Không
chỉ Mỹ mà Châu Âu cũng chống Trung Quốc
Drew
Hinshaw, Sha Hua và Laurence Norman
Hiếu
Chân lược dịch
Jan
30, 2021
https://saigonnhonews.com/khong-chi-my-ma-chau-au-cung-chong-trung-quoc/
Các quốc gia
có thời tránh làm mất lòng Bắc Kinh nay đang tiến gần tới lập trường cứng rắn
của Washington
- Quan
hệ Trung Quốc và châu Âu đang đổ vỡ
- Trung
Quốc cố hàn gắn với châu Âu
- Úc
– Trung Quốc: Từ đối tác thành đối thủ
- Mỹ-Ấn
ký thỏa thuận quân sự đối phó Trung Quốc
Tháng
3-2019 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bay tới Paris để gặp Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu khi đó
là Jean-Claude Juncker.
Theo
một quan chức có mặt tại cuộc gặp, sau khi cụng ly sâm panh, Chủ tịch Trung
Quốc bắt đầu chất vấn ba nhà lãnh đạo châu lục: Một hồ sơ chính sách mà Liên
minh châu Âu mới đưa ra đã mô tả Trung Quốc là một “đối thủ có tính hệ
thống”. Người châu Âu có thực sự có ý đó không?
Bà
Merkel miễn cưỡng khen ngợi ông Tập, nói rằng cách nói đó cho thấy châu Âu công
nhận sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Ông Juncker giảm căng
thẳng bằng một câu nói đùa về chuyện EU không thể đồng ý với nhau Trung Quốc là
gì. Nhưng ông Macron đã đáp thẳng thừng: “Đó là sự thật. Ngài là một
đối thủ,” Tổng thống Pháp nói. Vài tuần sau, Pháp cho tàu chiến đi qua
eo biển Đài Loan, khiêu khích Bắc Kinh; Trung Quốc cáo buộc tàu khu trục này
xâm nhập trái phép vùng biển của họ.
Ở
bên trong nước Trung Quốc, quyền lực của ông Tập ngày càng được coi là tuyệt
đối. Ông đã gạt các đối thủ sang một bên, bịt miệng những người bất đồng chính
kiến và
củng cố sự
ủng hộ cho mình
bằng cách thúc đẩy một nước
Trung Quốc đang trỗi dậy không ngại khẳng định lợi ích của nó.
Các
quốc gia từng tránh làm mất lòng Bắc Kinh đang tiến gần hơn đến lập trường của
Hoa Kỳ – một lập trường cứng rắn hơn được cả hai đảng ủng hộ nhằm hạn chế sự
tiếp cận của Trung Quốc tới khách hàng, công nghệ và cơ sở hạ tầng nhạy cảm của
Mỹ.
Úc,
nước phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, đã trở thành một trong những quốc gia
đầu tiên ngăn chặn công ty Huawei Technology Co. của Trung Quốc và dẫn đầu cuộc
vận động toàn cầu đòi điều tra cách xử lý ban đầu của Trung Quốc đối với dịch
coronavirus. Ấn Độ, từng là trụ cột của phong trào không liên kết thế giới,
đang mở rộng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và các đồng minh trong khi chiến đấu
chống Trung Quốc trên các đường biên giới tranh chấp.
Châu
Âu hiện buôn bán với Trung Quốc gần như tương đương với Mỹ, và đang trên đà ký
kết một hiệp định đầu tư với Bắc Kinh để làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế đó.
Đồng thời, châu lục này đã thiết lập những rào cản mới đối với công nghệ của
Trung Quốc và hành động của Trung Quốc thâu tóm các công ty châu Âu.
Anh
và Pháp đã ngăn chặn khả năng cạnh tranh của Huawei ở châu Âu và trong khi Đức
vẫn còn thận trọng, các cuộc tranh luận về sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung
Quốc đang ngày càng sôi nổi ở Berlin. Mùa hè năm nay, sau khi Bắc Kinh cắt giảm
quyền tự do ở Hồng Kông, các nước EU đã đồng ý ủng hộ các biện pháp trừng phạt
Trung Quốc – một bước đi trước đây không thể tưởng tượng được.
Các
nhà lãnh đạo nước ngoài viện dẫn những lời phàn nàn về cách chính phủ của ông
Tập ban đầu xử lý Covid-19, cuộc đàn áp người thiểu số theo Hồi giáo ở Tân
Cương và các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, sự cạnh tranh lớn hơn từ các
công ty Trung Quốc từng là khách hàng của châu Âu. Chính sách ngoại giao “Chiến
binh Sói” của Trung Quốc, được đặt theo tên một loạt phim Trung Quốc mang đậm
chủ nghĩa dân tộc, đã khiến nhiều chính trị gia và doanh nhân cảm thấy mình bị
biến thành mục tiêu.
Đại
sứ EU tại Bắc Kinh Nicolas Chapuis, phát biểu tại một diễn đàn năng lượng ở Bắc
Kinh vào đầu tháng này: “Những gì đã xảy ra trong năm qua… là sự gián
đoạn hoặc giảm mạnh sự ủng hộ Trung Quốc ở châu Âu và các nơi khác trên thế
giới. Và tôi nói với tất cả những người bạn Trung Quốc của tôi rằng các bạn cần
phải xem xét nghiêm túc điều đó.”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2020/12/Untitled_10.jpg
Biểu đồ cho thấy sự mất lòng tin của người
dân các nước công nghiệp đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, theo khảo sát của
Pew.
Một
cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng 10 cho thấy sự không tin
tưởng vào ông Tập đạt mức cao ở hầu hết các quốc gia được khảo sát. Pew
Research Center đã thăm dò qua điện thoại ý kiến của 14.276 người trưởng thành
ở 14 nền kinh tế phát triển từ ngày 10-06 đến 03-08-2020; kết quả (sai số +/-
3.7%) cho thấy: 1/ Ở các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Thụy Điển và Pháp tỷ lệ người
dân “không tin Tập Cận Bình có thể làm điều tốt cho thế giới” đang
dao động trong mức từ 80% đến 84%; 2/Ở các nước Úc, Đức, Mỹ, Anh tỷ lệ này là
từ 76% đến 79%; 3/Ở các nước Ý, Tây Ban Nha, Canada và Hà Lan, tỷ lệ này là từ
70% đến 75%.
Cựu
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề châu Âu Wess Mitchell, người đã từ
chức vào năm ngoái, cho biết: “Trung Quốc đã trở thành đề tài số một
của Hoa Kỳ trong các cuộc đối thoại ngoại giao với người châu Âu. Đồng minh tốt
nhất của chúng tôi trong nỗ lực làm cho Trung Quốc trở thành vấn đề là hành vi
của chính Trung Quốc.”
Trung
Quốc nói rằng quan điểm tiêu cực đối với Bắc Kinh chủ yếu là vấn đề của các
nước phương Tây và bị Washington kích động. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại
giao Trung Quốc cho biết, nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc cảm thấy mang ơn
người dân ở quê nhà đang ngày càng tự tin và một ban lãnh đạo muốn thể hiện vị
thế ngày càng tăng của Trung Quốc, ngay cả khi phải trả giá bằng cách chống lại
các quan chức nước ngoài. Các quan chức Trung Quốc đề cao cách Bắc Kinh đã ngăn
chặn Covid-19 và cung cấp viện trợ và đầu tư trên toàn thế giới. Trả lời các
câu hỏi cho bài báo này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi châu Âu là
đối tác chiến lược, không phải là đối thủ và bảo vệ cách tiếp cận của riêng
mình đối với quan hệ quốc tế. “Cơ quan ngoại giao của Trung Quốc mềm
mại, nhưng xương của nó cứng,” họ nói.
Việc
phản đối Bắc Kinh có những giới hạn. Sức mạnh kinh tế Trung Quốc có nghĩa là
hầu hết các quốc gia không đủ sức phản đối quá mạnh và phần lớn thế giới trông
chờ vào nguồn tài trợ của Bắc Kinh để đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc tiếp cận
vaccine ngừa Covid-19. Các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng có những bất đồng
riêng với Washington và thường xuyên né tránh áp lực từ chính quyền Trump muốn
họ điều chỉnh chính sách với Trung Quốc.
Các
quan chức châu Âu cho biết bà Merkel của Đức vẫn cam kết gắn bó với Bắc Kinh.
Bà ấy là động lực chính để EU hoàn thành một hiệp định đầu tư sẽ ràng buộc hơn
nữa nền kinh tế của châu Âu với Trung Quốc và đang thúc đẩy để có một thỏa
thuận trước khi tổng thống mới của Hoa Kỳ nhậm chức. Tuy nhiên, nỗi lo lắng về
sức mạnh thị trường Trung Quốc đang gia tăng ở Đức, quốc gia có tới 5.200 công
ty đang hoạt động tại Trung Quốc. Và một số nhà lập pháp EU đe dọa sẽ chặn việc
phê duyệt hiệp ước EU-Trung Quốc khi nó được đưa tới tay họ.
Trong
nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (2012-2017), hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu đều
coi Trung Quốc chủ yếu là một cơ hội — một thị trường rộng lớn và đang lên có
thể giúp cân bằng sự thống trị của Hoa Kỳ. Nhưng kể từ đó, phản ứng dữ dội đã
gây ra trên khắp châu lục, đặc biệt là ở các quốc gia nhỏ hơn như Cộng hòa
Czech và Thụy Điển, nơi các hành động hung hăng của các nhà ngoại giao Trung
Quốc gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lo lắng
về cạnh tranh không lành mạnh của các công ty Trung Quốc.
Các
quan chức bao gồm cả ông Juncker, khi ông là chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã làm
việc sau hậu trường để ủng hộ các nhà lãnh đạo cứng rắn. Cũng có các nhà ngoại
giao Úc đi khắp châu Âu để kết nối những người chỉ trích Trung Quốc ở các quốc
gia nhỏ hơn với những người đồng cấp ở các nơi khác trong một nỗ lực thầm lặng
đã thúc đẩy những nỗ lực tương tự của Washington. Điều đó đã gây áp lực lên các
cường quốc lớn của châu Âu, bao gồm cả Đức, đòi họ phải bảo vệ lợi ích của lục
địa này trước nguy cơ bị Bắc Kinh phản đòn.
Mối
quan tâm về ông Tập đã dấy lên vào năm 2018, thời điểm căng thẳng gia tăng giữa
EU và chính quyền Trump mà một số người cho rằng có thể đẩy châu Âu và Trung
Quốc xích lại gần nhau.
Vào
tháng 7 năm đó, ông Juncker và các đại biểu khác của EU đã gặp ông Tập tại Bắc
Kinh, vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh NATO căng thẳng giữa Tổng thống Trump
và các nhà lãnh đạo châu Âu khi Tổng thống Mỹ nói ông có thể rút Washington ra
khỏi liên minh. Ông Trump đã gây sốc cho các quan chức EU khi nói trong một
cuộc phỏng vấn rằng EU là một trong những kẻ thù lớn nhất của Mỹ.
Ngược
lại, ông Tập đã chào đón các quan chức EU bằng bữa đại yến cấp nhà nước. Ông
đưa ra những lời cam đoan mơ hồ về cơ hội cho các công ty châu Âu và sự hợp tác
về biến đổi khí hậu.
Trung Quốc đang cố gắng sử dụng châu u trong
cuộc chiến với Mỹ. Biếm họa của Thời báo Hoàn Cầu, TQ
Theo
ba người có mặt trong bữa tiệc, khi những người phục vụ thu dọn chén đĩa, ngôn
ngữ của ông Tập thay đổi. Ông Tập nói, mô hình do nhà nước lãnh đạo sẽ phát
triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên thương mại tự do toàn cầu hóa. Ông nói, châu Âu
sẽ gặp khó khăn bởi “sự chậm chạp trong việc ra quyết định” và
bất bình đẳng thu nhập đang thúc đẩy chủ nghĩa dân túy, ông nói và đề cập đến
cuộc trưng cầu Brexit ở Anh, một điểm nhức nhối đối với các vị khách. Ông
Juncker đã phản pháo lại, theo hai quan chức có mặt: “Cái mà ngài gọi
là chậm chạp, chúng tôi gọi là dân chủ.”
Ông
Juncker tin rằng Trung Quốc đang cố gắng sử dụng châu Âu trong cuộc chiến với
Mỹ. Ông nói với các trợ lý rằng EU cũng có thể làm điều đó, nghĩa là sử dụng
các cuộc đàm phán với Bắc Kinh để đạt được đòn bẩy với Washington. Hai tuần sau,
ông Juncker gặp Tổng thống Trump và ký một thỏa thuận đình chiến thương mại bất
ngờ giữa EU-Hoa Kỳ. Ông Juncker đã nghỉ hưu và không thể đưa ra bình luận.
Vào
khoảng thời gian đó, một nhóm các đại diện ngành công nghiệp và các nhà hoạch
định chính sách của Đức đã họp tại Lâu đài Ziethen phía bắc Berlin để thảo luận
trong hai ngày về tham vọng của Trung Quốc cạnh tranh với Đức trong các ngành
như chế tạo người máy, xe hơi tự lái và xe năng lượng sạch. Các công ty Trung
Quốc đã thâu tóm một loạt tài sản chiến lược của Đức, càng làm tăng thêm tính
cấp thiết của vấn đề.
Các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhất trí vận động hành lang để có các chính sách cứng
rắn hơn đối với Trung Quốc. Họ đưa ra một tài liệu chính sách, được lưu hành
giữa các quan chức hàng đầu của Đức và EU, cảnh báo rằng các nền kinh tế thị
trường tự do có nguy cơ thất bại trước Trung Quốc, một quốc gia được coi
là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống”.
Các
quan chức Úc, cảnh giác với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã nhận thấy ngôn ngữ
đó và lặp lại nó trong các cuộc họp với bộ ngoại giao Đức. Úc vừa chặn Huawei
lắp đặt thiết bị 5G trên đất Úc, sau đó Trung Quốc đã áp thuế trừng phạt lên
hàng xuất khẩu lúa mạch và thịt bò của Úc. Người Úc cho rằng, Berlin đã đánh
giá thấp các vấn đề liên quan đến sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Nhưng bà
Merkel vẫn muốn mở rộng sự gắn bó với Trung Quốc và muốn tổ chức riêng một cuộc
họp thượng đỉnh, đưa ông Tập tới Đức để có cuộc gặp đầu tiên với tất cả các nhà
lãnh đạo quốc gia EU vào tháng 9 năm 2020. Trước đó, bà hy vọng, tại hội nghị,
Bắc Kinh sẽ cam kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận nhiều
hơn với thị trường Trung Quốc, cho phép ký kết hiệp ước đầu tư giữa hai bên.
Tại
Cộng hòa Czech, các quan chức đã rất ngạc nhiên khi cơ quan an ninh mạng của họ
xác định ai đó hành động vì lợi ích của Trung Quốc đã xâm nhập hệ thống thư
điện tử của bộ ngoại giao và nghiên cứu lập trường của Czech về các vấn đề nhạy
cảm với Bắc Kinh như Tây Tạng, Đài Loan và Hồng Kông. Mặc dù công ty Huawei
không liên quan và chính phủ Trung Quốc phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào, cơ
quan an ninh mạng của Czech vẫn quyết định từ cuối năm 2018 các dữ liệu của
chính phủ không được gửi qua phần cứng hoặc phần mềm của công ty Huawei nữa.
Các quan chức lo ngại luật pháp Trung Quốc buộc Huawei phải hợp tác với hoạt
động thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc. Huawei đã phủ nhận việc họ sẽ
chuyển giao dữ liệu cho Bắc Kinh.
Đại
sứ Trung Quốc, Zhang Jianmin (Trương Kiến Dân), cựu phiên dịch viên của ông
Tập, đã đến Bộ Ngoại giao Czech và đưa ra cảnh báo: “Nếu Cộng hòa Czech
không rút lại quan điểm đối với Huawei, du khách Trung Quốc sẽ ngừng đến, và
các hậu quả kinh tế khác sẽ theo sau”. Thủ đô Prague của Czech tràn ngập
khách du lịch, đang muốn giảm bớt các đám đông. Thay vì lùi bước, các quan chức
Czech đã làm việc với Hội đồng An ninh Quốc gia để đưa các quan chức châu Âu
đến Praha dự một hội nghị thượng đỉnh về an ninh mạng. Các đại diện Trung Quốc
không được mời. Một số quan chức Pháp, Đức và Hà Lan lo lắng hội nghị thượng
đỉnh sẽ xúc phạm Trung Quốc một cách không cần thiết, nhưng họ vẫn đến. Những
người Úc có mặt tại sự kiện này cảnh báo: Hôm nay Bắc Kinh trừng phạt chúng
tôi, ngày mai nó sẽ làm điều tương tự với bạn. Những người Đức tham dự đã phải
lưu ý.
Một
bài báo về chính sách của EU vào đầu năm ngoái đã gọi Trung Quốc không chỉ là
đối tác và đối thủ cạnh tranh mà còn là “đối thủ mang tính hệ thống”.
Ngôn ngữ này khiến các nhà ngoại giao của Trung Quốc ở EU phải giật mình.
Các
nhà ngoại giao Trung Quốc đã tra cứu từ “đối thủ” trong từ điển để hiểu rõ hơn
nội hàm của nó, sau đó họ chính thức đưa ra yêu cầu giải thích: Đối thủ có phải
là kẻ thù không?
Ông
Tập đã có câu hỏi tương tự khi đến Paris vào tháng 3-2019 để gặp ông Macron.
Tổng thống Pháp đã có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, kể cả ở châu Phi,
nơi Paris cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh. Ông Macron đã mời ông Juncker và
bà Merkel tham gia cuộc họp. Một quan chức tham dự cuộc họp cho biết ông Tập
không hài lòng khi chủ đề về “đối thủ mang tính hệ thống” được
đưa ra. Để làm nhẹ sự căng thẳng, ông Juncker đã nói đùa về việc quê hương
Luxembourg của ông chưa bao giờ tuyên chiến với Trung Quốc vì nó quá nhỏ, không
đủ chỗ giam giữ tất cả các tù nhân mà nó sẽ bắt.
Sau
vài tuần hội đàm với các quan chức EU, chính phủ của ông Tập đề nghị cung cấp
cho EU khả năng tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Trung Quốc. Các công ty
châu Âu về nguyên tắc có thể kinh doanh và đầu tư vào Trung Quốc giống như các
công ty Trung Quốc đã làm ở châu Âu. Nhưng nhiều tháng trôi qua, các cuộc đàm phán
để thực hiện lời hứa đó bị đình trệ. Thay vì nới lỏng dòng chảy thương mại, Bắc
Kinh đe dọa các hạn chế mới để trừng phạt các hành động của châu Âu mà họ cho
rằng đã xúc phạm người dân Trung Quốc.
Tại
Thụy Điển, sau khi một bộ trưởng nội các trao giải thưởng văn chương cho một
người xuất bản sách bất đồng chính kiến có quốc tịch Thụy
Điển-Trung Quốc bị
Bắc Kinh bỏ tù,
đại sứ Trung Quốc
đã cảnh báo
về những hậu quả
kinh tế. “Đối với kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi có
súng,” ông
ta nói với một phóng viên Thụy Điển.
Tại
Cộng hòa Czech, Bắc Kinh đã đình chỉ chuyến đi Trung Quốc của giàn nhạc thành
phố Prague, với lý do họ bất đồng với thị trưởng thành phố về tình trạng của
Đài Loan. Vụ hủy bỏ chuyến lưu diễn của giàn nhạc Prague cũng là đòn trả đũa
lời cảnh cáo của Czech với công ty Huawei. Đại sứ Trung Quốc sau đó đã gửi một
cảnh báo bằng văn bản cho một thượng nghị sĩ Czech 72 tuổi đang lên kế hoạch
cho chuyến đi đến Đài Loan: Nếu quan hệ không được cải thiện, sẽ có hậu quả đối
với một trong số ít công ty Czech xuất khẩu sang Trung Quốc là nhà sản xuất đàn
piano Petrof s.r.o. Vài ngày sau, ông thượng nghị sĩ qua đời vì một cơn đau
tim; việc bán 11 cây đàn piano cho một người mua Trung Quốc đã thất bại.
Một
tỷ phú người Czech đã đứng ra mua lại những cây đàn piano không bán được và 90
chính trị gia, doanh nhân và học giả người Czech đã bay đến Đài Loan. Khi đại
sứ Trung Quốc gọi điện để phàn nàn, một quan chức Czech đã đặt điện thoại của
cô ấy xuống bàn, phớt lờ trong khi ông ta nói, quan chức này nhớ lại. Khi được
yêu cầu bình luận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường bày tỏ “quan ngại
nghiêm trọng và sự bất mãn mạnh mẽ” trước hành vi gần đây của các quan
chức Czech đã “gây ra những xáo trộn liên quan đến lợi ích cốt lõi của
Trung Quốc.”
Vào
cuối mùa xuân, các chính phủ khác đã tham gia vào cuộc đối đầu. Khi các cuộc
biểu tình tiếp tục diễn ra ở Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, Vương quốc
Anh thúc đẩy các đối tác EU đi theo một lập trường cứng rắn hơn. London cho lưu
hành bản ghi nhớ 12 điểm về các kế hoạch của Trung Quốc và tố cáo ông Tập đã vi
phạm hiệp ước Trung-Anh năm 1984 – tức là thỏa thuận trao trả Hồng Kông cho
Trung Quốc với một số quyền tự do nhất định được bảo đảm, các quan chức Anh cho
biết.
Vào
cuối tháng 7-2020, EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt Trung Quốc bao gồm
việc chấm dứt hiệp định dẫn độ đến và đi từ Hồng Kông. Anh Quốc bắt đầu cấm các
công ty viễn thông mua thiết bị của Huawei dù trước đó London nói rằng họ có
thể quản lý mọi rủi ro về bảo mật.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2020/12/imago0104376331h-640x360.jpg
Hội nghị thượng đỉnh EU-China theo sáng kiến
của bà Merkel đã biến thành một cuộc điện đàm qua video giữa bốn nhà lãnh đạo.
Ảnh DGAP. Org
Bà
Merkel bị cô lập hơn. Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc của bà, dự kiến diễn
ra tại Leipzig vào tháng
9, đã bị xuống
cấp thành cuộc
gọi điện video giữa ông
Tập, bà Merkel và
hai quan chức hàng đầu của EU, do ảnh
hưởng của coronavirus.
Chủ
đề chính của cuộc điện đàm được cho là thương mại, nhưng một giờ sau, Charles
Michel, một trong hai quan chức hàng đầu của EU, đã chất vấn Trung Quốc về vấn
đề nhân quyền. Ông Tập công bố số liệu thống kê, ghi nhận sự gia tăng 10% các
vụ bài Do Thái ở Đức. Ông cũng ám chỉ đến phong trào Black Lives Matter lan
rộng từ Mỹ, và đề cập đến những người di cư chết đuối trên biển, theo hai quan
chức tham gia cuộc điện đàm. “Chúng tôi không sẵn sàng nghe giảng bài”,
Chủ tịch Trung Quốc nói với họ, theo những người tham dự và thông tấn nhà nước
Trung Quốc. “Không ai có thành tích hoàn hảo cả.”
Ông
Michel trả lời rằng EU ít ra cũng có các chính sách để giải quyết các vấn đề
nhân quyền. “Chúng tôi còn lâu mới hoàn hảo, nhưng chúng tôi sẵn sàng
giải quyết các vấn đề đang được điều tra,” hai quan chức trong cuộc
gọi nhắc lại lời bà Merkel. Khi kết thúc cuộc điện đàm, không bên nào đạt được
tiến bộ trong vấn đề thương mại.
Nhiều
tuần lễ sau, nhà ngoại giao hàng đầu của EU đã gọi điện cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Mike Pompeo để giải quyết một mục tiêu chung: Hoa Kỳ và châu Âu nên phối hợp
với nhau về vấn đề Trung Quốc. Mối quan hệ hợp tác đó dự báo sẽ được tăng cường
khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức, nhà ngoại giao này cho biết gần đây.
No comments:
Post a Comment