Tổng
thống tồi nhất trong lịch sử Mỹ
Tim
Naftali - The Atlantic
Trà Mi dịch thuật
Posted on February 4, 2021
http://dcvonline.net/2021/02/04/tong-thong-toi-nhat-trong-lich-su-my/
Có rất nhiều phán quyết về
Donald Trump sẽ được đưa ra, từ Thượng viện, từ bồi thẩm đoàn của các công dân
tư nhân, từ các học giả và sử gia. Nhưng kết quả của việc phá hoại nền an ninh
quốc gia của ông, sự liều lĩnh gây nguy hiểm cho mọi người Mỹ trong đại dịch và
cuộc nổi dậy thất bại của ông vào ngày 6 tháng 1, một điều dường như rất rõ
ràng: Trump là tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử 232 năm của Hoa Kỳ.
Tổng thống Richard Nixon, Donald Trump và James
Buchanan. Ảnh: AFP / CORBIS / LIFE / GETTY / THE ATLANTIC
Ba thất bại cụ thể
đảm bảo vị thế của Trump là giám đốc điều hành tồi tệ nhất từng nắm giữ chức vụ.
Tổng thống Donald Trump từ
lâu đã rất hả hê với những chuyện phóng đại. Đầu tiên. Tốt nhất. Nhiều nhất. Vĩ
đại nhất. Ông tự hào :
“Không có tổng thống nào từng
làm những gì tôi đã làm. Không có tổng thống nào có thể so sánh.”
Nhưng
khi bốn năm cầm quyền của ông kết thúc, chỉ có một danh hiệu duy nhất mà ông có
thể tuyên bố: Donald Trump là tổng thống tồi tệ nhất mà nước Mỹ từng có.
Vào
tháng 12 năm 2019, ông trở thành tổng thống thứ ba bị luận tội. Tuần trước,
Trump đã bước vào một hạng mục của riêng mình, trở thành tổng thống đầu tiên bị
luận tội hai lần. Nhưng việc luận tội, một phần phụ thuộc vào thành phần của
Quốc hội, không phải là tiêu chuẩn khách quan nhất. Thực ra trở thành tổng thống tồi tệ nhất có nghĩa là gì? Và thậm
chí có bất kỳ giá trị nào, vào cuối một nhiệm kỳ tồi tệ của một tổng thống tồi,
khi tiêu tốn năng lượng để đánh giá một cuộc thi của các nhiệm kỳ tổng thống
thất bại?
Sẽ
hữu ích khi nghĩ về trách nhiệm của một tổng thống dựa trên hai yếu tố của lời
tuyên thệ nhậm chức được quy định trong Hiến pháp. Trong phần đầu tiên, các tổng thống thề sẽ “trung thành
làm bổn phận của Tổng thống Hoa Kỳ.” Đây là lời cam kết thực hiện
đúng ba công việc mà nhiệm kỳ tổng thống gộp lại thành một: nguyên thủ quốc
gia, người đứng đầu chính phủ và tổng tư lệnh. Trong phần thứ hai, họ hứa sẽ “giữ gìn, bảo vệ và chống
giữ Hiến pháp của Hoa Kỳ.”
Trump là người vi phạm hàng loạt lời tuyên thệ của mình — bằng chứng là ông
ta liên tục sử dụng văn phòng tổng thống để trục lợi tài chính cá nhân — nhưng
việc tập trung vào ba cách quan trọng mà ông ta đã phản bội sẽ giúp làm rõ vai
trò lịch sử kỳ lạ của ông ta. Thứ nhất,
ông đã thất bại trong việc đặt lợi ích an ninh-quốc gia của Hoa Kỳ lên trước
nhu cầu chính trị của mình. Thứ hai,
khi đối phó với một đại dịch tàn khốc, ông ta hoàn toàn vô trách nhiệm, không
thể hoặc không muốn dùng tài nguyên cần thiết để cứu mạng người trong khi tích
cực khuyến khích các hành vi công cộng làm lây lan dịch bệnh. Và thứ ba, bị cử tri buộc trách nhiệm vì
những thất bại của mình, ông ta không chịu nhận đã thất bại và thay vào đó, kích
động một cuộc nổi dậy, khuấy động một đám nổi loạn tấn công vào Điện Capitol.
Nhiều
tổng thống, bằng cách này hay cách khác, đã thất bại trong việc đáp ứng các yêu
cầu của công việc hoặc để hoàn thành chúng một cách thành thạo. Nhưng giới sử
gia hiện nay có khuynh hướng đồng ý rằng những tổng thống tồi tệ nhất của Mỹ là
những người không giữ đúng được phần thứ hai (“giữ gìn, bảo vệ và chống giữ
Hiến pháp của Hoa Kỳ.”), của lời tuyên thệ theo một cách nào đó gây nguy
hiểm cho Hiến pháp. Và nếu bạn đọc muốn hiểu tại sao ba thất bại này lại khiến
Trump trở thành tổng thống tồi tệ nhất trong số tất cả các tổng thống của Mỹ,
thì nơi bắt đầu là ở hạng chót của bảng xếp hạng tổng thống, vị trí của các đối
thủ của ông.
Trong
nhiều thập kỷ của thế kỷ 20, nhiều sử gia đã đồng ý rằng danh hiệu Trump mới
giành được gần đây thuộc về Warren G. Harding, một tổng thống mà họ nhớ đến. Nhà báo H. L. Mencken, bậc thầy của
nhưng ngôn từ cay nghiệt, lắng nghe bài diễn văn nhậm chức của Harding và tuyệt
vọng. Ông viết:
“Không
có ai khác hoàn tòan ngu đần và đáng sợ như vậy trong những trang lịch sử của
nước Mỹ.”
Tội
nghiệp Harding. Tổng thống thứ 29 của Mỹ đã phổ biến hóa hai cụm từ ‘bình
thường’ và ‘tự hạ mình’ là một người “coi thường người khác”, trước khi chết khi
tại vị vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 1923. Mặc dù được cả một quốc gia thương
tiếc — 9 triệu người được cho là đã đứng tiễn ông trên chuyến tàu tang lễ,
nhiều người đã hát bài thánh ca yêu thích của ông ấy, “Nearer, My God,
to Thee” – ông ấy chưa bao giờ được những văn nhân tôn trọng khi còn
sống. Những tiết lộ sau khi Harding về tham nhũng trong chính quyền của ông
khiến ông trở thành đối tượng bị hầu hết các sử gia khinh miệt. Năm 1948,
Arthur M. Schlesinger Sr. bắt đầu truyền thống thường xuyên xếp hạng các tổng
thống của chúng ta, mà con trai của ông, Arthur M. Schlesinger, Jr. tiếp tục —
trong nhiều thập kỷ, Harding liên tục đứng cuối bảng, thống trị một hạng mục có
tên “thất bại”.
Vụ
bê bối khiến Harding sa vào tầng địa ngục tổng thống liên quan đến việc cho tư
nhân thuê quyền khoan trên các vùng đất liên bang ở California và dưới một tảng
đá Wyoming giống như một ấm trà; Teapot Dome đã được coi là cách viết tắt cho
một vụ bê bối khủng khiếp của tổng thống cho đến khi nó bị Watergate thay thế.
Vào tháng 4 năm 1922, Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát bắt đầu cuộc điều
tra về chính quyền của đảng Cộng hòa, với sự hợp tác đầy hứa hẹn của Harding.
Các cuộc điều trần công khai chỉ bắt đầu sau cái chết của Harding vào năm sau.
Bộ trưởng Nội vụ cuối cùng bị kết tội hối lộ, trở thành người đầu tiên trong
một Nội các vào tù. Những vụ bê bối khác đã nhấn chìm giám đốc Cục Cựu chiến
binh và Tổng Chưởng lý.
Mặc
dù Harding đã có vài lần bị cảnh báo về sự tham nhũng trong chính quyền, nhưng
không có bằng chứng nào cho thấy rằng ông đã trục lợi từ việc này, hay ông mắc
tội nhiều hơn là bất tài. H. L. Mencken,
cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc, người đã nhận tội liên bang về vai trò của mình trong
Watergate, sau đó kết luận rằng danh tiếng của Harding đã bị bôi nhọ một cách
bất công:
“Việc
Harding không làm gì sai và không tham gia vào bất kỳ hoạt động tội phạm nào
trở nên không lquag trọng.”
Và,
bất kể vai trò của Harding trong việc tham nhũng lan rộng trong chính quyền,
ông ta không bao giờ đe dọa hệ thống hiến pháp của chúng ta.
Ở
phía bên kia của sổ cái, Harding đã có một số thành tựu tích cực: Hội nghị Hải
quân Washington để thảo luận về việc giải trừ quân bị, việc thực thi quyền tổng
thống đối với ngân sách của nhánh hành pháp, việc giảm án của Eugene V. Debs.
Những điều này, kết hợp với việc ông ấy không tham gia trực tiếp vào các vụ bê
bối của chính quyền và không có bất kỳ cuộc tấn công nào vào nền cộng hòa của
chúng ta (mà không có thành tựu hành chính tích cực nào có thể cân bằng), nên
cho phép ông ấy bị lãng quên một cách vui vẻ như một tổng thống tầm thường.
Danh
tiếng của Harding hầu như không được cải thiện, nhưng trong các cuộc điều tra
tổng thống gần đây do C-SPAN tổ chức, nhiệm kỳ của ông đã bị lu mờ trước sự
thất bại của ba người liên quan đến sự tan rã của Bắc quân hoặc những người đã
cản trở nỗ lực khó khan để lập lại nó.
Hai
người đầu tiên là Franklin Pierce và James Buchanan. Pierce, một đảng viên Dân
chủ ở New Hampshire, và Buchanan, một đảng viên Dân chủ từ Pennsylvania, đã
tiếp tay và đôi khi khuếch đại các lực lượng đã khiến phe Bắc quân tan rã. Mặc
dù cả hai đều không phải là người của miền Nam, nhưng cả hai người đều thông
cảm với các chủ nô miền Nam. Họ coi làn sóng chủ nghĩa bãi nô đang trỗi dậy là
một điều ghê tởm, và tìm mọi cách để gia tăng quyền lực của các chủ nô.
Từ trái qua: Tổng thống Franklin Pierce, Tổng
thống James Buchanan và Tổng thống Andrew Johnson. (Ảnh: Thư viện Quốc hội)
Pierce
và Buchanan phản đối Thỏa hiệp Missouri năm 1820, vốn đã xoa dịu căng thẳng
chính trị bằng cách cấm chế độ nô lệ trên một ranh giới nhất định trong Lãnh
thổ Louisiana. Với tư cách là tổng thống, Pierce đã giúp lật ngược Thỏa hiệp
Missouri, bổ túc bản án nghiêm trọng vào Đạo luật Kansas-Nebraska năm 1854
tuyên bố Thỏa hiệp là “vô hiệu và hủy bỏ”. Đạo luật Kansas-Nebraska không chỉ
cho phép người dân của lãnh thổ Kansas và Nebraska tự xác định xem các tiểu
bang tương ứng của họ là nô lệ hay tự do mà còn mở tất cả các lãnh thổ chưa
được tổ chức thành khu vực có nô lệ.
Buchanan
sau đó sử dụng quyền lực liên bang ở Kansas để bảo đảm rằng các chủ nô và những
người ủng hộ họ, dù là thiểu số, sẽ giành chiến thắng. Ông đã cho phép cấp một
hợp đồng trị giá 80.000 đô la cho một biên tập viên ủng hộ chế độ nô lệ trong
lãnh thổ và “hợp đồng, hoa hồng, và trong một số trường hợp là tiền
tươi” cho các đảng viên Dân chủ miền Bắc tại Hạ viện để ép họ thừa
nhận Kansas là một tiểu bang có nô lệ.
Khi
Abraham Lincoln được bầu để thay thế ông vào tháng 11 năm 1860, và các tiểu
bang bắt đầu ly khai, Buchanan từ bỏ trách nhiệm tổng thống Hoa Kỳ. Ông đổ lỗi
cho các thành viên Đảng Cộng hòa của Lincoln vì đã gây ra tất cả các vấn đề mà
ông phải đối phó và hứa với người miền Nam một bản tu chính hiến pháp bảo vệ
chế độ nô lệ mãi mãi nếu họ quay trở lại. Khi những người ly khai ở Nam
Carolina bao vây một đồn phòng thủ của liên bang, Buchanan sụp đổ. Jean H.
Baker, người viết tiểu sử về Buchanan, nói,
“Giống
như… Nixon vào mùa hè năm 1974 trước khi ông ấy từ chức. Buchanan đưa ra mọi
dấu hiệu về sự căng thẳng tinh thần nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả sức khỏe và
khả năng phán đoán của ông ấy.” Jean H. Baker
Trong
Cuộc nổi dậy Whisky năm 1794, Tổng thống George Washington đã lãnh đạo dân quân
chống lại quân nổi dậy Pennsylvania. Nội các của Buchanan không hy vọng ông sẽ
đích thân lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ để bảo vệ các đồng phòng ngự và trụ sở thuế
liên bang đang bị những người ly khai miền nam chiếm giữ, nhưng ông đã gây sốc
cho cả nội các khi không làm gì cả. Khi nhà chức trách liên bang từ chức ở miền
Nam, Buchanan không dùng quyền hạn của mình để thay thế họ. Ông ta thậm chí đã
bị Nội các của ông ngăn cản không được đầu hang bà giao nộp đồn phòng ngự
Sumter ở Cảng Charleston, và cuối cùng chỉ thực hiện một nỗ lực yếu ớt để bảo
vệ Sumter, gửi một tàu buôn không vũ trang đến hỗ trợ. Trong khi đó, cựu Tổng
thống Pierce, người đã được yêu cầu nói chuyện ở Alabama, nhưng đã viết trong
một bức thư công khai :
“Nếu
chúng ta không thể chung sống với nhau trong hòa bình, thì trong hòa bình và
với điều kiện công bằng chúng ta hãy tách ra.”
Sau
khi Nội chiến kết thúc, Pierce đề nghị làm luật sư bào chữa cho Jefferson Davis
người bạn của mình. (Pierce có thể không phải là tổng thống tồi tệ nhất của
chúng ta, nhưng ông ấy đang chạy đua với John Tyler, người rời nhiệm sở năm
1845 và 16 năm sau đó gia nhập Nam quân, vì đã lãnh đạo nhiệm kỳ tổng thống hậu
nội chiến tồi tệ nhất.)
Sự
thất bại vĩ đại cấp tổng thống tiếp theo trong lịch sử Hoa Kỳ liên quan đến
việc quản lý chiến thắng Nam quân. Người thứ ba trong số ba người đã làm lu mờ
Harding: Andrew Johnson. Lincoln đã chọn Johnson làm người tranh cử với mình
vào năm 1864 để tạo ra một liên danh thống nhất cho cuộc vận động ông tin sẽ là
một cuộc tái tranh cử khó khăn. Là một thành viên Đảng Dân chủ ủng hộ Bắc quân,
Johnson là thượng nghị sĩ miền Nam duy nhất vào năm 1861 không rời Quốc hội khi
tiểu bang của ông ly khai.
Nhưng
lòng trung thành của Johnson với Lincoln và với quốc gia đã kết thúc bằng vụ ám
sát Lincoln vào tháng 4 năm 1865. Trong khi Lincoln không để lại kế hoạch chi
tiết về cách “hàn gắn vết thương của quốc gia” sau chiến tranh, Johnson chắc
chắn đã vi phạm tinh thần của những gì Lincoln đã hình dung trước đó. Một người
theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng không chút ăn năn, ông phản đối nỗ lực trao
quyền bỏ phiếu cho những người nô lệ đã tự do, và khi Quốc hội làm như vậy
trước sự phản đối của ông, Johnson đã cản trở việc người nô lệ cũ được hưởng
quyền đó. Ông ta muốn chế độ nô lệ bằng một tên khác ở miền Nam, phá hoại sự
đồng thuận rộng rãi ở miền Bắc. Người viết tiểu sử Annette Gordon-Reed viết:
“Những
gì ông ấy luôn nghĩ đến trong tâm trí về miền Nam là một sự trùng tu hơn là tái
thiết.”
Johnson
đã sử dụng bục giảng của tổng thống để bắt nạt những người tin vào quyền bình
đẳng cho những người trước đây là nô lệ và khuyến khích văn hóa bất bình ở miền
Nam, truyền bá huyền thoại về lý do tại sao Nội chiến xảy ra ngay từ đầu. Nhiều
người phải chịu trách nhiệm về những quan điểm và chính sách độc hại từ lâu đã
phủ nhận các quyền con người cơ bản của người Mỹ da đen, nhưng Andrew Johnson
là người đầu tiên dùng chức vụ tổng thống để đem đến cho dự án kỳ thị đó tính
hợp pháp của quốc gia và sự ủng hộ của liên bang. Được thừa kế Nội các của
Lincoln, Johnson buộc phải điều động xung quanh khối người của Lincoln để áp
đặt quan điểm phân biệt chủng tộc và ác tâm của riêng mình về cách tái hòa nhập
miền Nam. Điều đó đã khiến ông ta bị Hạ viện luận tội. Thượng viện của đảng
Cộng hòa sau đó đã thiếu một phiếu để loại ông khỏi chức vụ.
Cả
ba vị tổng thống ở thế kỷ 19 này đều lập thành tích khủng khiếp, nhưng Buchanan
lại khác biệt vì — ngoài việc phá hoại Bắc quân, ông còn dùng chức vụ của mình
để thúc đẩy quyền tối cao của người da trắng và thể hiện sự vô hiệu hóa nhiệm
vụ trong cuộc khủng hoảng ly khai dưt khoát — ông còn lãnh đạo một chính quyền
tham nhũng quá mức. Ông ta đã vi phạm không chỉ phần thứ hai của lời thề, phản
bội Hiến pháp mà còn cả phần đầu tiên. Buchanan đã tham nhũng nhiều hơn so với
tiêu chuẩn thấp mà những người đương thời của ông đặt ra trong Quốc hội, điều
này đang nói lên điều gì đó.
Vào
năm 1858, các thành viên của Quốc hội đã cố gắng cắt giảm đường dây tham nhũng,
được sử gia Michael Holt mô tả là “sự ăn chia công khai trong việc in ấn”. Vào
thời điểm đó, chưa có Văn phòng In ấn của Chính phủ, vì vậy các hợp đồng in
hàng loạt các giấy tờ và tuyên bố của quốc hội và cơ quan hành pháp được chuyển
đến các nhà in tư nhân. Vào những năm 1820, Tổng thống Andrew Jackson đã bắt
đầu lèo lái đưa những hợp đồng béo bở này cho bạn bè. Vào những năm 1850, ban điều
tra của Quốc hội đã phát giác ra rằng hối lộ bằng cách tống tiền các hãng in
của chính phủ đabg xẩy ra, và những người giành được hợp đồng đang chuyển lại
một phần lợi nhuận của họ cho Đảng Dân chủ. Buchanan trực tiếp hưởng lợi từ hệ
thống này trong cuộc bầu cử năm 1856. Mặc dù ông đã ký các cải cách về luật vào
năm 1858, nhưng ông đã nhanh chóng lật đổ chúng bằng cách cho phép một khoản
quỹ đen cho phép cộng tác viên chủ chốt của ông – chủ nhân một tờ báo thân
chính quyền nổi tiếng — tiếp tục thu lợi từ việc in ấn cho chính phủ.
Trump có đối thủ hiện
đại nào cạnh tranh với danh hiệu tổng thống tồi tệ nhất hay không? Giống như Harding,
một số tổng thống là người làm việc kém cỏi trong nhiệm kỳ. Tổng thống Woodrow
Wilson là một người tồi tệ, đã chủ trì một hệ thống phân biệt chủng tộc ở thủ
đô của quốc gia, phần lớn giới hạn sự ủng hộ của mình đối với nền dân chủ ở
nước ngoài cho các quốc gia da trắng, và sau đó đã giải quyết sai một đại dịch.
Tổng thống Herbert Hoover đã đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ đâm đầu xuống đất trong
cuộc Đại suy thoái, bởi vì lý thuyết kinh tế mà ông học khi còn trẻ đã sai lầm
về cơ bản.
Sự
thôi thúc của Tổng thống George W. Bush sau sự kiện 11/9 nhằm làm suy yếu các
quyền tự do dân sự của Mỹ dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do, và sự chấp thuận
bao trùm của ông đối với các kỹ thuật thẩm vấn được mọi người coi là tra tấn,
đã khiến người Mỹ vỡ mộng và cản trở cuộc đấu tranh khử cực đoan hóa các phần
tử Hồi giáo. Cuộc xâm lược Iraq của ông vào năm 2003, giống như lệnh cấm vận
ngoại thương của Thomas Jefferson trong Chiến tranh Napoléon, đã gây ra những
hậu quả tai hại cho sức mạnh của Mỹ và phá hoại sự đoàn kết trong và ngoài
nước.
Những
vị tổng thống này đều có sai lầm sâu sắc, nhưng không cùng đẳng cấp với những
người tiền nhiệm của họ, những người đã đưa đất nước vào Nội chiến hoặc đã cố
gắng hết sức để tước bỏ quyền lợi của những người dân bị nô lệ trước đây trong
khi ban thưởng cho những người phản bội đất nước của họ.
Và
sau đó là Richard Nixon.
Trước
Trump, Nixon đã đặt ra chuẩn mực cho sự thất bại của tổng thống hiện đại khi là
tổng thống đầu tiên bị buộc phải từ chức, và ông đã từ chức trước khi bị luận
tội. Và theo nhiều cách, nhiệm kỳ tổng thống của họ tương đương một cách kỳ lạ.
Nhưng sự so sánh với Nixon cho thấy những cách mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump
không chỉ tồi tệ mà còn là nhiệm kỳ tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy.
Giống
như tổng thống thứ 45, Nixon lên nắm quyền bằng cách phạm một tội lỗi ban đầu.
Với tư cách là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, Nixon đã gián tiếp can
thiệp để phá hỏng các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris về Chiến tranh Việt Nam.
Ông lo rằng một thành công đột phá về ngoại giao trong giờ thứ 11 của cuộc vận
động sẽ giúp ích cho Hubert Humphrey, đối thủ đảng Dân chủ của ông. Đối với
Nixon, nó đặt ra khuôn mẫu cho những lời nói dối và che đậy của các tổng thống
trong tương lai.
Trump cũng vậy, đặt tương lai chính trị
của mình lên trước mọi nghĩa vụ. Khi còn là một ứng cử viên, Trump đã công
khai kêu gọi Nga đánh cắp email của đối thủ. Sau đó, khi Nga bỏ lên mạng hết
các email ăn cắp được của chủ tịch cuộc vận động tranh cử của Clinton, ông ta
đã nắm cơ hội những tài liệu bị đánh cắp để cho là đó là hành vi sai trái
và khuếch đại các nỗ lực tuyên truyền sai lệch của Nga. Các cuộc điều tra mở
rộng trong thời gian cầm quyền của ông ta – Công tố viên đặc biệt Robert
Mueller và Ủy ban Tình báo Thượng viện đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào
cho thấy ông ta trực tiếp tiếp tay cho hành vi ăn cắp tài liệu của Nga, nhưng
những cuộc điều tra đó bị cản trở bằng một kiểu những hành vi cản trở mà
Mueller đã cẩn thận nêu ra trong báo cáo của ông.
Cách
tiếp cận vô tâm và bất tài của Trump đối với vấn đề nhập cư, việc ông sử dụng
chính sách thuế để trừng phạt các tiểu bang không bỏ phiếu cho ông, sự chuyển
hướng công quỹ sang các tài sản thuộc sở hữu của ông và gia đình, sự bốc đồng
vội vã và tự đánh bại của ông trong chính sánh ngoại thương, và tính dằn dỗi
đối với các đồng minh truyền thống tự bảo đảm rằng ông sẽ không được coi là một
tổng thống hiện đại thành công. Nhưng những thất bại đó liên quan nhiều hơn đến
phần đầu, “trung thành làm bổn phận của Tổng thống Hoa Kỳ”, của
lời thề. Trường hợp Trump
không chỉ là trường hợp tồi tệ nhất trong số các tổng thống hiện đại của chúng
ta mà điều tồi tệ nhất trong số họ nằm ở ba trụ cột khác, không phải tất cả đều
giống như thời đại Nixon.
https://www.santaanarepublic.com/wp-content/uploads/2019/04/TKP.jpeg
Từ trái: Cuwju TT Donal Trump; TT Nga
Vladimir Putin và Chủ tịch Bắc Hàn Kim jong-un.
https://www.santaanarepublic.com
Trump là tổng thống
đầu tiên kể từ khi Mỹ trở thành siêu cường, xếp an ninh quốc gia sau nhu cầu
chính trị của ông.
Việc Nixon có hành động sai trái đối với cuộc đàm phán hòa bình mới tái lập với
Hà Nội trong cuộc vận động bầu cử năm 1972 đã dẫn đến việc phạm tội ác chiến
tranh, “vụ đánh bom Giáng sinh” không cần thiết vào cuối năm đó. Nhưng nó không
thể so sánh, về mặt tác hại đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, với sự phụ
thuộc của Trump đối với hàng loạt các cường quốc nước ngoài như Recep Tayyip
Erdoğan của Thổ Nhĩ Kỳ, Kim Jong Un của Bắc Hàn, và tất nhiên, Vladimir Putin
của Nga — không ai trong số họ hành động vì ý thức về lợi ích chung với Hoa Kỳ.
Nỗ lực của Trump nhằm ép buộc người Ukraine để bôi nhọ đối thủ có khả năng là đối
thủ của ông vào năm 2020, nguyên nhân dẫn đến cuộc luận tội đầu tiên của ông,
chỉ là ví dụ được ghi nhận rõ nhất về một dạng tham nhũng đặc trưng cho
toàn bộ chính sách đối ngoại của ông.
Trụ cột thứ hai là
việc Trump từ bỏ nhiệm vụ trong đại dịch COVID-19, đã giết chết ít nhất 400.000
người Mỹ vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình,
Trump tuyên bố sẽ chấm dứt “sự tàn sát người Mỹ”, nhưng khi đương nhiệm, ông đã
chủ trì những cái chết và sự đau khổ không cần thiết. Việc Trump không lường
trước được và sau đó thất bại khi ứng phó với đại dịch không có gì tương đương
trong nhiệm kỳ của Nixon; khi Nixon không âm mưu lật đổ chính trị và trả thù
những người ông coi là kẻ thù, ông có thể là một người quản trị tốt.
https://s.marketwatch.com/public/resources/images/MW-IP998_trump__ZG_20201002123730.jpg
Tweet của Trump (Oct. 2, 2020) tiết lộ rằng
ông ấy đã nhiễm coronavirus trở thành bài đăng được chia sẻ nhiều nhất mọi thời
đại. Ảnh minh họa MarketWatch / Twitter, Getty Images
Trump,
tất nhiên, không phải là tổng thống đầu tiên bất ngờ đứng trước một mối đe dọa
đối với đất nước chúng ta. Franklin D. Roosevelt đã bất ngờ trước cuộc tấn công
của quân Nhật vào Trân Châu Cảng. Trump, giống như FDR, có thể đã cố gắng chuộc
lỗi bằng cách giải quyết đại dịch. Nhưng Trump thiếu trí tuệ và khả năng lãnh
đạo của FDR. Thay vì thích nghi, ông ta lại cố thủ, phủ nhận mức độ nghiêm
trọng của thử thách cũng như tầm quan trọng của việc đeo mặt nạ và giãn cách
trong sinh hoạt xã hội trong khi than vãn về những thiệt hại có thể xảy ra đối
với nền kinh tế mà ông quan tâm hơn.
Trump
tiếp tục nhấn mạnh rằng ông gánh các việc giải quyết dịch coronavirus của Mỹ,
nhưng trách nhiệm đó yêu cầu ông phải tích cực giám sát các kế hoạch — hoặc ít
nhất là đọc và phê duyệt chúng — ông đẩy các vấn đề khó khăn của việc tăng
cường xét nghiệm và quá chậm trễ. để bảo đảm có đủ dụng cụ bảo vệ và máy thở.
FDR không trực tiếp quản lý chương trình Liberty ship, nhưng ông nắm bắt được
sự cần thiết của nó và hiểu cách trao quyền cho cấp dưới. Thay vào đó, Trump
phớt lờ các chuyên gia và cố vấn của mình, liên tục tìm kiếm một phép màu nào
đó có thể làm giảm bớt sự cần thiết của việc ông phải quyết định giữa những lựa
chọn khó khăn. Ông đã ném tiền vào các công ty dược phẩm và kỹ thuật sinh học
để tăng gia tốc nghiên cứu thuốc chủng ngừa, với kết quả tốt, nhưng lại mất
tich trong nỗ lực hậu cần khổng lồ trong việc phân phối các loại thuốc chủng
ngừa đó.
Khi
tăng kiên quyết phản đối các biện pháp y tế công cộng cơ bản, tổng thống đã
vượt qua một ranh giới kinh khủng mới. Ba trong số các tweet của Trump vào ngày 17 tháng 4 năm
2020— “LIBERATE VIRGINIA”, “LIBERATE MICHIGAN!,” và “LIBERATE MINNESOTA!”
—lần đầu tiên ông đi vào vùng thất bại của Pierce và Buchanan: Tổng thống đang
hô hào không đoàn kết. Sự “giải phóng” mà ông đang ủng hộ là sự bất tuân dân sự
chống lại các quy định “ở tại nhà” do các thống đốc các tiểu bang đó đang lắng
nghe các chuyên gia y tế công cộng đưa ra. Trump sau đó đã tổ chức một loạt các
cuộc tập hợp trực tiếp khiến những người ủng hộ ông nhiễm dịch và khuyến khích
công chúng tự đặt mình vào tình trạng hiểm nghèo.
Trump
đã chuyển hóa tinh thần chia rẽ giống như Pierce và Buchanan đã khai thác bằng
cách biến yêu cầu của thống đốc của các tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì
coronavirus thành cơ hội để tấn công đảng phái và giáo phái.
Năm mươi tám nghìn
người Mỹ đã chết vì COVID-19 khi Trump ra hiệu rằng việc phớt lờ hoặc tích cực
vi phạm các quy định về y tế công cộng là một hành động yêu nước. Trong suốt mùa hè,
ngay cả khi số người chết vì COVID-19 tăng lên, Trump vẫn không ngừng bắt nạt
giới lãnh đạo dân sự, những người cổ vũ việc đeo mặt nạ và tiếp tục tổ chức các
cuộc tập hợp trực tiếp lớn, bất chấp nguy cơ lây lan dihch bệnh. Khi chính tổng
thống nhiễm dịch vào mùa thu, thay vì tỉnh lại vì chính cá nhân mình đang trải
qua căn bệnh nghiêm trọng, tổng thống đã chọn biến một khoảnh khắc có thể dạy
được đối với nhiều người Mỹ thành một lễ hội quái đản. Ông đã dùng quyền của
tổng thống được điều trị bằng phương pháp đang thí nghiệm để lập luận rằng
những người Mỹ bình thường không cần phải sợ căn bệnh này. Ông ta thậm chí còn
dạo quanh Quân y viện Quốc gia Walter Reed, ngồi trên chiếc xe SUV bọc thép kín
mít của mình để đắm mình trong tiếng hò reo của những người ủng hộ ông ta trong
khi gây nguy hiểm cho sức khỏe tài xế và nhân viên mật vụ của ông.
Tổng
thống Mỹ có một thành tích hỗn hợp với dịch bệnh. Đối với mỗi Barack Obama,
người có chính quyền quản lý một cách chuyên nghiệp các mối đe dọa từ Ebola đến
virus H1N1, hoặc George W. Bush, người đã giải quyết bệnh AIDS ở châu Phi, thì
cũng có một Woodrow Wilson, đã xử lý sai lầm trong đại dịch cúm, hoặc Ronald
Reagan, người bỏ bê trách nhiệm khi đối phó với bệnh AIDS. Nhưng cả Reagan và
Wilson đều không tích cực xúi giục dân chúng có hành động nguy hiểm vì mục đích
chính trị, cũng như cá nhân họ không cản trở quan hệ đối tác liên bang-tiểu
bang nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Ở những điểm đó, Trump đứng một
mình.
Trụ cột thứ ba của
bản án chống lại Trump là vai trò của ông như người chủ mưu xúi giục cuộc nổi
dậy vào ngày 6 tháng 1. Mặc dù sự phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa
công-dân-sinh-ra-trong-nước trội hơn người nhập cư bạo lực có trước Trump,
nhưng hạt giống của cuộc nổi loạn xảy ra vào ngày 6 tháng 1 đã được gieo rắc do
việc Trump đã lên tiếng khi dùng bục giảng của tổng thống. Không có tổng thống
nào kể từ Andrew Johnson công khai đồng cảm với cảm giác là nạn nhân của những
người phân biệt chủng tộc. Theo những cách quan trọng, Nixon đã đi trước Trump
bằng cách âm mưu với các phụ tá hàng đầu để dùng sự khác biệt chủng tộc, một cách
bí mật, để điều chỉnh lại trong chính trường Hoa Kỳ. Mục tiêu của Nixon là kéo
những người phân biệt chủng tộc ra khỏi Đảng Dân chủ và do đó chuyển Đảng Cộng
hòa thành đa số thống trị. Trump đã tiến xa hơn nhiều. Từ những phát biểu của
ông sau cuộc biểu tình của nhóm tân Quốc xã ở Charlottesville, Virginia, đến nỗ
lực của ông để dùng quân đội Hoa Kỳ chống lại phong trào Black Lives Matter,
Trump đã công khai sử dụng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong nỗ lực biến Đảng
Cộng hòa thành một tổ chức kích động, sùng bái, Phong trào thiểu số theo chủ
nghĩa tối cao của người da trắng có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử
chỉ nhờ sợ hãi, tước quyền, và thông tin sai lệch.
Cả
Trump và Nixon đều tìm cách phá hoại mọi nỗ lực nghiêm túc nhằm ngăn chận việc họ
tái đắc cử. Nixon đã chấp thuận một cuộc vận dộng dùng thủ đoạn bẩn thỉu, và
chánh văn phòng Bob Haldeman của ông đã phê duyệt các chi tiết của một chương
trình gián điệp bất hợp pháp chống lại ứng cử viên sau cùng của đảng Dân chủ.
Nixon thắng cử nhưng cuối cùng phải rời nhiệm sở vào giữa nhiệm kỳ thứ hai vì
báo chí, Bộ Tư pháp và Quốc hội đã phanh phui những nỗ lực che giấu vai trò của
ông trong âm mưu gian lận này. Phần lớn họ đã được Nixon giúp đỡ vì ông
đã lơ đễnh ghi âm các cuộc trò chuyện của chính ông ấy.
Trump
không bao giờ tái đắccử. Thay vào đó, ông đã đẩy mạnh nỗ lực đầu tiên của một
người đương nhiệm bị đánh bại nhằm sử dụng quyền lực của văn phòng tổng thống
để lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống. Cả hai người đều đi tìm những điểm
yếu trong hệ thống để duy trì quyền lực. Nhưng nỗ lực của Trump để an cắp cuộc
bầu cử năm 2020 đã khiến đưa ông ta vào một hạng mục kinh hoàng, chỉ một mình
ông.
Tổ
chức một cuộc bầu cử quốc gia trong đại dịch là một bài kiểm tra khả năng
phục hồi của nền dân chủ Mỹ. Nhà chức trách bầu cử của tiểu bang và địa phương
đã tìm cách tăng cường sự tham gia của cử tri mà không làm tăng sự lây lan của
dịch bệnh. Về mặt thực tế, điều này có nghĩa là giảm áp lực bỏ phiếu trong Ngày
bầu cử — hạn chế đám đông tại các phòng bỏ phiếu — bằng cách khuyến khích bỏ
phiếu qua thư và bỏ phiếu trước. Mọi ứng cử viên trong cuộc bầu cử năm 2020 đều
hiểu rằng việc kiểm phiếu sẽ diễn ra chậm ở các tiểu bang chỉ bắt đầu đếm phiếu
vào Ngày bầu cử. Ngay cả trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, Trump đã gieo mầm
nghi ngờ độc hại về tính công bằng của cuộc bầu cử COVID-19 này. Khi các con số
không đi theo hướng ông muốn, Trump đã tăng tốc độ của chiến dịch thông tin sai
lệch của ông, cáo buộc gian lận ở các tiểu bang mà ông đã giành được vào năm
2016 nhưng đã thua 4 năm sau đó. Chiến dịch diễn ra sôi nổi và khắp nơi. Các
đồng minh của Trump đã đi tìm lệnh can thiệp của tòa án và sự cứu trợ của nhà
chức trách Đảng Cộng hòa. Thiếu bất kỳ bằng chứng thực tế nào về việc gian lận
phổ biến, họ đã thua kiện trước tòa án. Mặc dù đã khai thác mọi phương án hợp
hiến, Trump vẫn không chịu bỏ cuộc.
Đó
là điểm mà Trump đã vượt xa Nixon, hoặc bất kỳ người tiền nhiệm nào khác. Năm
1974, khi Tối cao Pháp viện thống nhất phán quyết ở Hoa Kỳ kiện Nixon
rằng Nixon phải giao các cuốn băng Tòa Bạch Ốc của mình cho một công tố viên
đặc biệt, Nixon cũng hết các lựa chọn hợp hiến. Ông ta biết rằng các đoạn băng
chứng minh tội lỗi của ông ta, và có khả năng sẽ dẫn đến việc ông ta bị luận
tội và sau đó là bị kết án tại Thượng viện. Vào ngày 24 tháng 7, Nixon cho biết
ông sẽ tuân thủ mệnh lệnh từ một nhánh đồng quyền trong chính phủ chúng ta, và
cuối cùng chấp nhận số phận chính trị của mình. Cuối cùng, ngay cả những vị
tổng thống tồi tệ nhất của chúng ta trước năm 2017 cũng tin vào sự liên tục của
hệ thống mà họ đã tuyên thệ bảo vệ.
Nhưng
không phải Trump. Bắt đầu vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, khi Quốc hội sắp chứng
nhận cuộc bầu cử theo nghi thức, Trump biết rằng ông thiếu số phiếu của Cử tri
đoàn để giành chiến thắng hoặc số phiếu của Quốc hội ngăn cản việc chứng nhận.
Ông ta chỉ còn hai con bài để chơi — không một con nào phù hợp với lời thề của
ông ta. Ông đã ép Phó Tổng thống Mike Pence dùng vai trò nghi lễ theo hiến pháp
của mình với tư cách là người thông báo từng kết quả của số phiếu Đại cử tri để
cản trở nó một cách vi hiến, gửi nó trở lại các tiểu bang để chứng nhận lại.
Trong khi đó, để duy trì áp lực đối với Pence và các đảng viên Cộng hòa tại
Quốc hội, ông đã tập hợp một số tín đồ cực đoan nhất của mình tại quảng trường
Quốc gia và chỉ đường đến Điện Capitol, nơi cuộc chứng nhận bầu cử sắp bắt đầu.
Khi Pence từ chối vượt quá thẩm quyền hiến pháp của mình, Trump đã thả đám đông
của ông ra. Ông ta rõ ràng muốn cuộc đếm phiếu Đại cử tri bị gián đoạn.
Vào ngày 6 tháng 1,
di sản của Trump đã ở bên cạnh lưỡi dao. Trump có thể đã biết ý định của Pence khi
ông bắt đầu nói chuyện với đám đông. Ông biết rằng phó tổng thống sẽ làm hy
vọng của ông thành thất vọng. Khi kích xốc đám đông và chỉ đường cho họ theo
Đại lộ Pennsylvania, ông ta đang đe dọa sự an toàn của phó tổng thống và các
thành viên Quốc hội lưỡng viện. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc ông ta sẵn
sàng đồng tình ủng hộ bạo lực để đạt được mục đích, nó đã biến mất trước
sự không hành động của tổng thống, khi ông ta ngồi trong Tòa Bạch Ốc xem đoạn
phim trực tiếp về vụ tấn công đang lan rộng.
Và
ông ta có thể còn gây ra nhiều thiệt hại hơn trước khi rời nhiệm sở.
Andrew
Johnson đã để lại một quả bom hẹn giờ chính trị sau lưng ông ta tại thủ đô của
quốc gia. Sau khi Đảng Dân chủ từ chối đề cử Johnson làm ưng cử viên cho nhiệm
kỳ thứ hai và Ulysses S. Grant giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với tư cách
là đảng viên Cộng hòa, Johnson đã ban hành lệnh ân xá chính trị rộng rãi cho
nhiều chính khách của Nam quân, gồm các nhà lãnh đạo đang bị buộc tội như cựu
tổng thống của phe Nam quân, Jefferson Davis.
Đất
nước này phải trải qua rất nhiều nỗi đau thương trong những năm Trump bắt đầu
từ lệnh ân xá đó. Nếu Davis và các tướng lãnh hàng đầu của Quân miền Nam bị xét
xử và kết tội, thì xã hội lịch sự ở miền Nam không thể coi những kẻ phản bội
này là anh hùng. Bây giờ Trump đang ám chỉ rằng ông muốn ân xá cho những người
đã hỗ trợ và tiếp tay cho ông trong nhiệm kỳ tổng thống, và thậm chí có thể ân
xá cho chính mình — tương tự cố gắng trốn tránh trách nhiệm và trì hoãn việc
thanh toán.
Khi
Trump chuẩn bị rời Washington, thủ đô trở nên xáo động hơn bất kỳ cuộc chuyển
giao chính phủ nào trước đây kể từ năm 1861, với hàng nghìn Vệ binh Quốc gia có
mặt khắp nơi xung quanh thành phố. Đã có những mối đe dọa nghiêm trọng đối với
các lễ nhậm chức trước đó. Nhưng lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại, những
mối đe dọa đó phát xuất từ nội bộ. Một tổng thống đương nhiệm đang được yêu cầu
ngăn chặn khủng bố do những người ủng hộ nhân danh ông ta hành động.
Có rất nhiều phán quyết về Donald Trump
sẽ được đưa ra, từ Thượng viện, từ bồi thẩm đoàn của các công dân tư nhân, từ
các học giả và sử gia. Nhưng kết quả của việc phá hoại nền an ninh quốc gia của
ông, sự liều lĩnh gây nguy hiểm cho mọi người Mỹ trong đại dịch và cuộc nổi dậy
thất bại của ông vào ngày 6 tháng 1, một điều dường như rất rõ ràng: Trump là tổng thống tồi tệ nhất trong lịch
sử 232 năm của Hoa Kỳ .
Như
vậy, tại sao điều này lại quan trọng? Nếu chúng ta đã trải qua một chấn thương
chính trị chưa từng có, chúng ta nên chuẩn bị hành động để ngăn chặn mọi sự tái
diễn. Sự sụp đổ của Nixon đã đưa ra kỷ nguyên cải cách chính phủ — mở rộng
quyền riêng tư, đại tu các quy tắc tài chính trong các cuộc vận dộng tranh cử,
lưu giữ hồ sơ tổng thống và tăng cường giám sát của quốc hội đối với các hoạt
động bí mật.
Quản
lý đại dịch phải là trọng tâm chính của chính quyền Biden sắp tới, nhưng nó
không cần phải là trọng tâm duy nhất. Những bước có thể thực hiện để đảm bảo
rằng tổng thống tồi tệ nhất phải chịu trách nhiệm và ngăn chặn một người như
Trump có lạm dụng quyền lực của mình theo cách này một lần nữa.
Đầu
tiên là bảo đảm rằng chúng ta lưu giữ hồ sơ về những gì đã diễn ra. Như đã được
thực hiện sau chính quyền Nixon, Quốc hội nên thông qua một đạo luật thiết lập
các hướng dẫn để gìn giữ và tìm đến những tài liệu của nhiệm kỳ tổng thống
Trump. Những hướng dẫn đó cũng nên bảo vệ lịch sử công khai phi đảng phái tại
bất kỳ cơ sở công cộng nào liên quan đến thời Trump. Đạo luật Hồ sơ Tổng thống
đã đặt những tài liệu đó dưới sự kiểm soát của chuyên viên lưu trữ của Hoa Kỳ,
nhưng Quốc hội nên yêu cầu chúng phải được lưu giữ trong khu vực D.C. và rằng
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia không được hợp tác với Trump Foun dation trong bất kỳ
nỗ lực lịch sử công cộng nào. Việc thoát khỏi cảnh rối rắm lúng túng của Thư
viện liên bang Tổng thống Nixon khỏi những huyền thoại độc địa của Nixon về
Watergate đã mất một nỗ lực rất lớn. Theo một cách nào đó, áp lực đối với Cơ
quan Lưu trữ Quốc cho phép và hợp pháp hóa sự nghiệp đã mất của Trump có thể
còn lớn hơn.
Mối
quan hệ được ghi lại bằng tài liệu của Trump với sự thật cũng bảo đảm rằng hồ
sơ tổng thống của ông ấy nhất thiết sẽ không đầy đủ. Nhiệm kỳ tổng thống của
Trump đã để lộ những lỗ hổng trong tiến trình công bố thông tin công khai mà
tổng thống đã khéo léo khai thác. Quốc hội nên yêu cầu các ứng cử viên và tổng
thống tương lai phải công bố các bản khai thuế của họ. Quốc hội cũng nên tìm
cách thắt chặt định nghĩa về quyền riêng tư liên quan đến hồ sơ bệnh án của
tổng thống. Nó cũng cần yêu cầu các tổng thống tiết lộ đầy đủ các hoạt động
kinh doanh của riêng họ và của các thành viên trong gia đình trực hệ của họ,
được tiến hành khi còn đương nhiệm. Quốc hội cũng nên tuyên bố, với tư cách là
hồ sơ công khai, các tài liệu chuyển đổi của giai đoạn 2016–17 và 2020–21 và
những tài liệu chuyển đổi trong tương lai.
Cuối
cùng, Quốc hội phải quan tâm đến ký ức của người Mỹ. Nó nên thành lập một Ủy
ban hỗn hợp của Quốc hội để nghiên cứu cuộc nỏi loạn ngày 6 tháng 1 và các sự
kiện và hoạt động dẫn đến nó, tổ chức các phiên điều trần công khai và đưa ra
một phúc trình. Và Quốc hội nên cấm việc đặt tên các tòa nhà, cơ sở và tàu của
chính phủ liên bang theo tên Trump; nhiệm kỳ tổng thống của ông nên được ghi
nhớ, nhưng không được tưởng nhớ.
Bởi
vì đây, cuối cùng, là điểm chính của toàn bộ bài tập này. Nếu Trump nay là tổng
thống tồi tệ nhất mà chúng ta từng có, thì mọi người Mỹ phải bảo đảm rằng không
có tổng thống tương lai nào vượt quá ông ấy.
Timothy
Naftali
Tác
giả | TIM NAFTALI là phó giáo sư lịch sử lâm tại NYU. Ông là giám đốc đầu tiên
của Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon.
©
2021 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The Worst President in History | Tim Naftali |
The Atlantic | January 19, 2021.
No comments:
Post a Comment