thanh toán một phần nợ gốc và lãi, hiện còn nợ gốc và lãi là hơn 1.000 tỉ đồng.
Xuất hiện lời khai bất ngờ: Trịnh Xuân Thanh khai nhiều lãnh đạo góp tiền mua đất Tam
Đảo, theo báo Người Lao Động. Trả lời HĐXX, bị cáo Thanh khai, có 4
người đã góp tiền mua mảnh đất ở Tam Đảo, là một quan chức, hiện là Phó
Tổng Giám đốc PVN, ông Trịnh Xuân Tuấn, em trai của bị cáo Thanh, vợ bị cáo
Thanh và một cựu tổng cục phó Tổng cục cảnh sát.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img3-4.jpg
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa. Ảnh:
TTXVN/NLĐ
***
Cơ quan CSĐT Bộ Công an chính thức khởi tố vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Trần
Uyên Phương, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Vụ việc xảy ra ở TP HCM và tỉnh
Đồng Nai, nguyên đơn là các ông Lê Văn Lâm, Tổng GĐ Công ty Kim Oanh Đồng Nai,
ông Nguyễn Văn Chung và ông Lâm Sơn Hoàng, tố giác các ông bà Trần Uyên Phương,
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát; Trần Ngọc Bích; Nguyễn Phi Long và
một số cá nhân khác, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các dự án, bất động sản có
giá trị đặc biệt lớn.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img4-5-1024x681.jpg
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập
đoàn Tân Hiệp Phát, là con gái của ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân
Hiệp Phát. Ảnh: Enternews
Vụ án này có dấu hiệu trở thành đại án kinh tế,
chính trị, vì Tân Hiệp Phát là một trong các tập đoàn “tư bản đỏ” hùng mạnh
nhất VN. Còn nhớ, năm 2015, ông Võ Văn Minh cáo buộc chai nước ngọt có ruồi của Tân Hiệp Phát,
lẽ ra ông phải được bảo vệ quyền lợi với tư cách người tiêu dùng, nhưng ông đã
phải lãnh án tù 7 năm, bởi mối quan hệ của Tân Hiệp Phát với phía công an.
Trước và sau vụ này, Tân Hiệp phát cũng đã dính tới hàng chục vụ bê bối tương
tự, nhiều người đã gặp rắc rối, cũng như tù tội, vì phát hiện sản phẩm kém chất lượng của Tân Hiệp
Phát.
Liên quan đến các thế lực “tư bản đỏ”, đã có ý kiến
cho rằng, khó đụng tới các tập đoàn “tư bản đỏ” Việt Nam hơn là đụng
tới các quan chức. Lý do, các nhóm “tư bản đỏ” với núi tiền có sẵn, có thể mua
được luật pháp. Một trong các bằng chứng cho thấy “sức sống” của “tư bản đỏ”
rất mạnh, đó là vụ shark Liên và nhà máy nước sông Đuống, bị dính
rất nhiều bê bối trong dự án cung cấp nước sạch cho dân thủ đô, nhưng đến giờ
bà Đỗ Thị Kim Liên vẫn vô sự.
Trở lại vụ lừa đảo có liên quan tới Tân Hiệp Phát,
trước đó, công an TP HCM đã bắt người tố cáo con gái ông Trần Quí Thanh, báo
Người Lao Động đưa tin. Ông Nguyễn Văn Chung, một trong 3 người làm đơn tố cáo
bà Phương, đã bị bắt hôm qua 8/3 về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nhưng
khả năng vụ bắt bớ này không phải do phía Tân Hiệp Phát “tác động”, vì công an
thông báo ông Chung bị bắt do thông tin tố cáo liên quan tới “dự án ma” ở quận
12: “Nhiều người mua đất từ ông Chung nhưng lại phát hiện đất này thuộc
sở hữu của một công ty khác”.
Mời đọc thêm: Khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến ái
nữ Dr Thanh (GT). – Khởi tố vụ án liên quan đến tố cáo gia đình ông Trần Quí
Thanh (NLĐ). – Khởi tố vụ án hình sự liên quan đến con gái ông Trần Quí
Thanh (SGGP). – Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở TPHCM và Đồng Nai (TP).
– Công an TP.HCM bắt tạm giam Giám đốc DCB Nguyễn Văn Chung (PLTP).
Mời đọc lại: Sản phẩm của Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu Quốc gia (ĐV).
– Vụ án Ethanol Phú Thọ: Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh
phủ nhận trách nhiệm (ĐĐK). – Ông Đinh La Thăng không nhận trách nhiệm tại dự án Ethanol
Phú Thọ (ĐTCK). – Ông Đinh La Thăng phủ nhận trách nhiệm về sai phạm tại dự án
Ethanol Phú Thọ (VNN). – Trịnh Xuân Thanh khai bị ép ký hợp đồng vụ Ethanol Phú Thọ (TP).
– Bất ngờ nhân vật ông Trịnh Xuân Thanh khai tại tòa (ĐV).
– Vụ Ethanol Phú Thọ: Đấu thầu công khai thành chỉ định thầu (PLTP).
– Nhiều lời khai bất ngờ trong ngày thứ hai xét xử Đinh La
Thăng cùng đồng phạm (CL). – PVB thừa nhận thiệt hại do dừng thi công dự án Ethanol Phú
Thọ (BNews). – Bị cáo vụ Ethanol Phú Thọ “nhắm mắt làm liều” vì sức ép từ
Tập đoàn (NĐT). – Lời khai ‘nhắm mắt làm sai’ trong vụ Ethanol Phú Thọ (VNN).
– Đại gia “núp sau” Trịnh Xuân Thanh mua đất Tam Đảo khai gì? (ĐTCK).
– Không dám đòi tiền Trịnh Xuân Thanh vì ngại chức vụ cao (SGGP).
.
Phúc thẩm vụ án Đồng Tâm
Đại diện VKSND cấp cao TP Hà Nội đề nghị giữ nguyên 2 án tử hình trong vụ giết người ở Đồng
Tâm, VnExpress đưa tin. Công tố viên cho rằng “hành vi dùng bom
xăng, lựu đạn giết ba công an đã phạm tội giết người với tình tiết có tổ chức,
giết nhiều người, giết người đang thi hành công vụ… Đề nghị HĐXX giữ nguyên án
sơ thẩm với 6 bị cáo”, dù phía công tố không cho thực nghiệm hiện trường để
chứng minh các bị cáo có giết người hay không.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-45.jpg
Các bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: TTXVN
Trước khi diễn ra phần tuyên án vụ xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: Các bị cáo được nói lời sau
cùng, theo VietNamNet. Cả phiên sơ thẩm lẫn phúc thẩm đều có sẵn “các
bản án bỏ túi”, cho dù các cáo buộc rất nghiêm trọng nhưng phần xét hỏi cho có,
phiên tòa kết thúc chóng vánh. Cả 2 phiên tòa đều không phải để thực thi công lý
mà chỉ nhằm hợp thức hóa các cáo buộc được “vẽ” ra từ trước.
Theo tin báo “lề đảng”, trong khi nói lời sau cùng,
5 người đàn ông kháng cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt, riêng bà Bùi Thị Nối vẫn
tiếp tục “giáo huấn” HĐXX, nên thường xuyên bị chủ tọa nhắc nhở.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-46.jpg
Thẩm phán Ngô Tự Học, Chủ tọa phiên tòa đọc
bản án, tuyên án các bị cáo. Ảnh: TTXVN
Bản án của thiên tòa này đúng như nhiều người lo
ngại: Phúc thẩm vụ án ở Đồng Tâm: Y án tử hình bị cáo Lê Đình
Công, Lê Đình Chức, VTC đưa tin. HĐXX vẫn quyết định giữ nguyên án sơ
thẩm, hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức vẫn lãnh án tử hình, ông Lê Đình
Doanh nhận án tù chung thân, ông Bùi Viết Hiểu bị tuyên phạt 16 năm tù, ông
Nguyễn Quốc Tiến chịu 13 năm tù, đều với cáo buộc “Giết người”. Tòa cũng bác
đơn của bà Bùi Thị Nối, tuyên phạt y án 6 năm tù về tội “Chống người thi hành
công vụ”.
Mời đọc thêm: Kiểm sát viên: Không thể giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo
vụ Đồng Tâm (TP). Ý kiến của LS Ngô Anh Tuấn: Việt Nam: Xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, tòa y án tử hình 2 bị
cáo (RFI). – Vụ Đồng Tâm: Viện kiểm sát đề nghị y án tử hình 2 bị cáo (PLTP).
– Vụ án tại xã Đồng Tâm: Các bị cáo nói lời sau cùng (TTXVN).
– Tòa bác kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm (Zing).
– Phúc thẩm vụ án tại Đồng Tâm: Y án sơ thẩm đối với 6 bị cáo
kháng cáo (Tin Tức). – Vụ án Đồng Tâm: Y án tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức (NLĐ).
– Phúc thẩm Đồng Tâm: “Đảng có giết Đảng không?” (RFA).
.
Tình hình căng thẳng ở Miến Điện
RFI cập nhật tình hình ở Miến Điện: Lực lượng an ninh tiếp tục bắt giữ người biểu
tình. Nguồn tin từ hiện trường cho biết, các trục giao thông chính của
TP Yangon đã bị quân đội phong tỏa. Đêm qua, lực lượng an ninh lùng sục trong
từng khu nhà dân để tìm bắt người biểu tình. “Theo các nhân chứng tại
chỗ, lực lượng an ninh đã bắt đi hàng chục người”.
Thành viên của một tổ chức công đoàn độc lập, trụ
sở tại Mỹ, đang có mặt tại Myanmar cho biết: “Tôi cho rằng điều quan
trọng phải biết là trong lúc tôi đang nói ở đây thì quân đội đang tìm kiếm, bắt
giữ tại nhà lãnh đạo các tổ chức công đoàn. Hàng tối, các quân nhân xuống tận
phòng ngủ của những công nhân dệt may, hoặc đột nhập vào các nhà hàng xóm để
tra hỏi tìm kiếm những đại diện công đoàn. Những người lao động tham gia công
đoàn trên tuyến đầu phong trào đấu tranh là những nạn nhân của các vụ truy bức”.
VOA đưa tin: Biểu tình lẻ tẻ tiếp diễn ở Myanmar sau khi hàng trăm người
thoát khỏi vòng vây an ninh. Sau hàng loạt vụ bắt bớ tối qua, “lực
lượng an ninh Myanmar đã nhanh chóng dẹp tan các cuộc biểu tình lẻ tẻ chống
chính quyền” hôm nay. Một nhóm bảo vệ nhân quyền cho biết, khoảng 50
người đã bị bắt ở khu vực Sanchaung, sau khi cảnh sát khám xét các ngôi nhà ở
đây. Hiện các cuộc kiểm tra, lùng sục vẫn đang diễn ra.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img6-1-1024x576.jpg
Biểu tình chống đảo chính tiếp tục diễn ra ở
TP Yangon, Myanmar, trong hôm nay 9/3. Ảnh: AP/VOA
VnExpress đưa tin: Nữ tu Myanmar quỳ xin cảnh sát không bắn người biểu tình.
Vụ việc diễn ra hôm qua, nữ tu Ann Roza quỳ trên đường phố Myitkyina, bang Kachin,
để cầu xin cảnh sát vũ trang dừng bạo lực với người biểu tình. Bà nói với cảnh
sát: “Nếu muốn nổ súng, các anh phải bước qua tôi”. Nữ tu Roza chia
sẻ: “Khoảng 12h, lực lượng an ninh chuẩn bị đàn áp nên tôi một lần nữa
van xin họ, tôi quỳ xuống trước mặt họ và cầu xin đừng bắn, đừng bắt người dân…
Cảnh sát cũng quỳ gối và nói với tôi họ phải làm điều đó để ngăn chặn biểu
tình”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img7-1.jpg
Nữ
tu Ann Roza quỳ trước cảnh sát ở thành phố Myitkyina, bang Kachin hôm qua 8/3,
trong khi hai cảnh sát cũng quỳ với bà. Ảnh: AFP/VNE
Báo Tuổi Trẻ có clip: Nữ tu
Myanmar quỳ gối xin cảnh sát không bắn người biểu tình.
https://www.youtube.com/watch?v=Uroot8QSy1E
Mời đọc thêm: Chính quyền Myanmar bị chỉ trích vì khai quật tử thi cô gái
19 tuổi (GT). – An ninh Myanmar lùng sục xuyên đêm để bắt người biểu tình
chống lệnh giới nghiêm (TĐ). – Myanmar:
Người biểu tình được giải thoát sau khi ‘bị kẹt’ qua đêm (BBC).
– Miến Điện: Trường kỳ kháng chiến để lật đổ tập đoàn quân sự (RFI).
– Tình hình Myanmar: Giáo sư người Australia bị bắt khi chạy
trốn cùng “bí mật nhà nước”; lực lượng an ninh ngừng vây người biểu tình (TG&VN).
– Đại sứ Myanmar ở Anh kêu gọi thả bà Aung San Suu Kyi (Zing).
– Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ người tị nạn từ Myanmar chạy trốn
bạo lực (VTC).
***
Thêm một số tin: Việt Nam ‘hạnh phúc nhất Á Châu’ chỉ là tuyên truyền bịp bợm (NV).
– Dịch tả lợn Châu Phi tái phát ở Hà Tĩnh và Nghệ An (RFA).
– Vì
sao phim châu Á ít cơ hội giành Quả Cầu Vàng và Oscar? (BBC).
– Ấn Độ kêu gọi Bộ Tứ đầu tư mạnh cho vac-xin Covid-19 để cạnh
tranh với Trung Quốc — Ngoại giao Trung Quốc: Bàn tay sắt trong vỏ bọc nhung (RFI).
No comments:
Post a Comment