Trung Quốc 'từ chối trao
dữ liệu Covid' cho nhóm điều tra WHO
BBC
Tiếng Việt
14
tháng 2 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/world-56061072
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/172C2/production/_116941949_dominicdwyer.jpg
Giáo sư Dominic Dwyer nói nhóm các điều tra
viên chỉ nhận được bản báo cáo vắn tắt về các dữ liệu then chốt
Trung Quốc đã từ chối trao những dữ liệu then chốt
cho nhóm các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới điều tra về nguồn
gốc của Covid-19, một trong các thành viên của nhóm nói.
Nhà siêu vi trùng học Dominic Dwyer nói với
Reuters, Wall Street Journal và New York Times rằng nhóm các chuyên gia đã yêu
cầu thông tin chưa qua xử lý về các bệnh nhân đầu tiên nhiễm bệnh, điều mà ông
gọi là là "thông lệ chuẩn mực".
Trung Quốc cấm BBC World
News sau tin bài về Covid và Tân Cương
Đi tìm nguồn gốc 'virus Vũ
Hán'
WHO sẽ điều tra nguồn gốc
Vũ Hán, Trung Quốc của Covid
'Vũ Hán có thể đã bị virus
corona nhiều tháng trước khi TQ báo cáo'
Ông nói họ chỉ nhận được một báo cáo vắn tắt.
Trung Quốc chưa phản hồi cáo buộc này, nhưng trước
đó nói rằng họ rất minh bạch với WHO.
Hoa Kỳ đã thúc giục Trung Quốc hãy cung cấp các dữ
liệu thu thập được từ những ca nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu tiên khi bệnh
dịch mới bùng phát, và nói quan ngại sâu sắc về nội dung bản báo cáo của WHO.
Hồi tuần trước, nhóm chuyên gia WHO kết luận rằng
"cực kỳ khó có khả năng" virus corona rò rỉ ra từ một phòng thí
nghiệm ở thành phố Vũ Hán, qua đó bác bỏ thuyết gây tranh cãi này, vốn xuất
hiện từ hồi năm ngoái.
Vũ Hán là nơi đầu tiên trên thế giới phát hiện ra
virus gây Covid-19 vào cuối năm 2019. Kể từ đó, đã có hơn 106 triệu ca lây
nhiễm và 2,3 triệu người tử vong trên toàn cầu.
Nhóm điều tra của WHO muốn xem những gì?
Các chuyên gia đã yêu cầu được cung cấp dữ liệu
gốc, chưa qua xử lý về 174 ca được xác định là nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán hồi
tháng 12/2019, giáo sư Dwyer nói với Reuters.
Chỉ có có một nửa các ca bệnh đầu tiên này là từng
tiếp xúc với khu chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi virus được phát hiện ra đầu tiên.
"Đó là lý do vì sao chúng tôi yêu cầu được
tiếp cận thông tin đó," giáo sư Dwyer nói. "Vì sao việc cung cấp
không được thực hiện thì tôi không thể bình luận gì được. Cho dù đó là do lý
do chính trị hay do vấn đề thời gian, hoặc do khó khăn nào đó... nhưng cho dù
có bất kỳ lý do nào khác chăng nữa khiến những dữ liệu này không có sẵn, thì
tôi không biết đó là lý do gì, chỉ có thể phỏng đoán mà thôi."
Thea Kolsen Fischer, nhà nghiên cứu miễn dịch người
Đan Mạch, cũng là thành viên trong nhóm các điều tra viên WHO, nói bà thấy
việc điều tra là "mang tính địa chính trị cao".
"Mọi người đều biết đã có nhiều áp lực tới mức
nào lên Trung Quốc để họ mở cửa cho cuộc điều tra, và đã có nhiều lời quy kết
tới mức nào liên quan tới việc này," bà nói.
Giáo sư Dwyer nói rằng các hạn chế về dữ liệu sẽ
được nêu trong bản phúc trình chính thức của nhóm các điều tra viên WHO, dự
kiến sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Nhóm đã tới Trung Quốc từ đầu tháng Giêng và đã có
bốn tuần ở đó, trong đó hai tuần đầu tiên là cách ly kiểm dịch trong khách sạn.
Phía Trung Quốc đến nay đã phản hồi những gì?
Bắc Kinh nói rằng họ rất minh bạch với các nhà điều
tra WHO, những người đã có chuyến đi sau nhiều tháng đàm phán.
Các chuyên gia WHO đã bị giới chức Trung Quốc giám
sát chặt chẽ.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đã giấu diếm về quy mô
của trận bùng phát ban đầu, và chỉ trích các điều khoản, điều kiện liên quan
tới chuyến đi này, theo đó hạn chế việc nhóm WHO được tự do đi lại và phỏng vấn
các nhân chứng.
Các nhà điều tra nói với New York Times rằng những
bất đồng, trong đó có cả vấn đề được tiếp cận hồ sơ bệnh án, đã căng thẳng tới
mức đôi khi bùng nổ thành những cuộc to tiếng giữa hai bên.
Hồi tháng trước, bản phúc trình tạm thời từ WHO đã
chỉ trích phản ứng ban đầu của Trung Quốc và nói rằng các biện pháp y tế công
lẽ ra đã có thể được áp dụng một cách quyết liệt hơn.
Nhóm chuyên gia WHO cũng kêu gọi có thêm cuộc điều
tra về khả năng lây nhiễm trên "chuỗi đông lạnh", thuật ngữ dùng để
chỉ thuyết virus có thể lây lan qua việc vận chuyển và kinh doanh thực phẩm
đông lạnh.
Tiến sĩ Peter Daszak, một thành viên của nhóm điều
tra WHO, nói rằng việc điều tra về nguồn gốc virus gây Covid-19 nay có thể sẽ
được chuyển sang vùng Đông Nam Á.
***
TIN LIÊN QUAN
Đi tìm nguồn gốc 'virus Vũ
Hán'
22 tháng 12 năm 2020
.
Trung Quốc cấm BBC World
News sau tin bài về Covid và Tân Cương
12 tháng 2 năm 2021
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng ngày: 14/02/2021 - 13:25
Trung Quốc vào hôm qua, 13/02/2021 đã bi cả
Washington lẫn các chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) kêu gọi cung
cấp "nhiều dữ liệu hơn" về thời kỳ đại dịch bùng lên ở Vũ Hán, sau
khi cuộc điều tra của WHO về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc kết thúc mà không
có kết luận chính xác.
Bản
đồ virus corona lây nhiễm trên thế giới với hơn 2 triệu ca tủ vong, ngày
14/02/2021. Simon MALFATTO AFP
Người đứng đầu phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới
vừa từ Trung Quốc trở về đã bày tỏ thất vọng về việc không được tiếp cận với
các dữ liệu “thô” trong chuyến công tác.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Pháp AFP, ông
Peter Ben Embarek, người đã dẫn đầu nhóm chuyên gia quốc tế đến điều tra ở Vũ
Hán, nơi virus corona gây ra dịch bệnh được phát hiện vào tháng 12 năm
2019, đã xác định: “Chúng tôi muốn có thêm dữ liệu. Chúng tôi đã yêu cầu cung
cấp thêm dữ liệu”.
Ông cho biết phái đoàn chuyên gia có nhiều thất
vọng nhưng cũng có một số kỳ vọng thực tế về những gì có thể làm được trong một
khoảng thời gian nhất định, hy vọng rằng dữ liệu yêu cầu sẽ được cung cấp, để
cuộc điều tra có thể tiến xa hơn.
Nếu các chuyên gia WHO có tuyên bố khá ngoại giao,
thì chính quyền Mỹ đã phát biểu cứng rắn hơn. Nhà Trắng cho biết “rất quan ngại
về cách thức các kết quả đầu tiên của cuộc điều tra Covid-19 được công bố” và
“các vấn đề liên quan đến thủ tục được sử dụng để đạt được các kết quả đó”.
Trong bản thông cáo, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ
Jake Sullivan nói thêm: “Để hiểu rõ hơn về đại dịch này và chuẩn bị đói phó với
đại dịch tiếp theo, Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu họ nắm giữ về những ngày
đầu tiên của dịch bệnh.
Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước yêu cầu của
Washington
Tuyên bố của Mỹ đã lập tức bị Trung Quốc đả kích.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ngay vào hôm qua đã cho rằng Hoa Kỳ, vốn
là nước đã làm tổn hại đến hợp tác đa phương và Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong
những năm gần đây, không nên “điểm mặt” Trung Quốc và các quốc gia khác vỗn đã
hỗ trợ WHO trong đại dịch COVID-19.
Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc cho biết là
Bắc Kinh hoan nghênh quyết định của Washington trong việc nối lại quan hệ với WHO,
nhưng Mỹ nên giữ mình theo “tiêu chuẩn cao nhất” thay vì nhắm vào các quốc gia
khác.
Các chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã hoàn
thành cuộc điều tra vào đầu tuần này mà không đưa ra kết luận chính xác nào. Họ
tin rằng Covid-19, đã cướp đi khoảng 2,4 triệu sinh mạng trên toàn thế giới, có
nguồn gốc từ loài dơi và có thể đã được truyền sang người qua một loài động vật
có vú khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia này không biết đại dịch
thực sự bắt đầu ở đâu và khi nào, ngay cả khi không có vụ bùng phát lớn nào
được báo cáo ở Vũ Hán hoặc các nơi khác trước tháng 12 năm 2019.
No comments:
Post a Comment