BTV Tiếng Dân
04/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/04/ban-tin-ngay-4-3-2021/
Tin Biển Đông
VTC đưa tin: Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Đài CCTV của
TQ tiết lộ, Quân đội TQ đã điều động lực lượng hỗn hợp gồm hải quân, lục quân
và không quân tham gia diễn tập tác chiến xung quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần
đảo Hoàng Sa của VN. Theo TQ: “Cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng tác
chiến, triển khai các chiến thuật trong tình huống có chiến tranh”.
Tin cho biết, “video của CCTV cho thấy cuộc
tập trận có sự tham gia của một số tàu đổ bộ đệm khí Type 726 (biệt danh Ngựa
hoang, do TQ tự sản xuất) đang rời tàu đổ bộ Type 071 và lao vào một bãi biển,
mỗi tàu có một xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96A và binh sĩ hải quân trên tàu”.
Tham gia tập trận còn có tàu khu trục tên lửa dẫn
đường Type 052D, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 054A và một tàu hỗ trợ
canh gác ngoài khơi, trong khi máy bay chiến đấu Su-30MKK và máy bay ném bom
H-6K quần thảo trên không.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img13.png
Hình ảnh video TQ tiến hành tập trận đổ bộ ở
Biển Đông. Ảnh: Weibo/VTC
Báo Thanh Niên có bài: Kịch bản Trung Quốc phong tỏa tiền đồn phía bắc Biển Đông.
Đó là kịch bản TQ sử dụng nhiều biện pháp, bao gồm quân sự, để phong tỏa quần
đảo Đông Sa (Pratas), nằm ở phía bắc Biển Đông, hiện do Đài Loan kiểm
soát. “Từ giữa năm 2020 đến nay, cả Đài Bắc lẫn Bắc Kinh đều có nhiều
động thái quân sự quanh quần đảo này”.
Cựu đại tá Carl O.Schuster, giảng dạy ở ĐH Hawaii
về quan hệ quốc tế, lịch sử, cho rằng, nhiều khả năng trong thời gian tới Bắc
Kinh sẽ tăng cường các hoạt động “vùng xám” như một động thái “phong tỏa” Đông
Sa nhằm gây áp lực về kinh tế lẫn quân sự đối với Đài Bắc. “Bắc Kinh có
thể điều động tàu hải cảnh để cản trở tàu Đài Loan vận chuyển hàng hóa đến các
đảo lân cận và Đông Sa”.
Diễn biến mới vụ Đức đưa tàu chiến tới Biển Đông: Mỹ khen, Trung Quốc dọa nạt,
theo báo Tuổi Trẻ. Vương Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ lên tiếng,
mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên biển và bay qua không phận ở Biển
Đông, “nhưng những điều đó không nên được sử dụng như một cái cớ để đe
dọa chủ quyền và an ninh của các quốc gia ven biển”. Còn phía Mỹ ủng
hộ: “Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ của Đức đối với một trật tự khu
vực dựa trên luật lệ”.
Báo Thế Giới và VN có bài: Cách tiếp cận ‘tái trấn an và nghiêm túc’ của Mỹ trong vấn
đề Biển Đông. Theo đó, “chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông,
đặc biệt trong bối cảnh các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ trong khu vực,
được thể hiện qua việc Mỹ triển khai một trong những tàu ngầm tiên tiến USS
Ohio (tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường) ở vùng biển tranh chấp”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc diễn tập trái phép ở Hoàng Sa (VNE).
– Trung Quốc tập trận đổ bộ tấn công phi pháp tại Hoàng Sa (PLTP).
– Trung Quốc công bố hình ảnh tập trân đổ bộ, dằn mặt Đài Loan (VietTimes).
– Khinh hạm Đức
tới Biển Đông:
Tàu chiến nào được
lựa chọn? (KT).
– Tại sao Đức lên kế hoạch điều tàu chiến đến Biển Đông vào
lúc này? (TN). – Châu Á tăng chi tiêu quốc phòng: Dấu hiệu cho thấy an ninh
khu vực đang xấu đi (VOV).
Sai phạm ở thành Hồ
Diễn biến mở rộng vụ án SAGRI: Bộ Công an khởi tố cựu Phó Chánh văn
phòng UBND TPHCM, báo Tiền Phong đưa tin. Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã
khởi tố 3 bị can gồm: Lê Văn Thanh, cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TPHCM; Nguyễn
Thị Thanh An, cựu Kiểm soát viên SAGRI và Nguyễn Thanh Chương, cựu Trưởng phòng
Phòng Đô thị thuộc Văn phòng UBND TPHCM.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/2-4.png
Ảnh từ trái sang phải: Ba bị can Lê Văn
Thanh, Nguyễn Thị Thanh An, Nguyễn Thanh Chương. Ảnh: Bộ Công an.
Nhóm 3 bị can này đã bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư
trú và khám xét chỗ ở về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước gây thất thoát, lãng phí” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đây là diễn biến mới nhất trong vụ điều tra sai phạm xảy ra tại Công ty SAGRI,
nơi ông Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải, từng làm Tổng
GĐ.
Cũng ở thành Hồ, công an vừa khởi tố, tạm giam nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP HCM
và 2 lãnh đạo doanh nghiệp, theo báo Người Lao Động. Công an TP HCM ra
quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bà Lê Thị Thanh Tuyền, cựu Chánh
Thanh tra Sở Tài chính TP HCM về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Liên quan đến vụ án, Công an TP HCM cũng ra lệnh
bắt tạm giam bị can Phan Văn Duyệt, Phó GĐ Công ty Đông Phương và Phan
Văn Bình Tâm, GĐ Công ty tư vấn xây dựng Tâm Phú Tài, em trai ông Duyệt, hai
người cùng tội danh như bà Tuyền. Trong vụ án này, bị can Nguyễn Thị Loan, cựu
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Củ Chi, TP HCM cũng bị khởi tố nhưng được cho tại
ngoại.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img12.png
Bị can Lê Thị Thanh Tuyền, cựu Chánh
Thanh tra Sở Tài chính TP HCM. Ảnh: NLĐ
RFA đặt câu hỏi: Pháp xử tù cựu tổng thống do tham nhũng, liệu Việt Nam có
thể làm như Pháp? GS Phạm Minh Hoàng bên Pháp nói về vụ xử tù cựu
Tổng thống Sarkozy: “Đối với tôi thì tôi thấy rằng dù một người có làm
tổng thống đi chăng nữa và một khi đã hết chức vụ, trở thành thường dân mà có
những lầm lỗi thì phải chịu trước pháp luật. Chuyện đó là chắc chắn rồi vì luật
pháp không nương cho ai hết”.
Nhà báo Võ Văn Tạo so sánh với tình hình ở các chế
độ độc đảng như VN: “Ở những quốc gia có đa đảng, có đảng đối lập thì
càng như thế nữa. Tức là phía đối lập với phía cầm quyền, họ tìm cách không
buông tha đối với những tiêu cực của giới chức thuộc đảng cầm quyền. Đó là
chuyện bình thường. Tuy nhiên, đối với những nước như Việt Nam, Trung Quốc và
một số nước độc đảng, nói thẳng là độc tài, thì cũng có nhưng hiếm lắm”.
Mời đọc thêm: Khởi tố thêm 3 bị can liên quan vụ án tại Tổng Công ty Nông
nghiệp Sài Gòn (SGGP). – Khởi tố cựu Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM (Zing).
– Nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM bị khởi tố, bắt
tạm giam (NNVN). – Công an TPHCM nói gì về việc bắt cựu Chánh thanh tra Sở Tài
chính? (TP). – Khởi tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM và 3 bị
can vì gây thất thoát 20 tỷ đồng (DNVN). Mời đọc lại: Bị can Nguyễn Thành Mỹ, đồng phạm với ông Lê Tấn Hùng, vừa
qua đời (VNN).
Thảm sát tiếp diễn ở Myanmar
Về số liệu người biểu tình thiệt mạng trong ngày
hôm qua 3/3/2021 ở Myanmar, do nhà nước quân phiệt đã dùng nhiều biện pháp chặn
thông tin, trong đó có ngăn kết nối internet, nên thông tin về số người dân
thương vong liên quan đến biểu tình đã không được cập nhật kịp. Cho đến khoảng
7h tối hôm qua, hầu hết báo “lề đảng” thống nhất với nhau ở con số 9 người thiệt mạng.
Sáng 4/3, nguồn tin chính thống của LHQ công bố,
cho thấy số người biểu tình thiệt mạng ở Myanmar hôm qua lớn hơn nhiều. Zing
dẫn số liệu từ bà Christine Schraner Burgener, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại
Myanmar, công bố: 38 người chết trong biểu tình tại Myanmar. Theo
đó, “ít nhất 38 người đã thiệt mạng hôm 3/3 trong ngày
nhiều thương vong nhất từ khi người dân xuống đường phản đối chính quyền quân
sự sau chính biến tại Myanmar”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img1-2-1024x681.png
Biểu tình ở TP Yangon, Myanmar ngày hôm qua
3/3. Ảnh: AFP/Zing
Bạo lực hậu đảo chính Myanmar ngày càng leo thang,
khiến khái niệm “ngày đẫm máu nhất” liên tục thay đổi. “Ngày đẫm máu nhất” đầu
tiên là ngày 20/2, khi 2 người biểu tình thiệt mạng ở TP Mandalay,
một ngày sau khi có trường hợp người biểu tình tử vong đầu tiên.
Nhưng con số người chết trong ngày 20/2 nhanh chóng
bị làm mờ bởi cuộc thảm sát ngày 28/2, khiến 18 người biểu tình thiệt mạng ở
nhiều khu vực trên cả nước Myanmar. Chỉ 3 ngày sau đó, khái niệm “ngày đẫm máu
nhất” lại bị thay đổi. Con số 38 người bị giết chết hôm 3/3 lớn
hơn tất cả các con số đã công bố trong các ngày trước đó gộp lại.
Chỉ một ngày trước vụ thảm sát 3/3, nhà nước quân
phiệt Myanmar còn tỏ ra “dịu giọng” với lời hứa không dùng đạn thật bắn người
biểu tình. Nhưng đến hôm nay thì chiếc “mặt nạ” của họ đã biến mất không còn
dấu vết, để lộ nguyên hình là những kẻ bạo quyền: Đàn áp đẫm máu người biểu tình, quân đội Myanmar nói không
sợ bị trừng phạt và cô lập. Bà Christine Schraner Burgener xác nhận,
Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Myanmar Soe Win đã nói như vậy khi bà cảnh báo nhà
nước quân phiệt Myanmar sẽ bị trừng phạt và cô lập.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img2-2-1024x370.jpg
Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Myanmar Soe Win
(trái) trong một cuộc trao đổi qua video với bà Christine Schraner Burgener,
đặc phái viên về Myanmar của Liên Hiệp Quốc ngày 5/2/2021. Ảnh: MNA/TT
Bà Burgener kể với báo giới New York, ở Mỹ: “Ông
ấy trả lời: Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt và chúng tôi đã sống sót.
Khi tôi cảnh báo họ sẽ bị cô lập, ông đáp: Chúng tôi phải học cách đi cùng chỉ
vài người bạn”. Hơn một tháng sau vụ đảo chính, Hội đồng Bảo an LHQ vẫn
chưa thể lên án thế lực tiến hành đảo chính ở Myanmar, do sự ngăn trở của Nga
và TQ, hai thành viên thường trực của hội đồng này.
VnExpress có bài: Phút cuối của cô gái bị bắn chết trong biểu tình Myanmar.
Đó là cô Kyal Sin, 19 tuổi, có biệt danh Angel, đã tham gia biểu tình phản đối
đảo chính tại TP Mandalay hôm 3/3. Angel cho biết, cô đấu tranh cho nền dân chủ
mà cô đã bỏ phiếu bầu hồi tháng 11/2020, cũng chính là lần đầu tiên Angel được
đi bỏ phiếu. Angel đã chết khi bị trúng đạn vào đầu.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img3-1.jpg
Cô Kyal Sin (Angel – người mặc áo đen) tìm
chỗ ẩn nấp khi cảnh sát giải tán người biểu tình ở TP Mandalay ngày 3/3, ngay
trước khi cô bị bắn chết. Ảnh: Reuters/VNE
Cô Myat Thu, người bạn cùng biểu tình với Angel cho
biết, cảnh sát ban đầu chỉ dùng hơi cay, nhưng sau đó thẳng tay bắn đạn
thật. “Hình ảnh nhanh chóng xuất hiện trên Facebook cho thấy thi thể
của Angel cạnh một nạn nhân khác bị bắn chết”.
Tài khoản Youtube Dawei Paing có clip: Đảo chính
quân sự Myanmar ngày thứ 31 (3/3/2021), cô bé 19 tuổi Ma Kyal Sin đã bị bắn
chết bởi xạ thủ quân đội. Clip ghi lại khoảnh khắc cuối của Angel,
người đeo balo đen, mặc áo đen có dòng chữ trắng “Everything…” Ảnh chụp thi thể
Angel ở cuối clip:
Myanmar
Military Coup Day 31 (3Mar2021)19 year old Ma Kyal Sin was shot by a military
sniper,
https://www.youtube.com/watch?v=IJSQxeBuNQk
Bạo quyền vẫn không thể khuất phục lòng dân: Nhà hoạt động Myanmar tuyên bố tăng cường biểu tình sau
‘ngày chết chóc’, theo VTC. Nhà hoạt động Maung Saungkha phát
biểu: “Chúng tôi hiểu rằng mình có thể bị bắn chết bằng đạn thật, nhưng
việc sống sót dưới chế độ quân sự cũng chẳng có nghĩa lý gì, vì vậy chúng tôi
chọn con đường nguy hiểm này để trốn thoát… Chúng tôi sẽ chiến đấu với quân đội
bằng tất cả mọi cách có thể. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là xóa bỏ hệ
thống chính quyền quân sự từ tận gốc rễ”.
Đáp lại, chế độ quân phiệt tiếp tục dùng vũ
lực: Myanmar dùng súng, hơi cay giải tán người biểu tình,
VietNamNet đưa tin. Người biểu tình tiếp tục xuống đường và cảnh sát Myanmar
tiếp tục dùng súng, hơi cay để giải tán biểu tình tại các khu vực Yangon
Monywa, Pathein. Những người biểu tình đã tập trung tại thị trấn ngôi đền cổ
Bagan. Tại đây, hàng trăm người biểu tình mang theo ảnh bà Suu Kyi cùng biểu
ngữ có dòng chữ: “Trả tự do cho lãnh đạo của chúng tôi”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img4-1.jpg
Người biểu tình Myanmar dùng khiên để chống
lại súng, hơi cay của cảnh sát nhằm giải tán đám đông. Ảnh: Reuters/VNN
Diễn biến mới biểu tình Myanmar: Quân đội điều chiến đấu cơ bay ngang
thành phố để thị uy, báo Tiền Phong đưa tin. Sáng nay, 5 máy bay chiến
đấu của quân đội Myanmar đã thực hiện chuyến bay tầm thấp qua TP
Mandalay, “dường như để thể hiện sức mạnh quân sự”. Hơn 60 người biểu tình đã thiệt mạng,
nhà nước quân phiệt không có bất cứ hành động nào, dù là nhỏ nhất, để chia buồn
với dân, còn bày trò dùng máy bay chiến đấu để dọa dân, chính là gửi đi thông
điệp: Theo ta hoặc là chết.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img5-1.jpg
5 Máy bay chiến đấu Myanmar xuất kích sáng
nay 4/3. Ảnh: Myanmar Now/TP
VTC có bài: Chính biến Myanmar: Bài kiểm tra đối với thế giới thời hậu
Trump. “Mỹ, Canada và New Zealand… lên án cuộc đảo chính, hành
động bắt giam bà Suu Kyi và trấn áp đối với dân thường. Trong khi đó, Trung
Quốc lên tiếng sẽ theo dõi sát sao tình hình mà không lên án quân đội Myanmar.
Mời đọc thêm: Miến Điện: Cảnh sát tiếp tục bắn người biểu tình, bất chấp kêu
gọi ‘‘kiềm chế’’ của ASEAN (RFI). – Đặc phái viên Liên hợp quốc báo cáo 38 người tử vong trong 1
ngày tại Myanmar (TQ). – 38 người biểu tình Myanmar chết trong một ngày (VNE).
– Chính biến Myanmar: 38 người biểu tình bị bắn chết ngày 3-3 (PLTP).
– Cái chết của cô gái 19 tuổi và cơn giận dữ của người Myanmar (VTC).
– Video cảnh sát Myanmar đánh đập dã man nhân viên y tế (GT).
– Myanmar trải qua ngày “đẫm máu”, quân đội sẵn sàng đón lệnh
trừng phạt (VNN).
– Đặc phái viên LHQ kêu gọi biện pháp nhằm ổn định tình hình
tại Myanmar (Tin Tức). – 19 cảnh sát Myanmar trốn sang Ấn Độ (Zing). – Myanmar: Chính biến khiến một loạt dự án cơ sở hạ tầng
‘khủng’ đắp chiếu (KTĐT). – Hai chuyến bay đưa hơn 390 công dân Việt Nam từ Myanmar về
nước, hạ cánh tại Đà Nẵng (TG&VN). – Mời đọc lại: Quân đội Myanmar ra lệnh ‘không dùng đạn thật’ bắn người
biểu tình (TT).
.
Tin nước Mỹ
Zing đưa tin: Hạ viện Mỹ hủy phiên họp vì Điện Capitol có nguy cơ bị tấn
công. Hạ viện Mỹ lên kế hoạch tranh luận và bỏ phiếu về dự luật cải cách
cảnh sát vào ngày 4/3, nhưng dự định họp bị hủy bỏ, “sau khi cảnh sát
cảnh báo về nguy cơ tòa nhà quốc hội bị một nhóm vũ trang xâm nhập”.
VOA dẫn tin từ Reuters: Cảnh sát cảnh báo âm mưu khả dĩ tấn công Điện Capitol.
Ngày 3/3, Lực lượng cảnh sát bảo vệ Điện Capitol cho biết, “họ nhận
được tin tình báo về một âm mưu khả dĩ của một tổ chức dân quân muốn xâm nhập
tòa nhà Quốc hội vào ngày 4/3, một kế hoạch tương tự như cuộc tấn công hôm 6/1”.
Tin cho biết, “các phần tử cực đoan cánh
hữu nằm trong số đám đông ủng hộ viên của cựu Tổng thống Donald Trump xông vào
Điện Capitol ngày 6/1 làm gián đoạn việc Quốc hội phê chuẩn chiến thắng bầu cử
của ông Joe Biden”. Những người tin theo thuyết âm mưu của QAnon bây giờ
vẫn tin ông Trump sẽ tuyên thệ tổng thống vào ngày 4/3 và ông ta sẽ trở về cầm
quyền.
Nhìn lại vụ bạo loạn ngày 6/1, báo Người Việt có
bài: Hơn 3 tiếng sau khi Quốc Hội kêu cứu, Bộ Quốc Phòng mới viện
binh. Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ ngày 3/3, Đại tướng
William Walker, tư lệnh lực lượng Vệ Binh Quốc Gia DC kể rằng ông Brian Sund,
chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Hội đã khẩn thiết gọi lúc 1h49’ trưa ngày 6/1 để
yêu cầu tăng viện vì đám đông bắt đầu bạo động tấn công điện Capitol.
Nhưng tướng Walker nhận được chỉ thị từ Bộ Trưởng
Lục Quân Ryan McCarthy ra lệnh, chỉ có quyền điều quân khi không còn giải pháp
nào khác và phải có một kế hoạch hành quân rõ ràng: “Nếu không có lệnh
của ông McCarthy, tôi đã điều động viện binh đến ngay khi lời kêu cứu của Cảnh
Sát Quốc Hội”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img7-1024x683.jpg
Tướng William Walker, tư lệnh Vệ Binh Quốc
Gia DC, trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Mỹ ngày 3/3. Ảnh: Greg Nash/ AFP
Cựu Đại úy Ryan McCarthy đã
được ông Trump bổ nhiệm làm Bộ trưởng Lục quân, buộc Đại tướng William Walker,
tư lệnh lực lượng Vệ Binh Quốc Gia DC không thể cãi lệnh. Thông điệp yêu cầu
viện binh được gửi đi lúc 1h49’ chiều, nhưng mãi tới 3h19’, Bộ Quốc Phòng mới
chấp thuận. Có thể thấy “rễ độc” của “triều đại Trump” đã ăn sâu, phá hoại nước
Mỹ như thế nào.
RFI dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ : Cạnh tranh với Trung Quốc là thách thức
địa chính trị lớn nhất thế kỷ XXI. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken so sánh
thách thức từ TQ với các nước Nga, Iran, Bắc Triều Tiên: “Thách thức do
Trung Quốc đặt ra thì khác, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh
tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ có thể là lay chuyển nghiêm trọng hệ thống
quốc tế ổn định và cởi mở, mọi quy tắc, giá trị và quan hệ”.
VOA có bài: Vì sao quyền lực mềm của Mỹ suy giảm. Theo bảng xếp hạng chỉ số Quyền lực mềm toàn cầu 2021, cho
thấy quyền lực mềm của nước Mỹ đã giảm nhiều, từ vị trí dẫn đầu rớt xuống hạng
6, nhường hạng nhất cho nước Đức. Nguyên do dĩ nhiên là 4 năm nước Mỹ “vĩ đại
trở lại” dưới “triều đại Trump”.
GS Joseph Nye, ĐH Harvard bình luận: “Quan
điểm hạn hẹp của ông Trump đối với các đồng minh quốc tế, việc rút khỏi các
thoả thuận toàn cầu như Hiệp định Khí hậu Paris và thiếu sự hỗ trợ cho WHO (Tổ
chức Y tế Thế giới) đã gây tổn hại đến quyền lực mềm của Mỹ trước khi COVID-19
bùng phát”.
Nước Mỹ trải qua bạo loạn ngày 6/1 và đến nay “bóng
ma” bạo loạn vẫn còn ám ảnh. Miến Điện bị đảo chính ngày 1/2, đến nay đã có hơn
60 người biểu tình thiệt mạng. Hai quốc gia cách nhau nửa vòng Trái Đất có điểm
chung: Các biến loạn đều từ lời nói dối không có căn cứ “gian lận bầu cử”. Nhìn
lại vụ bạo loạn, ông Trump cho rằng đó là “lễ hội yêu thương”, còn
những kẻ đứng đầu nhà nước quân phiệt Myanmar tuyên bố sẽ tiếp tục mạnh tay với
người biểu tình, mặc kệ áp lực quốc tế.
Mời đọc thêm: Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn
công mới (TTXVN). – Âm mưu tấn công Đồi Capitol, Mỹ (Tin Tức).
– Mỹ:
Cảnh sát Capitol cảnh báo nguy cơ tòa nhà Quốc Hội bị tấn công (BBC).
– Bị người ủng hộ Trump đe dọa, Hạ Viện Mỹ hủy họp ngày 4
Tháng Ba (NV). – Trung-Mỹ bắt đầu cuộc đua Catamaran (ĐV).
– Blinken:
Trung Quốc là ‘thách thức địa chính trị lớn nhất’ của Mỹ (VOA).
– Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc là ‘phép thử địa chính trị lớn
nhất thế kỷ 21’ (VNN). – ‘Nền kinh tế Biden’ sẽ là cơn ác mộng với Trung Quốc? (Zing).
***
Thêm một số tin: Thất nghiệp tăng cao nhất 10 năm qua, bác đề xuất tăng lương
tối thiểu vùng năm 2021 (TP). – Không tăng lương tối thiểu năm 2021 để duy trì việc làm cho
lao động (TTXVN). – Thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức từ lớp 3 đến lớp 12: Bộ
GD&ĐT thông tin thêm (VTC). – Mỹ: Texas mở lại thương mại, Biden kêu gọi không dỡ bỏ phong
tỏa quá sớm — Covid-19: TT Biden tuyên bố cuối tháng 5 đủ vac-xin cho toàn
dân Mỹ — Bình Nhưỡng xoay sở mọi cách, kể cả tin tặc để đối phó với cấm
vận và dịch bệnh (RFI).
No comments:
Post a Comment