THUYỀN
CHIẾN TRIỀU NGUYỄN QUA MÔ TẢ TRONG SÁCH HẢI QUỐC ĐỒ CHÍ
Phạm
Hoàng Quân
03/02/2021
THUYỀN CHIẾN TRIỀU NGUYỄN QUA VÀI TƯ LIỆU XƯA
(1)
THUYỀN CHIẾN TRIỀU NGUYỄN
QUA MÔ TẢ TRONG SÁCH HẢI QUỐC ĐỒ CHÍ
Phạm
Hoàng Quân
Tên
sách Hải quốc đồ chí (của Trung Quốc) khá quen thuộc
đối với học giới Việt Nam qua một địa đồ vẽ vùng biển Đông Nam Á được trích dẫn
nhiều lần trong những bài viết về lịch sử địa lý Biển Đông. Trong bộ sách gồm
100 quyển này, ngoài bức địa đồ “Sự thay đổi địa danh các nước Đông Nam Dương”
in ở quyển 3, còn nhiều ghi chép liên quan đến lịch sử địa lý Việt Nam nằm rải
rác ở một số quyển khác, và khá đặc biệt là đã lưu giữ một tài liệu lược tả về
mô hình thuyền chiến thời Minh Mạng. Mảng tư liệu này có thể bổ túc phần nào
cho các nghiên cứu về lịch sử tàu thuyền Việt Nam, một đề tài đang thiếu hụt
loại tư liệu mô tả cụ thể về kết cấu, về quy cách hay những đồ hình tổng thể
hoặc các bộ phận tàu thuyền mà chúng vốn là những yếu tố kỹ thuật quan trọng
không chỉ trong nghiên cứu lịch sử lý thuyết mà còn rất quan trọng trong việc
phục dựng mô hình trực quan.
I.
Tóm lược về tác giả, tác phẩm, ấn bản Hải quốc đồ chí.
Ngụy
Nguyên (魏源, 1794-1857), người
huyện Thiệu Dương
tỉnh Hồ Nam, còn
có tên Viễn Đạt
(遠達),
tự Mặc Thâm (默深). Tiến
sĩ triều Đạo
Quang, từng nhậm Nội
các Trung thư, rồi
nhận lời mời của Tuần phủ
Giang Tô lo việc quy hoạch,
đốc suất thi công
hệ thống thủy lợi
và vận tải đường sông. Sau Chiến tranh nha phiến (1840), Ngụy
Nguyên nhận ủy thác của Tổng đốc Lưỡng Quảng Lâm Tắc Từ, thu thập tài liệu
trong và ngoài nước, kết tập thành sách Hải quốc đồ chí.
Ngoài Hải quốc đồ chí, tác phẩm tiêu biểu của Ngụy Nguyên có Hoàng
triều kinh thế văn biên (1826, cùng Hạ Trường Linh), Thánh võ
ký (1842), Cổ Vi Đường tập (1878), Nguyên
sử tân biên (1905).
Hải
quốc đồ chí (海國圖志) có
3 bản in, bản in lần
đầu 50 quyển vào
năm 1842, lần hai 60 quyển
(1847) và lần ba 100 quyển (1852), nội
dung chính viết về lịch sử, địa lý, chính trị các nước trên thế giới và khoa
học kỹ thuật hải quân phương Tây. Khoảng năm 1838, Khâm sai đại thần kiêm Tiết
chế Thủy sư Quảng Đông Lâm Tắc Từ – người chủ xướng “ học kỹ thuật phương Tây
để đối phó phương Tây ” (sư Di chi trường kỹ dĩ chế Di / 師夷之長技以制夷) –
tập hợp một số trí thức tiến bộ
ở Quảng Đông biên dịch
bộ Encyclopædia of Geography, a Description of
the Earth, physical, statistical, civil, and political (London, 1834)
của tác giả người Anh Hugh Murray, bản dịch được đặt tên tiếng Trung Hoa
là Tứ Châu chí (四洲志) (Ghi chép
về Bốn châu) 1.
Tháng 3 năm 1839, Lâm thực hiện chiến dịch tiêu hủy nha phiến ở Quảng Châu,
tháng Giêng năm 1840 nhậm Tổng đốc Lưỡng Quảng, nhưng do áp lực của phe chủ
hòa, đến tháng 10 thì bị cách chức. Năm 1841, trước khi phải thuyên chuyển về
phía bắc, Lâm Tắc Từ đã giao bản thảo Tứ Châu chí cho Ngụy
Nguyên, với mục đích tăng bổ soạn tập lại để nó thành bộ sách có thể đánh động
dư luận, cảnh báo nguy cơ mất nước do tình trạng ngu muội và sáo rỗng của phần
lớn quan lại và trí thức đương thời. Trên cơ sở bản dịch sơ thảo Tứ
châu chí, Ngụy Nguyên kết tập thêm và tăng bổ rất nhiều, làm thành bộ Hải
quốc đồ chí.
Nội
dung của 3 bản in (qua 3 lần in) Hải quốc đồ chí tóm tắt như
sau :
* Hải quốc đồ chí 50 quyển (1842), Quyển 1 là phần “ Trù hải
thiên – Nghị thủ ” (Kế sách phòng vệ biển — Luận về phòng thủ) do Ngụy Nguyên
soạn. Quyển 2 là phần bản đồ, gồm : bản đồ thế giới, bản đồ các khu vực, bản đồ
bờ biển Trung Hoa, bản đồ một số nước (trong đó có An Nam đồ), trong đó, các
bản đồ thế giới và khu vực thì sao chép của phương Tây, giữ y hình trạng địa lý
và kinh vĩ độ, dịch địa danh Tây sang chữ Hán. Các quyển còn lại về cơ bản là
nội dung Tứ Châu chí, phân chép về các nước, những quyển viết về
mấy nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á thì phối hợp sử liệu Trung Hoa với tư liệu
dịch, còn những quyển khác thì chủ yếu là dịch. Tình hình các nước được chép
bao quát các mặt : địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội, phong tục, khoa học kỹ
thuật. Nói thêm, cũng theo cách phiên dịch sách Tây để tìm hiểu bên ngoài, năm
1844, Tuần phủ Phước Kiến Từ Kế Dư làm xong bản sơ thảo Doanh hoàn khảo
lược. 2
* Hải quốc đồ chí 60 quyển (1847), trên cơ sở bản in 1842,
tăng thêm các phần viết về kỹ thuật tàu chiến phương Tây, sưu tập một số tấu sớ
kiến nghị đóng tàu chiến mô phỏng theo kiểu tàu chiến phương Tây. Nói thêm, năm
1847, Từ Kế Dư bổ sung hoàn thiện Doanh hoàn khảo lược, làm
thành bộ Doanh hoàn chí lược 10 quyển, năm 1848 khắc in.
* Hải quốc đồ chí 100 quyển (1852), trên cơ sở bản 60 quyển, ở
đầu sách tăng thêm 1 quyển “ Trù hải thiên ” (xếp thành quyển 1-quyển 2), trước
đây chỉ Nghị thủ, nay thêm phần Nghị chiến (Luận về giao chiến) và Nghị khoản
(Luận về hòa hoãn) ; kế đến là tăng thêm số lượng bản đồ các nước (xếp thành
quyển 3-quyển 4) ; còn mấy chục quyển sau là tăng thêm các phần : các tôn giáo
trên thế giới, sưu tập các bài viết bàn về địa thế Trung Hoa, sưu tập các bài
viết về kế sách phòng vệ biển (Trù hải tổng luận), cập nhật thông tin về tình
hình các nước phương Tây, dịch nhiều sách về kỹ thuật chế tạo súng máy, đại
bác, thuốc súng, bom mìn, thủy lôi, thuyền máy hơi nước, cách xây dựng pháo đài
của phương Tây… (đa số có kèm đồ hình), lịch pháp và thiên văn học phương Tây.
Ngoài việc thêm mới 40 quyển, thì trong nhiều quyển đã viết trước cũng bổ sung
thêm thông tin khác, từ sử liệu Trung Hoa và tin tức Trung-Tây đương thời, nối
theo ở cuối quyển.
Nhìn chung, Hải quốc đồ chí được thực hiện trên tinh thần muốn
nắm rõ tình hình bên ngoài Trung Hoa, chú trọng về địa lý và khoa học kỹ thuật.
Trong lãnh vực khoa học kỹ thuật thì mục tiêu chính là tập trung vào kỹ thuật
quân sự mà chủ yếu là hải quân.
Bản Hải quốc đồ chí 100 quyển sau lần in đầu (1852) lại được
khắc in nhiều lần ở Trung Quốc, bản in đầu cùng với Doanh hoàn chí lược du
nhập Nhật Bản vào năm 1853 và có ảnh hưởng rất lớn đối với chính giới và học
giới nước này (tại Nhật Bản sau cũng khắc in lại). Phần chúng tôi đề cập trong
bài khảo sát này là bài viết “ An Nam chiến thuyền thuyết ”
(thuộc quyển 84) chỉ có trong bản 100 quyển. Bài viết và bản dịch “ An
Nam chiến thuyền thuyết ” căn cứ theo bản Cổ Vi Đường khắc in năm Hàm
Phong nhâm tý (1852), được ảnh ấn trong cuốn 47 của bộ tùng thư Trung
Quốc binh thư tập thành do Giải Phóng Quân xuất bản xã và Liêu
Thẩm Thư Xã liên kết xuất bản năm 1992 [gọi tắt là bản Cổ Vi Đường 1852]
; cũng đối chiếu với bản có Lời Tựa của Tả Tông Đường đề năm ất hợi 1875, do
Ngụy Quang Thọ (cháu nội Ngụy Nguyên) in lại năm Quang Tự thứ hai (1876) tại
đạo Bình Khánh tỉnh Cam Túc, bản này hiện lưu tại Thư viện Đại học Waseda, KH: 儿1. 3176 [gọi
tắt là bản Cam Túc 1876].
No comments:
Post a Comment