Bà
cụ bán sách cũ xuyên đêm ở ngã tư Bảy Hiền tại TP.HCM
Đào
Phương - Zing.vn
Thứ bảy, 20/3/2021 08:26
(GMT+7)
https://zingnews.vn/ba-cu-ban-sach-cu-xuyen-dem-o-nga-tu-bay-hien-tai-tphcm-post1195075.html
Mỗi đêm đều ngồi bán sách cũ tại ngã tư Bảy Hiền,
bà Hường (65 tuổi) bất ngờ và hạnh phúc khi những ngày gần đây bỗng có nhiều
bạn trẻ tìm đến để mua ủng hộ mình.
Hơn 21h, bà Nguyễn Thị
Minh Hường (65 tuổi) bắt đầu bày những quyển sách cũ trên vỉa hè ở ngã tư Bảy
Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM). Giữa dòng xe cộ đông đúc, hối hả, hình ảnh người
phụ nữ lớn tuổi với mái tóc bạc trắng, kiên nhẫn đứng bán sách xuyên đêm ở điểm
nút giao thông đã quen thuộc với nhiều người hay đi qua đây.
Khi phóng viên Zing ghé
đến, có khá đông bạn trẻ tới đây mua sách của bà. Những vị khách nhắc nhau dựng
xe gọn vào một góc để tránh ảnh hưởng tới người đi đường rồi say sưa lựa sách.
Suốt hơn một tiếng đồng
hồ, bà Hường bận rộn bán hàng, không có khoảng nghỉ ngơi. Vừa vui vẻ chào khách
mới đến, bà vừa cúi xuống tìm những cuốn sách khi có người hỏi, tư vấn để họ
mua có được quyển sách ưng ý. Với vị khách nào bà cũng trò chuyện hồ hởi, xưng
“mình” một cách gần gũi.
“Tôi bán sách ở đây được khoảng một năm nay, đêm nào
cũng hơn 1h sáng mới dọn hàng về. Mấy hôm nay bỗng nhiên có đông bạn trẻ tới
mua, tôi mừng lắm. Có bạn nói đọc được chuyện của tôi trên mạng rồi đi ngang
ủng hộ, thấy ai cũng rất dễ thương”, bà Hường tranh thủ trò chuyện với phóng viên khi khách vãn.
https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/ofh_btgazspf/2021_03_19/1_zing_1.jpg
Mỗi đêm, bà Hường
bán sách cũ ở ngã tư Bảy Hiền từ 21h đến 1h sáng hôm sau.
Công việc gắn với niềm vui
Hàng sách vỉa hè vốn là
của em gái bà, vì chuyện riêng, khoảng một năm nay bà ra đây bán thay. Vốn là
một người mê sách, thích đọc các thể loại sách khác nhau, bà vui và tận hưởng
khi được làm công việc này.
Những quyển sách cũ được
xếp đặt cẩn thận trên vỉa hè, theo từng chủ đề hoặc tác giả để khách dễ dàng
tìm kiếm.
“Những sách này là của một người bạn lựa sẵn rồi
mang đến cho tôi bán. Mỗi quyển tôi được giảm 40% trên giá bìa, khi bán lại cho
khách, tôi giảm 25%, nghĩa là còn lời được 15%. Nhiều khi thấy quyển sách lâu
năm, hơi cũ quá hay khách nói chuyện dễ thương tôi lại giảm thêm một chút nữa”, bà vui vẻ nói.
https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/ofh_btgazspf/2021_03_19/4_zing_1__1.jpg
https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/ofh_btgazspf/2021_03_19/9_zing_1.jpg
Nhiều bạn trẻ đọc
được câu chuyện của bà Hường trên mạng, tìm đến để mua sách ủng hộ bà.
Lựa được 3 quyển sách ưng
ý từ sạp sách của bà Hường, Ngọc Tân (quận 6) vui vẻ nhìn ngắm và mở từng quyển
ra xem xét lại. Anh kể biết đến câu chuyện của bà Hường qua bài chia sẻ trên
mạng.
“Từ nhà mình sang đây phải đi xe hết 30 phút, tối
nay có dịp đi ăn ở gần chỗ này nên mình tranh thủ sang xem sách và mua ủng hộ
bà”.
Thanh Việt (sinh viên năm
2) cũng rủ bạn của mình đến mua sách của bà Hường sau khi thấy câu chuyện xúc
động của bà trên mạng.
“Mình tới đây vì rất muốn giúp đỡ bà. Thấy bà đã lớn
tuổi nhưng vẫn phải bán sách cả đêm ở ngoài đường, mình rất thương. Bà xưng
‘mình - bạn’ khiến mình cảm thấy rất gần gũi, bà còn nhiệt tình giới thiệu
những quyển sách theo ngành học của mình”.
Sau khi xem sách, Việt
mua được một quyển tiểu thuyết và 2 quyển truyện ngắn với giá 175.000 đồng. Cô
xúc động khi bà Hường cười và bảo: “Bạn chỉ cần đưa cho mình 170.000 đồng thôi,
lần sau lại đến mua nữa nhé”.
https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/ofh_btgazspf/2021_03_19/8_zing_1.jpg
Chủ sạp sách cũ
thích được trò chuyện với các bạn trẻ yêu sách.
Đường từ cơ quan về nhà
đi qua ngã tư này nên Phan Hà Sơn (29 tuổi, quận Gò Vấp) thường nhìn thấy bà
Hường mỗi đêm tăng ca về muộn. Anh thỉnh thoảng dừng lại để mua giúp bà.
“Lần nào bà cũng nói chuyện rất dễ thương, vui vẻ và
giảm giá hơn một chút cho mình, nhưng mình hay trả thêm tiền chứ không muốn
được bớt. Đây cũng là chỗ mình tìm thấy vài quyển sách xuất bản đã lâu, giờ
kiếm ở các nhà sách không có. Những lần như vậy mình rất vui”, anh nói.
Mưu sinh
Sinh ra ở Hà Nam, bà
Hường cùng gia đình chuyển vào TP.HCM sinh sống từ nhiều năm nay. Hiện bà ở
cùng 3 người em trai và một em gái trong căn nhà nhỏ được ba mẹ để lại.
Ngày trước, bà làm nhiều
công việc khác nhau để mưu sinh, ai mướn gì làm đó, đến lúc sức khỏe yếu dần,
bà đành phải nghỉ. Bây giờ, thu nhập của người phụ nữ 65 tuổi chỉ dựa vào việc
bán những cuốn sách cũ.
Niềm vui lớn nhất của bà
là được nghe mọi người hào hứng bàn về sách, nhìn thấy vị khách của mình mừng
rỡ khi tìm được một quyển sách họ ưng ý.
Bà kể có những người
khách quen thấy thương bà, thường mang sách cũ của họ ra để cho bà bán thêm.
“Hôm trước có cô mang cho tôi một túi sách. Sau đó
một bạn nữ là giáo viên vào mua, bảo thích mấy sách ấy lắm nên tôi bảo bạn cầm
hết về cho học sinh chứ tôi không lấy tiền. Hôm nay cô kia lại đến, nghe tôi kể
như vậy, cô ấy vui lắm vì những cuốn sách của mình cho lại có người yêu thích
và được truyền lại, vậy là ai cũng hạnh phúc”.
https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/ofh_btgazspf/2021_03_19/7_zing_1.jpg
Dù sức khỏe yếu, bà
Hường vẫn cố gắng đứng bán sách mỗi đêm.
Đôi chân đã yếu nên mỗi
khi bước lên xuống vỉa hè, bà Hường phải lấy tay chống vào đùi mới lấy sức nhấc
được chân lên. Những lúc nói chuyện lâu với khách, thỉnh thoảng bà phải dừng
lại, lấy tay vuốt ngực vì mệt.
“Tôi bị bệnh nhịp tim chậm, bác sĩ nói tình trạng
này rất hiếm, đáng ra cần ngủ sớm chứ không nên cứ thức khuya như thế này.
Nhiều khi tôi không dám ngồi xuống vì ngồi rồi không đứng lên nổi. Khi nào mệt
quá thì tôi nghỉ, đứng thở một chút để lấy lại sức”.
“Khách nào để ý mới biết tôi mệt vì tôi không muốn
người ta chú tâm vào cái đó rồi phải lo lắng cho mình. Làm công việc này cũng
cực chứ nhưng phải ráng sức thôi. Có những đêm không bán được cuốn nào, bày ra
bao nhiêu lại gom về từng đó. Những hôm được nhiều người tới mua, tâm trạng vui
thì tôi càng thấy khỏe khoắn ra”, bà nói.
https://znews-photo.zadn.vn/w860/Uploaded/ofh_btgazspf/2021_03_19/10_zing_1__1.jpg
Em gái cùng bà
Hường chở sách ra và dọn hàng về mỗi đêm.
Hơn 12h đêm, đường phố
vắng bóng người qua lại, bà Hường bắt đầu dọn những quyển sách vào túi để mang
về. Chiếc xe cúp cũ kỹ đã lâu năm của bà không chở được nhiều đồ nên em gái bà
phải cùng dọn giúp.
Hết một đêm, bà chỉ mong
những đêm sau lại đông khách, để bà bán được nhiều sách và gặp thêm nhiều vị
khách đáng mến.
“Lúc ba mẹ mất, chị em tôi cũng phải vay mượn tiền
khắp nơi, đến giờ mới ổn hơn sau khi trả được bớt món nợ. Tôi chỉ biết cố gắng
kiếm tiền, để phòng thân và chị em lo liệu cho nhau lúc tuổi già”, bà bộc bạch.
No comments:
Post a Comment