Chống
tin giả bằng công cụ pháp lý
H.C. - Saigon Nhỏ News
Feb
8, 2021
https://saigonnhonews.com/chong-tin-gia-bang-cong-cu-phap-ly/
.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/02/breitbart-electionheadline-600_0nOaWp9.jpg
Tin giả không chỉ
được lan truyền từ những người cả tin vào thuyết âm mưu mà còn từ những tờ báo
cánh hữu như tờ Breitbart
.
Trong
vài tuần qua, các vụ khởi kiện và đe dọa pháp lý của vài công ty công nghệ
không mấy tên tuổi đã thực sự làm giảm được đà phát tán tin giả, làm được
chuyện mà các chiến dịch tẩy chay, phê phán và vận động gây áp lực không làm
nổi.
Hôm
thứ Sáu, kênh truyền hình Fox Business đã thông báo hủy bỏ chương trình “Lou
Dobbs Tonight” rất ăn khách sau khi người dẫn chương trình, ông Lou Dobbs bị
nêu tên là “bị đơn” trong đơn
kiện đòi bồi thường 2,7 tỷ đô la của công ty Smartmatic. Hôm thứ Ba, kênh
truyền hình cực hữu Newsmax cắt ngang phát biểu của một khách mời khi ông này
cứ lải nhải về sự gian lận của các máy đếm phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống
vừa qua. Trước đó, đài Fox News vốn ít khi khuất phục trước những lời phê phán,
đã phải chạy một chương trình “kiểm tra dữ kiện”, mời một chuyên gia bên ngoài
lên đài đính chính các tuyên bố sai lầm của những người dẫn chương trình về lừa
đảo, gian lận trong bầu cử.
Những
chuyện này xảy ra sau khi các
công ty Smartmatic và Dominion phát đơn kiện hoặc đe dọa pháp lý đòi bồi thường
nhiều tỷ đô la với các kênh truyền hình đã phát tán những thông tin sai sự thật,
có tác động xấu tới uy tín và lợi ích kinh doanh của họ. Chưa bao giờ các tổ
chức truyền thông bảo thủ phải đương đầu với những vụ tấn công trực tiếp vào
mạch máu kinh tế của họ như vậy.
Những
thông tin này, tập trung vào các cáo buộc bầu cử gian lận và vai trò thao túng
của các công ty sản xuất, vận hành thiết bị và phần mềm bầu cử, hầu hết xuất
phát từ các luật sư và các đồng minh của Tổng thống Donald Trump, rộ lên từ sau
khi kết quả kiểm phiếu cho thấy ông Trump đã thất bại trước đối thủ Joe Biden.
Ông Trump đã tiến hành 62 vụ kiện lên tòa án các cấp, cáo buộc bầu cử gian lận
và đòi đảo ngược kết quả kiểm phiếu. Những vụ kiện hầu hết đã thất bại, nhưng
các lập luận, tuyên bố của ông, các luật sư đại diện cho ông và các chính trị
gia đồng minh đã được các đài truyền hình cánh hữu đón nhận, quảng bá trên sóng
truyền thông, được khuếch đại qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter,
Parler… thành một làn sóng tin giả hết sức sâu rộng và dai dẳng về cái gọi là
“cuộc bầu cử bị đánh cắp”. Hậu quả là hàng ngàn người bị kích động bởi tin vào
làn sóng tin giả đó đã tràn về thủ đô Washington ngày 06-01-2021, tấn công bạo
loạn vào trụ sở Quốc hội để ngăn chặn Quốc hội chứng thực kết quả bầu cử và đòi
lại công bằng cho thần tượng Donald Trump của họ, làm cho năm người thiệt mạng.
Đơn
kiện của công ty Smartmatic nộp tại tòa án tối cao New York hôm thứ Năm chống
lại đài truyền hình Fox News tố cáo những người dẫn chương trình Lou Dobbs,
Maria Bartiromo và Jeannine Pirro tội “phỉ báng”. Công ty Dominion Voting
Systems tháng trước nộp
đơn kiện hai luật sư trong đội ngũ cố vấn pháp lý của ông Trump là luật sư Rudy
Giuliani và Sidney Powell. Hai công ty Smartmatic và Dominion còn đe dọa sẽ
có thêm nhiều vụ kiện nữa, và đã yêu cầu các đài truyền hình “bị đơn” lẫn các
mạng truyền thông xã hội phải “giữ
nguyên” những tài liệu, hình ảnh, nội dung đăng tải có liên quan tới
họ để phục vụ cho công tác điều tra xét xử sau này.
Do
tác động của các vụ kiện, làn sóng tin giả, tin xuyên tạc hoặc bịa đặt và bóp
méo, cùng với vô số thuyết âm mưu liên quan đến cựu Tổng thống Donald Trump và
cuộc bầu cử tổng thống đã giảm đi rõ rệt dù chưa chấm dứt hẳn. Từ góc độ đó,
báo The New York Times nhận định, kiện tụng và công cụ pháp lý đang mở ra một mặt
trận mới trong cuộc chiến chống tin giả – một cuộc chiến ngày càng quyết
liệt trong xã hội Mỹ, đẩy người dân ngày càng xa khỏi các dữ kiện thực tế và
khơi mào cho những vụ xung đột đẫm máu như vụ bạo loạn ngày 06-01 trên Đồi
Capitol.
Một
số luật sư chuyên về Tu chính án thứ Nhất nhận xét rằng phương châm cũ – cho
rằng phương cách tốt nhất để chống lại những phát ngôn xấu là có thêm nhiều
phát ngôn – đã không thể áp dụng được trong môi trường truyền thông hiện nay,
khi tin giả có thể nhanh chóng tràn ngập dư luận thông qua vô số kênh truyền
tải, từ truyền hình đến các mạng xã hội YouTube, Facebook bao phủ các gia đình,
bạn bè. Trong lúc xã hội chưa tìm được một phương cách tốt nhất để ngăn chặn
tin giả thì các vụ kiện pháp lý tỏ ra là công cụ hữu hiệu.
Giáo sư Yochai
Benkler,
trường Luật Harvard, nghiên cứu về tin giả và cực đoan hóa trong chính trị Mỹ,
nhận xét rằng những lời dối trá liên tục của ông Trump về bầu cử đã đẩy các tổ
chức truyền thông cánh hữu vượt ra khỏi các tiêu chuẩn biên tập khá lỏng lẻo
của họ. “Loạt vụ kiện đầu tiên này thực sự buộc họ phải gánh chịu chi
phí cho những tổn thất mà họ gây ra cho nền dân chủ,” ông Benkler nói.
Nữ luật sư nổi tiếng
Roberta Kaplan,
người bảo vệ quyền lợi cho bà Mary L. Trump – cháu gái của cựu Tổng thống
Donald Trump và tác giả một cuốn sách best-seller về gia đình Trump – trong ba
vụ kiện chống lại ông cựu tổng thống, nói rằng các vụ kiện “phỉ báng” từ lâu đã
bị những kẻ giàu và có thế lực sử dụng để buộc những người phê phán họ phải im
miệng. Ban vận động tranh cử của ông Trump đã tiến hành nhiều vụ kiện, cáo buộc
nhiều tổ chức truyền thông đã đưa tin không công bằng, không thiện cảm với ông
tổng thống là một ví dụ. “Chúng ta đã tận mắt chứng kiến rất nhiều
người ngoài kia, gồm cả những người có quyền lực, muốn nói gì thì nói, bất chấp
điều họ nói có liên hệ gì với sự thật hay không”, bà Kaplan nhận xét. “Điều
đó đã thay đổi”, bà nói thêm.
Tuy
nhiên, việc sử dụng công cụ pháp lý, cụ thể là những vụ kiện truyền thông về
tội “phỉ báng”, “vu khống”, “bôi nhọ” cũng đặt ra nhiều vấn đề về cách thức
kiểm soát báo chí và mạng xã hội sao cho không xói mòn quyền tự do ngôn luận
được bảo vệ bằng Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Mặc
dù đánh giá vụ kiện của công ty Smartmatic là “sự điều chỉnh hữu ích”,
là “cú đạp phanh” đối với truyền thông cánh hữu, giáo sư
Benkler đề nghị mọi người phải thận trọng, không nên ca tụng quá đáng các vụ
kiện như vậy “vì lịch sử các vụ kiện phỉ báng cho thấy, nó được những
người có quyền lực sử dụng để bịt miệng những ai phê phán họ”.
Với ông Martin
Garbus, luật
sư chuyên về Tu chính án thứ Nhất, vẫn thường biện hộ cho quyền tự do ngôn luận
của các nhóm tân Phát xít (neo-Nazi), tình hình bây giờ rất phức tạp và không
giới hạn trong biên giới quốc gia. “Một ai đó có thể tấn công một nhà
thờ Hồi giáo ở Úc chỉ vì nghe theo phát ngôn của một nhóm người ở New York”,
ông Garbus nói. “Liệu những vụ kiện như thế này có thể được sử dụng
trong tương lai để chống lại các tập thể mà quan điểm chính trị được chúng ta
chia sẻ hay không? Tôi nghĩ chúng ta phải xem xét kỹ hậu quả của sự việc”.
No comments:
Post a Comment