Ngoại
giao Liên Âu thất bại ê chề trong quan hệ với Nga
Thanh
Hà -
RFI
Đăng
ngày: 08/02/2021 - 14:27
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210208-ngoai-giao-lien-au-that-bai-trong-quan-he-voi-nga
« Một
vố tát tai », « một thất bại ê chề », « Châu Âu ngậm bồ hòn
làm ngọt » đó là những cụm từ mà giới phân tích bình luận về chuyến đi
Matxcơva vừa qua của lãnh đạo cấp cao ngoại giao châu Âu, Josep Borrell. Tổng
thống Vladimir Putin đã dội một gáo nước lạnh vào nỗ lực của Liên Hiệp Châu Âu
muốn hâm nóng quan hệ với Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (T) đối thoại với
lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell (P), Matxcơva, ngày
05/02/2021. via REUTERS - RUSSIAN FOREIGN MINISTRY
Thứ
Sáu vừa qua, ông Josep Borrell đến
Matxcơva với mục đích sưởi ấm quan hệ vốn đã nguội lạnh giữa Nga và Liên Hiệp
Châu Âu từ 2014, sau khi Nga thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina. Trong hành
lý của ông Borrell có hai hồ sơ lớn, một liên quan đến
Alexei Navalny, kẻ thù chính trị của tổng thống Vladimir Putin và hồ sơ
thứ nhì liên quan đến khả năng hợp tác với Nga về vac-xin chống Covid-19 vừa
được giới khoa học xác nhận là « có hiệu quả cao chống virus corona ».
Nhưng trên cả hai lĩnh vực này, có nhiều dấu hiệu cho thấy Matxcơva đang ở thế
thượng phong.
Trước
hết điện Kremlin từ chối để đại diện ngoại giao châu Âu tiếp xúc với nhà đối
lập Alexei Navalny. Hơn thế nữa, đúng vào lúc ngoại
trưởng Serguei Lavrov tiếp ông Josep Borrell, thì Nga thông báo
trục xuất ba nhà ngoại giao Đức, Thụy Điển và Ba Lan với lý do là họ đã
tham gia cuộc tuần hành hôm 23/01/2021 tại Matxcơva và Saint Petersburg, đòi tự
do cho ông Navalny. Theo giới quan sát đây là một « cú vỗ mặt »,
một lời cảnh cáo rất thẳng thừng của Nga đối với Liên Âu : Bruxelles chớ
đem những bài học về nhân quyền ra giảng giải cho Matxcơva và Navalny là
« lằn ranh đỏ » mà Nga không cho phép Liên Hiệp Châu Âu vượt
qua, như ghi nhận của Benoit Vitkine, thông tín viên thường trực báo Le Monde
tại Matxcơva. Đức có công cứu mạng Alexei Navalny sau vụ ông này bị đầu
độc, nhưng dù được cộng đồng quốc tế ủng hộ, sinh mệnh của nhà đối lập
người Nga này vẫn trong tay chủ nhân điện Kremlin.
Một
dấu hiệu thứ nhì cho thấy phía Nga cứng rắn với Liên Âu hơn bao giờ hết. Trong
buổi họp báo chung giữa hai ông Lavrov và Borrell kết thúc buổi làm việc hôm
06/02/2021, phía châu Âu cố gắng nêu lên những lĩnh vực cho phép Matxcơva và
Bruxelles hợp tác, đáp lại, lãnh đạo ngoại giao Nga không ngần ngại lên án mọi
biện pháp trừng phạt của phương Tây, gọi đấy là những « phương pháp còn
tồn đọng từ thời kỳ thực dân ». Cũng ngoại
trưởng Serguei Lavrov trực tiếp cho rằng Liên Âu là một đối tác
« giả dối », « không đáng tin câỵ ».
Trước
những ngần ấy ngón đòn của Matxcơva, lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu đành
« ngậm bồ hòn làm ngọt » và tuyên bố « vẫn phải
duy trì các kênh đối thoại với Nga ». Mãi tới khi đã trở lại
Bruxelles, tối Chủ Nhật 07/02/2021 Josep Borrell mới ra thông cáo lấy làm tiếc
là Nga đã « không nắm bắt lấy cơ hội để đối thoại một cách xây dựng hơn
với Liên Âu ».
Điểm
thứ ba cho thấy thất bại của nhà ngoại giao châu Âu càng thêm ê chề vì trong
buổi làm việc với đồng nhiệm Nga Lavrov, ông Borrell đã khéo léo tuyên bố hy
vọng « Cơ quan dược phẩm châu Âu cho phép » sử dụng vac-xin
Sputnik V của Nga chống Covid-19, và nhiều thành viên trong Liên Âu kể cả
Đức, « quan tâm đến việc cho sản xuất » Sptunik V ngay
trên lãnh thổ của họ. Hungary là quốc gia sốt sắng nhất trong việc cho dùng thuốc
tiêm chủng của Nga.
Câu
hỏi kế tiếp là tại sao Nga lại mạnh tay với Liên Âu như vậy ? Giới phân
tích cho rằng, điều hiển nhiên nhất là Matxcơva khai thác lá bài vac-xin để gia
tăng áp lực với Liên Âu. Sau các thông báo chậm trễ trong việc giao hàng từ phía
các nhà cung cấp vac-xin, từ Pfizer đến AstraZeneca, Liên Âu đang cuống cuồng
tìm kiếm thuốc chích để dẹp dịch. Sputnik V của Nga có thể là một giải pháp
thoát hiểm cho châu Âu. Ngoài ra còn phải tính tới « yếu tố Hoa
Kỳ » như ghi nhận của giáo sư Youlia Boguslavskai đại học Saint
Petersburg, được tờ Le Figaro ấn bản ngày 06/02/2021 trích dẫn. Theo chuyên gia
này, điện Kremlin chọn giải pháp cứng rắn với Bruxelles đề phòng viễn cảnh với
Joe Biden ở Nhà Trắng, nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu về hùa với Mỹ, viện
cớ vụ án Navalny để gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga.
Có
điều, một số nhà phân tích khác ở Nga cảnh báo điện Kremlin coi chừng « già
néo đứt giây ».
***
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Trừng
phạt thất bại, Liên Hiệp Châu Âu chuyển sang đối thoại với Nga ?
Nga
trục xuất ba nhà ngoại giao châu Âu đúng lúc lãnh đạo ngoại giao Liên Âu đến
Matxcơva
Quan
hệ Bruxelles và Matxcơva tan băng: Lãnh đạo ngoại giao châu Âu công du Nga
------------------------------------------
.
Lãnh
đạo ngoại giao Liên Âu thừa nhận chuyến công du Nga thất bại
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 08/02/2021 - 13:51
Theo
AFP, trở về từ Matxcơva sau chuyến công du 3 ngày, hôm qua, 07/02/2021, ông
Josep Borrell lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cho biết rất lo ngại
về việc chính quyền Nga từ chối đối thoại « xây dựng hơn » với Liên
Âu, đồng thời kêu gọi lãnh đạo các nước trong Liên Hiệp xem xét các hệ quả, bao
gồm cả khả năng trừng phạt Matxcơva.
Lãnh
đạo Ngoại Giao Liên Âu Joseph Borrell tại Matxcơva, nga, ngày
05/02/2021. via REUTERS - RUSSIAN FOREIGN MINISTRY
Trên
tài khoản twitter cá nhân, sau khi từ Matxcơva trở về, ông Borrell
viết : « Chính quyền Nga đã không muốn nắm bắt cơ hội đối thoại xây
dựng với Liên Âu. Thật đáng tiếc và chúng ta sẽ phải rút ra các hệ quả từ việc
này (…) Các nước thành viên sẽ phải quyết định các giai đoạn tới, và đúng là
trong đó có thể bao gồm cả các trừng phạt ».
Ngày
22/02 tới đây ngoại trưởng các nước thành viên Liên Âu sẽ có cuộc họp để bàn về
chuyến công du Matxcơva vừa rồi của ông Josep Borrell và sẽ phải quyết định
những bước tiếp, theo sau khi Nga bác bỏ thẳng thừng đề nghị của các lãnh đạo
EU đòi trả tự do cho nhà đối lập Alexei Navalny, đồng thời thông báo trục xuất
ba nhà ngoại giao châu Âu.
Quyết
định trừng phạt sẽ chỉ được thông qua với sự nhất trí của toàn thể 27 thành
viên. Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu không thể làm gì hơn ngoài việc gợi ý,
khuyến cáo. Sau chuyến công du, ông Borrell ngỏ ý « rất lo
ngại về viễn ảnh tiến triển của xã hội Nga và về sự lựa chọn địa chiến lược của
Nga » và nhận định : « các thông điệp mà chính
quyền Nga đưa ra trong chuyến thăm này khẳng định châu Âu và Nga đã đi
chệch hướng. Dường như nước Nga đang rời xa Liên Hiệp Châu Âu… ».
Cuối
cùng lãnh đạo ngoại giao châu Âu kết luận : « Nếu chúng ta
muốn một thế giới an toàn trong tương lai, chúng ta phải hành động ngay
hôm nay, với quyết tâm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro ».
***
CÁC NỘI DUNG
LIÊN QUAN
Lãnh
đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu khẳng định cần tiếp tục ‘‘đối thoại’’ với Nga
Trừng
phạt thất bại, Liên Hiệp Châu Âu chuyển sang đối thoại với Nga ?
Nga
trục xuất ba nhà ngoại giao châu Âu đúng lúc lãnh đạo ngoại giao Liên Âu đến
Matxcơva
No comments:
Post a Comment