NỘI
DUNG :
50
ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Joe Biden
LĐO
Mỹ
họp 2+2 với Nhật Bản và Hàn Quốc để đối phó với Trung Quốc
Minh Anh - RFI
.
============================================
.
.
50
ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Joe Biden
LĐO
15/03/2021 | 15:07
https://laodong.vn/the-gioi/50-ngay-dau-cam-quyen-cua-tong-thong-joe-biden-889273.ldo
Tổng thống Joe Biden ký dự luật cứu trợ kinh tế 1,9 nghìn tỉ USD thành
luật. Ảnh: AFP
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden của Đảng
Dân chủ đã cầm quyền được 50 ngày - một nửa khoảng thời gian 100 ngày trong một
thông lệ chính trị bất thành văn được sử dụng để đánh giá và dự báo về triển
vọng thành bại của ai đó vừa mới lên cầm quyền.
*
Đối nội
Đúng vào dịp này, ông
Biden giành được thành quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng là lưỡng viện lập pháp
thông qua gói cứu trợ tài chính 1.900 tỉ USD mà ông Biden coi là cốt lõi của
chiến lược ứng phó dịch bệnh COVID-19 ở Mỹ, khắc phục hậu quả xã hội của dịch
bệnh và giúp nước Mỹ khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Tuy vẫn còn không ít cam
kết vận động tranh cử cho đến nay chưa được thực hiện hoặc chưa được bắt đầu
thực hiện, đặc biệt những cam kết cho thời gian 100 ngày cầm quyền đầu tiên,
ông Biden vẫn tạo nên được hình ảnh là người thực hiện những gì đã cam kết khi
chưa lên cầm quyền.
Ông Biden đã thể hiện rất
thành công phong cách cầm quyền khác, ưu tiên chính sách cầm quyền khác và nhận
thức khác về cương vị nhiếp chính so với người tiền nhiệm là ông Donald Trump
của Đảng Cộng hoà. Trong 50 ngày cầm quyền đầu tiên này, ông Biden giành được
ba thành tựu cầm quyền đáng kể nhất và nổi bật nhất là tạo chuyển biến tích cực
rõ rệt trong cuộc ứng phó dịch bệnh, có được gói cứu trợ tài chính nói trên và
làm cho đồng minh và đối tác của Mỹ nói riêng - cũng như phần nào cả thế giới
nói chung - tin tưởng vào chủ định đưa "Nước Mỹ trở lại" với thế
giới.
Dịch bệnh vẫn hoành hành
rất dữ dội ở nước Mỹ và đất nước này chắc chắn còn cần nhiều thời gian nữa thì
mới cơ bản khống chế và đẩy lùi được. Nhưng ông Biden đã đưa ra được chiến lược
ứng phó khả thi và hữu hiệu, gây dựng được lòng tin của đông đảo dân Mỹ vào
chiến lược này, và thúc đẩy mạnh mẽ chương trình tiêm chủng phòng ngừa dịch
bệnh.
Gói cứu trợ tài chính
được kỳ vọng không chỉ dẫn dắt nước Mỹ ra khỏi dịch bệnh và giải quyết những
vấn đề xã hội cũng như chính trị đối nội mới nảy sinh, mà còn tạo cú hích quan
trọng mới cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phe Đảng Cộng hoà chống đối rất
quyết liệt chương trình tài chính cứu trợ này, và chỉ có nhờ vào sự hậu thuẫn
gần như tuyệt đối của các vị dân biểu thuộc phe Đảng Dân chủ trong lưỡng viện
lập pháp mà ông Biden mới cầu được ước thấy.
Đối ngoại
Đối ngoại không được ông
Biden dành cho ưu tiên hàng đầu trong khoảng thời gian này nhưng không phải bị
ông Biden xao nhãng hoàn toàn. Chỉ thông qua đối ngoại thì ông Biden mới có thể
thuyết phục thế giới bên ngoài tin rằng, ông nói thật làm thật với chủ ý đưa
"Nước Mỹ trở lại" với thế giới, đồng thời làm cho dân Mỹ thấy và tin
rằng chủ trương này sẽ đưa nước Mỹ trở lại thời hào quang xưa về vai trò và ảnh
hưởng trên thế giới.
Những quyết sách đáng kể
nhất của ông Biden trên phương diện này là đưa nước Mỹ tham gia trở lại hoặc
tham gia hoạt động trở lại với các tổ chức và thể chế, khuôn khổ diễn đàn và
hiệp ước đa phương quốc tế như Hiệp ước Paris của Liên Hợp Quốc về bảo vệ khí
hậu trái đất, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp
Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Khuôn khổ nhóm G7... Ông Biden đã đảo
ngược những quyết sách của ông Trump liên quan đến bảo vệ môi trường ở Mỹ và
bảo vệ khí hậu trái đất. EU và NATO được ông Biden coi trọng và tranh thủ. Các
đồng minh quân sự chiến lược truyền thống của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương cũng vậy.
Trên phương diện đối
ngoại này, chính sách của người tiền nhiệm được ông Biden tiếp tục là cạnh
tranh chiến lược quyết liệt với Nga và Trung Quốc trong khi tiếp tục thúc đẩy
mạnh mẽ khuôn khổ diễn đàn tham vấn và hợp tác với biệt danh "Bộ tứ kim
cương" cho khu vực lớn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sau khi tham dự Hội nghị
Cấp cao trực tuyến của nhóm G7, ông Biden mới rồi có cuộc gặp trực tuyến với
Thủ tướng Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Tới đây, Thủ tướng Nhật Bản sẽ là khách
nước ngoài đầu tiên của ông Biden ở Nhà Trắng. Nhật Bản và Hàn Quốc là những
điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của cả Bộ trưởng
Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Phía Mỹ cũng đã bắt đầu có tiếp xúc
ngoại giao gián tiếp với Iran.
Với cách thức cầm quyền
như đang thể hiện và kết quả cầm quyền đã đạt được, ông Biden không những chỉ
củng cố sự khác biệt rõ ràng so với người tiền nhiệm mà còn có được sự công
nhận và tín nhiệm ngày càng tăng của cử tri Mỹ. Nhưng, như câu ngạn ngữ
"đi đường dài mới biết rõ sức ngựa" và "làm việc khó mới thấy rõ
con người", phía trước ông Biden là con đường còn rất dài phải đi, với rất
nhiều việc lớn hơn còn phải làm và rất nhiều cản trở cả về đối nội lẫn đối
ngoại còn phải vượt qua.
NGẠC NGƯ
==================================
.
Mỹ
họp 2+2 với Nhật Bản và Hàn Quốc để đối phó với Trung Quốc
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 15/03/2021 - 12:58
Hôm nay, 15/03/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin đến Tokyo, chặng dừng thứ nhất trong
chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Mục tiêu của đối thoại ngoại giao, quốc
phòng 2+2 là củng cố các mối quan hệ giữa Mỹ với các đối tác châu Á để cùng đối
phó với Trung Quốc.
https://s.rfi.fr/media/display/78aa54e0-8580-11eb-8714-005056bff430/w:980/p:16x9/000_94Z7QK.webp
Bộ trưởng Quốc
Phòng Mỹ Lloyd Austin, đang bước xuống máy bay tại căn cứ quân sự Mỹ Yokota,
ngoại ô phía tây Tokyo, Nhật Bản, ngày 15/03/2021. AFP - SYLVIE LANTEAUME
Trong hai ngày, thứ Ba
16/3 và thứ Tư 17/3, các bộ trưởng Mỹ lần lượt có các cuộc hội đàm các đồng cấp
Nhật Bản ở Tokyo và Hàn Quốc tại Seoul. Lãnh đạo Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ
còn có cuộc gặp với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Thủ tướng Nhật Bản sẽ là
lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến gặp tân tổng thống Mỹ, Joe Biden vào tháng Tư
tới đây.
Sau các cuộc hội đàm 2+2
với Nhật và Hàn Quốc, ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc gặp đầu tiên với các lãnh đạo
ngành ngoại giao Trung Quốc, dự kiến diễn ra trong ngày thứ Năm 18/3 tại
Alaska. AFP lưu ý, cuối tuần này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ đến Ấn
Độ.
Theo AFP, trong cuộc gặp
tại Alaska, phía Mỹ sẽ nêu rõ trách nhiệm của Trung Quốc trong các hồ sơ nóng
như Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, Đài Loan, những bất ổn ở Biển Đông, cũng
như các căng thẳng Trung-Nhật xung quanh việc tranh chấp chủ quyền tại quần đảo
Senkaku do Tokyo quản lý mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền.
Qua các hoạt động ngoại
giao này, tân chính quyền Mỹ muốn đưa ra một thông điệp rõ ràng : đó là
khôi phục lại các mối quan hệ với các nước, đặc biệt là với các đồng minh
truyền thông đã bị chính quyền Donald Trump làm đứt đoạn.
« Tiếp thêm sức
cho những mối quan hệ với các nước bạn bè và đối tác » nhằm « tăng
thêm sức mạnh để đẩy lùi các hành động gây hấn và các mối đe dọa từ Trung Quốc »
là mục tiêu của Mỹ, lãnh đạo Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ, trong một diễn đàn
đăng trên Washington Post giải thích.
AFP nhắc lại hôm thứ Bảy,
tại Hawai, trụ sở bộ chỉ huy vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, cả hai bộ trưởng Ngoại
Giao và Quốc Phòng Mỹ đã giải thích với báo giới về mục tiêu của chuyến công du
này : Nước Mỹ trước hết cần phải « lắng nghe, nghiên cứu, và cảm
thông » những quan điểm của các đồng minh. Mục tiêu đặt ra là phải bảo
đảm được « chúng ta có khả năng, có kế hoạch và tầm nhìn tác chiến để
có thể đưa ra một biện pháp răn đe đáng tin cậy để đối phó với Trung Quốc hay
bất kỳ nước nào muốn gây hại cho nước Mỹ ».
Cả hai lãnh đạo Mỹ cũng
nhìn nhận là « lợi thế cạnh tranh của Mỹ đang bị xói mòn »
trong khi Trung Quốc không ngừng hiện đại hóa nhanh chóng quân đội. Hoa Kỳ dù
còn lợi thế nhưng « vẫn cần phải được củng cố thêm », lãnh đạo
Quốc Phòng và Ngoại Giao cùng khẳng định.
Chuyến đi này của hai
lãnh đạo Ngoại Giao và Quốc Phòng diễn ra ngay sau khi tổng thống Mỹ kết thúc
cuộc họp thượng đỉnh Đối thoại An ninh bốn bên không chính thức (QUAD – Bộ Tứ)
hôm thứ Sáu, 12/3/2021.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Ngoại
trưởng Mỹ : Cạnh tranh với Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế
kỷ XXI
Joe
Biden muốn có chiến lược cứng rắn hơn với Trung Quốc
Nhật
Bản, Úc, Mỹ và Ấn Độ họp thượng đỉnh, Trung Quốc trong tầm ngắm
No comments:
Post a Comment