Thursday 18 February 2021

MYANMAR : BIỂU TÌNH RẦM RỘ THÁCH THỨC QUÂN ĐỘI (BBC / RFI)

 



NỘI DUNG :

 

Myanmar: Biểu tình rầm rộ thách thức quân đội, làm tê liệt Yangon

BBC Tiếng Việt

.

Miến Điện: Biểu tình chống đảo chính trên internet

Anh Vũ  -  RFI

 

===================================================

.

.

Myanmar: Biểu tình rầm rộ thách thức quân đội, làm tê liệt Yangon

BBC Tiếng Việt

18 tháng 2 năm 2021

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56108246

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/FFFE/production/_117043556_b6523a1b-cfe3-428f-b5ef-95d05b884aa4.jpg

Những đám đông biểu tình lớn nhất trước giờ ở thành phố lớn nhất, Yangon

 

Hàng trăm nghìn người đã xuống đường trên khắp Myanmar, trong những cuộc biểu tình chống quân đội lớn nhất kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2.

Những người lái xe ở Yangon đã dựng xe hơi hỏng trên đường để biểu tình, chặn các tuyến đường chủ chốt khi mà chiến dịch bất tuân dân sự được tổ chức một cách lỏng lẻo ngày càng gia tăng.

Tại Mandalay, lực lượng an ninh đã nổ súng gần nhà ga. Ít nhất một người bị thương được ghi nhận.

Những người biểu tình đang yêu cầu thả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những lãnh đạo dân cử khác sau cuộc đảo chính

Một ngày trước đó, bà Suu Kyi đã bị gán thêm tội hình sự. Quân đội lặp lại lời hứa tổ chức các cuộc bầu cử mới và trao lại quyền lực, dù nhiều người biểu tình vẫn hoài nghi về việc này.

Diễn biến này xảy ra sau khi báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, cảnh báo về khả năng dùng bạo lực của quân đội.

 

Đảo chính Myanmar đẩy báo chí vào thế khó

Myanmar, Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam

'TQ sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền tại Myanmar'

Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội

 

Luật sư của bà Suu Kyi nói với BBC hôm thứ Tư rằng ông không có liên hệ trực tiếp với bà.

Khin Maung Zaw, một luật sư nhân quyền kỳ cựu, nói các đồng nghiệp của ông đứng bên ngoài phiên xử của bà Suu Kyi nhận thấy giọng nói của bà "không có dấu hiệu kiệt sức hay khổ sở hay hao tổn sức khỏe".

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B1DE/production/_117043554_203d94dc-6a5f-47ce-8dab-00de1d29c29d.jpg

Khoảng 20 phát súng đã được lực lượng an ninh bắn ra để giải tán đám đông ở Mandalay, BBC Miến Điện đưa tin

 

Không có ghi nhận về sự cố lớn nào hôm thứ Tư, nhưng đoạn ghi hình được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một vài phát súng đã được lực lượng an ninh bắn ra, gần trạm đường sắt Mandalay. Không rõ họ có sử dụng đạn thật hay không.

Có tin người biểu tình đã tìm cách ngăn cản một đoàn tàu tiếp tế của quân đội rời ga. Các công nhân đường sắt nói họ bị chĩa súng vào người để, bị buộc phải lái tàu.

Các cuộc biểu tình đã bùng nổ ở một số thành phố và thị trấn khác. Tại thủ đô Nay Pyi Taw, các kỹ sư, bác sĩ và giáo viên đã hợp lực để bày tỏ sự thách thức chống lại quân đội.

 

 

'Ngày chặn đường'

 

Các cuộc biểu tình hôm thứ Tư gần như làm tê liệt giao thông ở trung tâm Yangon (Rangoon).

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/18484/production/_117006499_gettyimages-1231209231.jpg

Biểu tình bằng xe ô tô bị hỏng là diễn biến mới nhất trong so gân đang diễn ra giữa người biểu tình và quân đội

 

Một chiến dịch trên phương tiện truyền thông xã hội kêu gọi người biểu tình cố ý chặn các tuyến đường ở thành phố chính của đất nước đã bắt đầu tạo được sức hút vào đầu ngày thứ Tư. Mục đích của việc này hiển nhiên là để ngăn cản công chức đi làm và gây trở ngại việc di chuyển của lực lượng an ninh.

Trong ngày được gọi là "Ngày chặn đường", nhiều người đã đăng tải hình ảnh xe cộ mở nắp ca pô và cốp đậu trên các tuyến đường trọng điểm, khiến xe cộ không thể lưu thông được. Một phóng viên người Myanmar của BBC đã nhìn thấy một số xe buýt công cộng đậu chắn các ngã tư ở Yangon.

Cuộc biểu tình này là diễn biến mới nhất trong một phong trào bất tuân dân sự ngày càng leo thang, vốn đã gồm những cuộc đình công của các bác sĩ và giáo viên, đi cùng với việc tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ do quân đội sở hữu. Mục đích là làm tê liệt chức năng của chính phủ và làm suy yếu tính chính danh của chế độ mới.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7760/production/_117006503_gettyimages-1231209036.jpg

Protesters block a bridge with their cars during a demonstration against the military coup

 

Nhưng một nhà hoạt động chỉ trích tình trạng ùn tắc giao thông này, nói rằng việc chặn đường làm trì trệ những người biểu tình đang hướng về trung tâm Yangon.

"Hãy dừng chiến dịch 'xe bị hỏng' và giúp người biểu tình đến Sule càng sớm càng tốt", nhà hoạt động Maung Saung Kha nói, theo bản tin của Reuters.

Theo ước tính của các phóng viên BBC Miến Điện, có khoảng 100.000 người đã đổ về phủ đầy khu vực Sule hôm thứ Tư. Một đám đông khổng lồ khác cũng tụ tập tại Hledan gần Đại học Yangon. Có những cuộc biểu tình nhỏ hơn gần Ngân hàng Trung ương, đại sứ quán Hoa Kỳ và văn phòng Liên Hiệp Quốc.

Người biểu tình đã xuống đường hầu như mỗi ngày trong suốt hai tuần qua, và đây là một số cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính, phóng viên của chúng tôi cho biết.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/D8A4/production/_117006455_hi065751874.jpg

 

"Hãy tập hợp hàng triệu người để hạ bệ bọn độc tài", Khin Sandar, một thành viên cấp cao của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi, đăng trên Facebook.

"Hãy biểu tình hàng loạt [và] phô bày sức mạnh của chúng ta chống lại chính phủ đảo chính đã phá hủy... tương lai của đất nước chúng ta."

Hôm thứ Ba, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền ở Myanmar, Tom Andrews, cảnh báo về "khả năng có bạo lực trên quy mô lớn hơn", nói thêm rằng các binh sĩ bổ sung đã được điều động tại các thành phố nơi các cuộc biểu tình được dự trù sẽ xảy ra.

"Tôi vô cùng sợ hãi khi xét đến điểm đụng độ của hai diễn tiến này - các cuộc biểu tình quần chúng đã được lên kế hoạch và quân đội gặp nhau - chúng ta có thể đứng trước nguy cơ quân đội phạm phải tội ác lớn hơn nhằm vào người dân Myanmar."

Phóng viên BBC khu vực Đông Nam Á, Jonathan Head, nói các nhà chức trách quân sự đã hứa sẽ nhẫn nại trong việc đối phó với các cuộc biểu tình - nhưng rất nhiều người hoài nghi lời hứa đó.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/174E4/production/_117006459_hi065751856.jpg

 

Tại sao lại có tình trạng này?

 

Quân đội Myanmar đã giành quyền kiểm soát chính quyền vào ngày 1/2, sau cuộc tổng tuyển cử mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng.

Quân đội Myanmar tuyên bố rằng NLD đã thắng cuộc bầu cử vì gian lận và yêu cầu tổ chức lại cuộc bỏ phiếu - mặc dù ủy ban bầu cử nói rằng không có bằng chứng hỗ trợ những tuyên bố này.

Quyền lực hiện đã được giao cho tổng tư lệnh Min Aung Hlaing và bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia.

Trước đó, bà đã bị buộc tội sở hữu bộ đàm bất hợp pháp, và hiện bị buộc tội vi phạm Luật Thiên tai, mặc dù chi tiết của cáo buộc thứ hai này không rõ ràng.

Người biểu tình đang yêu cầu thả bà Suu Kyi và các thành viên NLD chủ chốt khác. Đây là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Myanmar kể từ cuộc Cách mạng Cà sa năm 2007.

 

Đảo chính Myanmar: Quân đội chặn Facebook vì lý do 'ổn định'

Đảo chính Myanmar: Cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình

 

Nhưng các cuộc đụng độ đã xảy ra giữa các nhân viên an ninh và người biểu tình, và cảnh sát đã sử dụng hơi cay lẫn đạn cao su để giải tán đám đông.

Quân đội cũng đã thường xuyên chặn Internet để dẹp im giới bất đồng chính kiến.

 

------------------------------------------------------------------------------

.

.

Miến Điện: Biểu tình chống đảo chính trên internet

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 18/02/2021 - 12:04

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210218-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-bi%E1%BB%83....Dnh-tr%C3%AAn-internet

 

Song song với các cuộc biểu tình liên tiếp từ 14 ngày qua tại các thành phố lớn trên khắp đất nước Miến Điện, cuộc đấu tranh phản đối đảo chính còn diễn ra trên mạng internet. Chính quyền quân sự cắt internet, những người phản kháng đáp trả bằng cách tấn công vào các trang mạng của chính phủ.

 

https://s.rfi.fr/media/display/bda13a74-71cf-11eb-b391-005056a98db9/w:980/p:16x9/2021-02-18T094253Z_778542250_RC2XUL9HB0YO_RTRMADP_3_MYANMAR-POLITICS.webp

Một người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối đảo chính, tại Naypyitaw, Miến Điện, ngày 18/02/2021 REUTERS - STRINGER

 

Hôm nay, 18/02/2021, các tin tặc đã tấn công vào các trang internet của chính phủ do giới quân nhân quản lý. Trong số đó có các trang của Ngân hàng Trung ương, trang tuyên truyền của quân đối, kênh truyền hình Nhà nước MRTV và nhiều cơ quan quản lý của chính phủ khác.

 

Trên Facebook, một nhóm tin tặc thề "chiến đấu vì công lý cho Miến Điện" và coi hành động của họ là cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự trên mạng bên cạnh các cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn người dân.

 

Những ngày qua nỗi phẫn nộ của người dân Miến Điện quay sang Trung Quốc, tố cáo nước này đã giúp chính quyền quân sự cắt mạng internet. Qua kênh ngoại giao, Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn không can dự vào cuộc chính biến tại Miến Điện.

 

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Zhifan Liu tường trình :

 

Các cáo buộc liên quan đến việc Bắc Kinh can dự vào cuộc đảo chính quân sự là hoàn toàn vô nghĩa và không có căn cứ, theo đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện. Ông Trần Hải ( Cheng Hai) quả quyết rằng Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ thân thiện với quân đội cũng như với chính phủ dân sự trước đây.

 

Đại diện ngoại giao Trung Quốc lên tiếng sau khi có những tin đồn tố cáo chế độ Cộng Sản Bắc Kinh đã đứng sau vụ lật đổ chính phủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Phong trào bất tuân dân sự cũng tố cáo Bắc Kinh giúp quân đội Miến Điện cắt internet trong nước. Tuần qua đã có nhiều người biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở Rangoon.

 

Sau hôm đảo chính quân sự 01/02, truyền thông Trung Quốc đã đồng thanh nói rằng đó là cuộc cải tổ chính phủ quan trọng. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình từng có mối quan hệ tốt với bà Aung San Suu Kyi, người đã chấp nhận tham gia vào dự án hạ tầng cơ sở do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng "Con đường tơ lụa mới".

 

Trong lúc hình ảnh của Trung Quốc đang xấu đi nhiều trên trường quốc tế với các tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng y tế, vấn đề dân chủ Hồng Kông hay nhân quyền ở Tân Cương, Bắc Kinh giờ đây đang cố gắng giữ khoảng cách với chế độ độc tài quân sự Miến Điện. 

 

                                                   ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Miến Điện : Hàng chục ngàn người lại xuống đường chống chính quyền quân sự

Giới quân sự Miến Điện chưa bao giờ từ bỏ quyền lực

Miến Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats