Monday, 15 February 2021

THẤY GÌ QUA CA NGƯỜI NHẬT TỬ VONG Ở HÀ NỘI DƯƠNG TÍNH VỚI COVID-19? (Võ Thu Phương)

 



Thấy gì qua ca người Nhật tử vong ở Hà Nội dương tính với Covid-19?

Võ Thu Phương

15/02/2021

https://baotiengdan.com/2021/02/15/thay-gi-qua-ca-nguoi-nhat-tu-vong-o-ha-noi-duong-tinh-voi-covid-19/

 

Báo VnExpress đưa tin: “Chiều 14/2, Sở Y tế Hà Nội xác nhận người đàn ông quốc tịch Nhật Bản tử vong tại khách sạn Somerset West Point ở quận Tây Hồ, xét nghiệm dương tính với nCoV. Người này thuê phòng ở tầng 9 khách sạn Somerset West Point, được phát hiện tử vong tối 13/2. Điều tra dịch tễ cho thấy người này sinh năm 1967, nhập cảnh Việt Nam ngày 17/1, cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.

Trong thời gian cách ly tập trung, người này 2 lần xét nghiệm âm tính với nCoV vào ngày 17/1 và 31/1. Sau thời gian cách ly tập trung, ông đi máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, tiếp tục tự cách ly tại khách sạn nói trên từ khoảng 2h chiều ngày 1/2. Ngày 13/2 là ngày thứ 13 người này thuê phòng tại đây”.

 

                                                            ***

 

Thấy gì qua ca tử vong này:

 

1. Người Nhật luôn can thiệp lãng xẹt vào câu chuyện chống dịch thần kỳ của Việt Nam. Từ một ca dương tính ở sân bay Osaka, Việt Nam chấm dứt những ngày an lành không lây nhiễm cộng đồng, để phải chấp nhận trên 500 ca dương tính trong 20 ngày. Bây giờ, một người Nhật lại tử vong ngay trong khách sạn Việt Nam. Chuyện này cũng chấm dứt luôn câu chuyện thần thoại ở Việt nam, nhiễm Covid nhưng chỉ chết vì bệnh nền.

 

2. Nếu người đàn ông này là người Việt Nam, chắc chắn anh sẽ được đưa đi mai táng mà không cần xét nghiệm. Nguyên nhân tử vong sẽ là trúng gió, say rượu, tai biến… hay chẳng có nguyên nhân nào.

 

3. Người đàn ông này bị nhiễm Covid ở đâu? Chắc chắn là anh không bị nhiễm bên Nhật vì đã qua thời hạn cách ly 14 ngày và vẫn mạnh khỏe, đi lại tung tăng. Vậy anh bị nhiễm trong những ngày cuối ở khu cách ly hay nhiễm ngoài xã hội?

 

4. Những ổ dịch trong khu cách ly. Bây giờ người ta không còn lạ gì với thông tin hàng loạt ca dương tính “đã được cách ly trước đó”. “Trước đó” là trên 10 ngày. Như vậy, những người trong khu cách ly đang lây nhiễm cho nhau với mức độ đáng báo động. Từ một phần ca nhiễm bị phát hiện và bị giam giữ này, người ta có thể hình dung, tốc độ lây nhiễm của con virus qua các ca không bị phát hiện ở bên ngoài ra sao.

 

5. Biện pháp cách ly tập trung, tạo những ổ dịch trong vòng kiểm soát có an toàn tuyệt đối hay không? Câu trả lời là không. Nó chỉ an toàn khi những người cách ly tập trung bị nhốt vĩnh viễn cho đến khi nào có vaccine. Có nghĩa là, ai đã vào khu cách ly tập trung rồi thì không được trở ra. Bởi vì, lây nhiễm trong khu cách ly quá đông người là không giới hạn được thời gian lây nhiễm.

 

Người sắp hoàn thành thời hạn cách ly vẫn có thể bị lây vào ngày cuối cùng. Và họ sẽ mang mầm bệnh từ ổ dịch cách ly ra bên ngoài. Đó là lý do vì sao nhiều trường hợp bị cách ly 14 ngày ở Việt Nam, về đến nhà vài hôm sau lại dương tính. Cho nên, cách ly tập trung chỉ là một phương pháp nuôi cấy virus đại trà.

 

6. Người Việt có thể cách ly tại nhà hay không? Câu trả lời cũng vẫn là không. Một tiếp viên hàng không được đào tạo kỹ lưỡng (?) về phòng chống dịch bệnh, được nuôi béo trong khách sạn mà còn vi phạm trắng trợn luật cách ly thì làm sao đòi hỏi người nghèo chạy cơm từng bữa phải nằm chết đói trong nhà.

 

____

 

Mời đọc thêm: Ca COVID-19 quốc tịch Nhật ở Hà Nội: Được phát hiện mắc bệnh sau khi tử vong trong khách sạn (TT). – Sáng mùng 4 Tết, 1 ca mắc COVID-19 tử vong là người nhập cảnh (LĐ). – Hà Nội thông báo khẩn về trường hợp bệnh nhân COVID-19 số 2229 quốc tịch Nhật (TT). – Ca người Nhật chết rồi mới phát hiện là F0, rất đáng lo ngại! — Ca COVID-19 người Nhật tử vong: Nguồn truyền nhiều khả năng ngoài Hà Nội (LĐ). – F1 của bệnh nhân Nhật Bản có xét nghiệm dương tính với COVID-19 (TT).  – Cách ly xã hội toàn tỉnh Hải Dương từ 0h ngày 16/2 (Zing).

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats