Vũ
Đức Đam: Thử tiếp cận chính trị học về các sự việc liên quan
Kim Văn Chính (*)
03/02/2021
https://baotiengdan.com/2021/02/03/vu-duc-dam-thu-tiep-can-chinh-tri-hoc-ve-cac-su-viec-lien-quan/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/1-7.jpg
Hình ảnh Phó TT Vũ Đức Đam được chia sẻ rất nhiều
trên Facebook mấy ngày qua.
1.
Vũ Đức Đam là người quê
tôi nên tôi quan tâm viết status này về các sự việc liên quan đến ông. Quả thật,
ông là một hiện tượng, một ngôi sao, một trường hợp hiếm hoi và độc đáo trên
chính trường Việt Nam.
Ông là con một nông dân
chính hiệu, được vào Đảng cũng khá muộn (29 tuổi), không phe cánh, không được bảo
trợ bởi bất cứ thế lực chính trị nào, nhưng cứ lầm lũi tiến thân rất thành công
trên con đường hoan lộ. Rõ ràng là năng lực của ông, đạo đức của ông đã quyết định
thành công của ông trong rất nhiều cương vị công tác.
2.
Ở nhiệm kỳ 12, ông vẫn là
một “ngôi sao đang lên”. Với chức vụ Phó Thủ tướng, ông vẫn tả xung hữu đột, được
điều động xông pha vào những nơi khó khăn nhất, đặc biệt là đảm nhận chức vụ Phụ
trách Bộ Y tế khi khuyết chức danh Bộ trưởng, rồi Trưởng ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống Covid. Ông là người khiêm nhường, cẩn trọng, không khoa trương.
Nhưng công bằng mà xét, đất nước ta qua hơn 1 năm chống chọi với dịch bệnh
Covid, thành tựu đạt được trong chống Covid quá mỹ mãn.
Thế giới họ không những
ngạc nhiên về kết quả của Việt Nam mà còn khâm khục mô hình chống Covid của Việt
Nam: Chi phí thấp, thiết bị không tiên tiến nhưng kết quả trên cả tuyệt vời. Chống
covid đúng là không thể nói khoác loác được. Nếu như ghi nhận công trạng của đất
nước, nhân dân về chống Covid thì vai trò, công lao của ông Đam không thể phủ
nhận.
3.
Trước thềm Đại hội 13,
ông vẫn là ngôi sao sáng giá trong nền chính trị Việt Nam. Một người có học thật
(Học Đại học kinh tế – kỹ thuật ở Bỉ, học nghiên cứu sinh bảo vệ TS ở Việt
Nam), thông thạo Anh, Pháp, người trải nghiệm các chức vụ nhà nước và đảng
không những nhiều nhất mà còn thành công nhất, ít điều tiếng nhất, lời khen nhiều
nhất, từ vụ trưởng đến phó chủ tịch, chủ tịch tỉnh, từ chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ đến Bí thư tỉnh ở Quảng Ninh, rồi 5 năm Phó Thủ tướng… Ở chức vụ nào
ông cũng tỏ ra sự mẫn cán, trung thành, hết mình vì công vụ, được tín nhiệm
cao, nhiều lần được bầu với số phiếu tuyệt đối.
Ông là cán bộ kỹ trị điển
hình, nhưng cũng là một cán bộ đảng tuyệt vời trong thời đại hiện nay (qua thời
kỳ làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh tôi biết).
Nếu đất nước ta cần một
thủ tướng chính phủ, thì ông phải là ứng cử viên số 1, đặc biệt trong thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay (Ông học viễn thông ở Bỉ và rất hiểu biết về
lĩnh vực này). Theo thông lệ, người lên làm Thủ tướng thì khóa trước phải làm
Phó Thủ tướng. Chính ông là ứng viên không những sáng giá mà còn độc đáo nữa –
do chỉ có 2 Phó Thủ tướng khóa 12 tiếp tục sự nghiệp khóa này là ông và Phó Thủ
tướng Phạm Bình Minh.
Nếu nước ta có một nền
chính trị dân có quyền thật sự về bầu cử, tôi dám chắc 100% rằng, dân sẽ bầu ra
các đại biểu của dân và các đại biểu này sẽ chọn ông Đam làm Thủ tướng, nếu Thủ
tướng tiền nhiệm hết tuổi về hưu hay chuyển làm công tác khác.
Khổ nỗi, trong thể chế
chính trị nước ta, ông phải qua cửa ải quá khó khăn: phải được đảng quy hoạch
và bầu vào Bộ Chính trị, được bầu vào “danh sách ứng cử tứ trụ”. Chính tại cửa ải
này ông gặp nạn.
Ông là cán bộ Nhà nước,
không trực tiếp làm công tác đảng, nên nhiều vấn đề zic zắc (có người gọi là xảo
thuật), nên ông khó tránh khỏi những tơ vương, những rối rắm làm ngáng bước tiến
của ông trong ma trận rùng rợn của quy trình cán bộ chạy suốt một năm nay. Làm
sao ông chống được nó khi suốt ngày ông lăn lộn chống Covid mà người ta suốt
năm chỉ tâm tâm vào bẫy này bẫy nọ, quy trình này quy trình nọ, tiêu chuẩn này
tiêu chuẩn kia…
Thật buồn khi cửa vào Bộ
Chính trị ông đã trượt. Trong khi so với các ông ủy viên mới như Trần Tuấn Anh,
Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Thắng, và một số nữa thử hỏi các đại biểu đại hội đảng:
Ông Đam thua gì họ về các tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng (năng lực), đạo đức, uy
tín, thành tích, kinh nghiệm…?
Đảng đã bỏ sót ông, không
bầu ông (lại bầu những người kém ông rõ rành rành) là sai lầm nghiêm trọng.
4.
Lỗi của ông có lẽ là do
ông không mắc những điều mà nhiều lãnh đạo khác họ có.
Ông liêm khiết, trong sạch
thì người không trong sạch sao muốn làm việc cùng ông (nước trong không có cá).
Ông không bè phái, cánh hẩu
thì làm sao bọn bè phái, lợi ích nhóm chịu được.
Ông có học cao, lại thông
minh thì làm sao người học không cao họ chịu để ông làm lãnh đạo cao hơn họ.
Ông có uy tín quá cao (kể
cả trong dân và trong đảng nghĩa rộng) thì làm sao bọn mua phiếu, mẹo thuật để
uy tín họ cho ông làm tiếp được.
KẾT LUẬN
Nhiều “mưu hèn, kế bẩn”
đã được tung ra để hại Vũ Đức Đam, nhưng ông vẫn lừng lững trong chính trường
Việt Nam, dù chỉ là tư cách Ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng phụ trách văn xã.
Dấu hỏi lớn khi ĐH 13 bầu
ra chỉ có 18 UV Bộ Chính trị?
Tôi thử dự đoán như sau:
Theo điều lệ, bầu vòng 1, số người đạt phiếu là 18 người. Nếu đúng theo điều lệ
đảng, số lượng ủy viên các cấp ủy phải là số lẻ, thì đúng lý ra Đại hội hoặc là
quyết định chỉ lấy 17 cụ cao phiếu nhất, hoặc là bầu bổ sung 1 cụ nữa cho thành
19 người.
Tại sao không rút xuống
17 hoặc bầu lên 19 là dấu hỏi lớn của Đại hội 13. Rất có thể Vũ Đức Đam nằm ở
danh mục số 19 đó nên những người có quyền điều hành cắt luôn quy trình bầu bổ
sung, lấy cớ dịch covid cần kết thức sớm.
Trớ trêu là hình như hôm
bầu, Vũ Đức Đam phải tả xung hữu đột ở Hải Dương, Quảng Ninh để dập dịch, bảo vệ
an toàn cho Đại hội Đảng. Nói một câu hơi hớ (dập dịch 10 ngày) mà ông Dũng,
Văn phòng Chính phủ, hôm qua còn láo khoét bôi nhọ…
Có thể nếu bầu tiếp người
thứ 19 tại Đại hội, ông Đam là người không có cạnh tranh.
Còn cứ để đó, sau bổ sung
ở Hội nghị ban chấp hành Trung ương thì tình huống nó khác rồi… Lúc đó, đơn giản
là còn đâu chức Thủ tướng để phân công nữa…
Hãy chờ xem…
_____
(*) Tác giả Kim Văn Chính là PGS-TS Học viện Chính
trị quốc gia HCM.
Kim Văn Chính ở cái gọi
là "Học viện chính trị quốc gia HCM" mà nói, tôi cho chẳng có gì đáng
chú ý. Đam có thế nào cũng là người của chế độ, nên không thể làm gì cho xã hội
Việt nam tốt hơn được. Việt nam muốn phát triển, phải vứt bỏ thể chế chính trị
thối nát hiện nay đi. Tôi không tin Đam làm được điều đó, khi ở kỳ họp quốc hội
vừa rồi, Đam vẫn luôn nhấn mạnh phải học tập và làm theo ông Hồ như một cái
máy. Còn "thành tích chống dịch" vừa qua làm "nức lòng nhân dân
cả nước", thực ra khi đó tình hình dịch bệnh ở Việt nam chưa nghiêm trọng
lắm. Đợi xem khi dịch bùng phát, Đam sẽ làm gì. Không phủ nhận Đam khá hăng
trong công tác này. Nhưng nhiệt tình không có nghĩa lằ tất cả. So với những
"cô hồn" trong Bộ Chính trị, có thể Đam "sạch" và
"tài" hơn. Nhưng trong cái tổ quỉ đó, Đam khó mà không mặc "áo
giấy" khi đi với bọn ma vương.
Ý kiến của Nặc
Danh:"Tất cả đều là phân cả! không có phân thơm đâu! Ngay đến ông Chính
cũng từ cái học viện phân mà ra thôi! " làm tôi suy nghĩ nhiều.
Tác giả bài viết này, theo ý tôi, muốn có sự công bằng, công lý cho ông Đam;
nghĩa là ông Đam đã có công lao như thế thì ủy viên bộ chính trị thứ 19 nên, rất
nên và biết đâu đã có sự sắp xếp cúa cấp trên cho ông Đam, vấn đề chỉ là thời
gian. Theo tác giả thì nếu ông Đam không được vào bộ chính trị là một thiệt
thòi lớn cho ông ấy chứ chưa hẳn muốn ông Đam vào bộ chính trị để làm lợi cho
dân cho nước. Cũng theo vài bài viết khác thì ông Đam rất lo lắng đến phận
sự được giao và cũng đã có thành tích trong chống dịch vừa rồi, được dân chúng
tin yêu. Cứ cho là người tốt đi. Nhưng tôi tự hỏi: nếu ông Đam được vào bộ
chính trị thì ông ấy sẽ làm được gì với 18 người khác để có đường lối chính
sách tốt hơn cho người dân, cho đất nước? Bộ chính trị có ông Trọng đứng đầu (
bắt buộc phải làm đảng trưởng nhiệm kỳ 3), ngay sau là Nguyễn Xuân Phúc ( trường
hợp đặc biệt được ở lại vì quá tuổi), Phạm Minh Chính ( muốn cho Tàu Cộng thuê
Vân Đồn 99 năm, có thể 120 năm), Trần Tuấn Anh ( nhiều người chưa quên ở sân
bay Nội Bài), Tô Lâm (người Đức cũng biết tiếng), Nguyễn Hoà Bình ( thương Hồ
Duy Hải)...Giả dụ ( chỉ là giả dụ thôi) ông Đam đề nghị thay đổi để nền giáo dục
theo hướng Chân, Thiện, Mỹ, hướng con người đến tự do tư tưởng, tôi đoan chắc
là ông Trọng không chấp nhận và những người khác cũng không chấp nhận. Giả dụ nữa,
ông thấy vụ đất đai ở Đồng Tâm là phải giải quyết đến nơi đến chốn để có chính
sách đúng đắn cho nông dân thì nông nghiệp mới phát triển bền vững, phải soát
xét thật công tâm minh oan cho gia đình ông Kình... thì bộ chính trị này có đáp
ứng không, trong khi ông chỉ là một trong 19 người..Với 2 giả dụ trên, vẫn là
giả dụ thôi, vì ông Đam ở trong bộ máy toàn trị, chuyên chế từ lâu rồi, chuyện
lợi ích cho đảng của ông để thăng tiến mới là quan trrọng, những việc làm mẫn
cán của ông là để xiển dương đảng của ông, là để củng cố chế độ chuyên chế mà
ông đang có địa vị. Ông đã kinh qua nhiều trọng trách, ông đã là bí thư tỉnh
ủy. Theo nhận xét của tôi, từ bí thư chi bộ làng xã họ đã thủ đoạn, mưu mô lắm
rồi, những bí thư huyện, tỉnh chắc chắn nhiều thủ đoạn với dân, với đồng đảng. Mà
quy luât của đời thì người lương thiện không muốn cùng hội cùng thuyền với những
kẻ thâm hiểm xảo quyệt. Khác với việc muốn đảng cộng sản Việt Nam công bằng,
công lý cho ông Đam của tác giả là để ông Đam vào bộ chính trị như người thứ
19, tôi lại nghĩ, cái ghế trong bộ chính trị là thuốc thử của tôi để đánh giá
xác quyết hơn ông Đam là người thế nào mà như phía trên đã nói, người lương thiện
không ai muốn góp mặt với những kẻ bất lương ( vẫn biết là ông Đam đã và đang ở
trong số 200 ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam).
Và tôi nghĩ bình luận của Nặc Danh là câu khái quát: " Tất cả đều là
phân..." có thể nói là đúng đến 99,99% chỉ mong Nặc Danh lần sau diễn giải
cho dễ hiểu hơn.
-------------------------
.
VŨ ĐỨC ĐAM -
THỬ TIẾP CẬN CHÍNH TRỊ HỌC VỀ CÁC SỰ VIỆC LIÊN QUAN
-----------------------------------------------------------------------------------
.
.
https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/3793470310675523
Đêm: Anh ở tâm dịch Chí
Linh (Hải Dương) động viên những người ở tiền phương. “Chúng ta đã cùng nhau
cam kết trong 10 ngày cơ bản khống chế, dập được ổ dịch ở Chí Linh, đến hôm
nay, chúng ta còn 6 ngày nữa, các đồng chí phải tiếp tục tinh thần đó”.
Từ Chí Linh, anh tiếp tục
qua Đông Triều, Quảng Ninh, cũng trong đêm.
Sáng hôm sau, anh ở tổ
truy vết dịch. Ở đó, vị tướng chống dịch làm một clip kêu gọi người dân ở vùng
có dịch sử dụng tối đa các công cụ truyền thông xã hội để cung cấp thông tin
cho Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19. Một cái clip quay bằng
điện thoại.
Đến trưa ngày 1.2 anh Đam
làm việc với CDC Hà Nội, vẫn kiên định: “Còn 5 ngày nữa, các đồng chí phải tiếp
tục từng giờ, từng phút”.
Buổi chiều, Phó Thủ tướng
tặng sách cho các cháu học sinh đang trường tiểu học Xuân Phương- những đứa trẻ
còn rất nhỏ- nhỏ đến thơ dại- đang phải cách ly.
Thống kê của Phạm Mỹ bạn
tôi, về 24h của Phó Thủ tướng.
Mỹ nói đúng: vị tướng ấy
đang lăn xả ở những điểm nóng nhất của miền Bắc.
Có lẽ lâu lắm rồi người
dân mới lại chứng kiến một viên tướng tiền phương như tướng Đồng Sĩ Nguyên, từng
“ngồi lì” trong một căn hầm sơ sài bên túi bom phà Giang để tận mắt khảo sát
quy luật đánh bom B52, một Đặng Tính cùng lính của mình lấp hố bom- quần dài
quàng cổ. Hay gần nhất, tướng Nguyễn Văn Man cưỡi cano vượt lũ cứu dân giữa
đêm.
Anh Đam, như những vị tướng
súng dài- bằng vào sự có mặt của mình đang truyền cảm hứng cho tuyến đầu chống
dịch, cho người dân. Đang nỗ lực bằng mọi cách để chúng mình có một cái Tết, một
cuộc sống bình thường mới.
Vậy mà, vừa xong một bộ
trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ vừa phát biểu: Nói Chính phủ công bố rằng
sẽ kiểm soát dịch bệnh trong vòng 10 ngày là không đúng. Chính phủ không công bố
thông tin này mà là Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch và đó là phát ngôn
của cá nhân người công bố. Ai công bố điều đó thì phải chịu trách nhiệm.
Bọn trẻ trâu hay nói câu
đéo gì đại khái không sợ kẻ địch mạnh thì phải
No comments:
Post a Comment