Khi
nào người Việt Nam mới kiểm soát được hiện tại?
04/02/2021
https://www.voatiengviet.com/a/dang-cong-san-viet-nam-tap-can-binh-lich-su-hien-tai/5765026.html
"Ai
kiểm soát quá khứ kiểm soát tương lai: ai kiểm soát hiện tại kiểm soát quá
khứ" (Who controls the past controls the future: who controls the present
controls the past) – George
Orwell
Bản tin của VNExpress hôm
3 tháng Hai cho biết có đề xuất xây dựng thêm 14 tượng đài Hồ Chí Minh cho đến
năm 2030. Không rõ đến bây giờ đã có bao nhiêu tượng đài đã được xây, bao nhiêu
tượng đang hay sắp được xây xong? Còn đến năm 2030 thì tổng cộng bao nhiêu?
Tại
sao chế độ cầm quyền tại Việt Nam sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng vào
các dự án như thế, khi cả nước còn quá nghèo? Bao nhiêu việc cần thiết và cấp
bách khác không phải xứng đáng để làm hơn sao?
Vì
cái nhìn về lịch sử của các chế độ độc tài, cộng sản rất khác!
Trí nhớ là các
dữ kiện và những chi tiết mà mỗi chúng ta trải nghiệm hàng ngày. Bộ não của
chúng ta mã hóa tất cả những thông tin này. Bộ não lưu trữ và truy cập nó khi
chúng ta cần đến. Bộ nhớ là một bản ghi chép kinh nghiệm hướng dẫn hành động
trong tương lai. Không có nó, con người biết lấy gì để dựa trên đó mà hành
động.
Nếu
trí nhớ của mỗi người quan trọng như thế, thì ký ức của một tập thể, một dân
tộc, một quốc gia cũng vô cùng quan trọng. Cái này còn có tên gọi là lịch sử.
Trong
buổi họp mặt của 8 sử gia nổi tiếng của đại học Harvard năm 2012, các
học giả này giải thích tầm quan trọng của quá khứ để có được bối cảnh
về những quan tâm hiện đại. Sử gia Niall Ferguson biện luận rằng, “Chúng ta
nghiên cứu lịch sử để thấy rõ hơn tình huống mà chúng ta được gọi khi hành
động”. Còn sử gia Jill Lepore quan niệm rằng “Mọi thứ là lịch sử, và lịch sử là
mọi thứ”.
Chắc
không ai hiểu vấn đề này thấu đáo hơn là các chế độ độc tài và cộng sản.
Trong
bài diễn
văn quan trọng nhất tại Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc vào tháng 11 năm 2017, dài 66 trang, kéo dài hơn 3 tiếng rưỡi đồng
hồ, người ta có thể mệt quá nên không nhớ ông Tập nói những gì. Nhưng câu nói
quan trọng nhất mà ông Tập muốn nhắn gửi, mà nhiều người có thể bỏ sót, là
“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ về lịch sử, hiện tại và tương lai.”
Để
cho giấc mơ này thành hiện thực, điều kiện quan yếu đối với ông Tập là phải bảo
đảm rằng, mọi người dân Trung Quốc phải “có cái nhìn đúng đắn về lịch sử”. Đúng
đắn ở đây không có nghĩa là phải chính xác. Nó nên được hiểu rằng, đúng đắn
theo quan điểm của ĐCSTQ. Là “quán triệt” được chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, v.v… nói theo người cộng sản.
Điều
đó có nghĩa là gì? Cụ thể như là sự xâm chiếm của Anh trước Thế Chiến II, và
của Nhật trong Thế Chiến II, cũng như tinh thần đấu tranh chống Nhật của người
dân Trung Quốc, phải được ghi nhớ rõ ràng. Nhưng nó cũng có nghĩa là sự đàn áp
dã man đối với sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989,
chẳng hạn, thì phải bị xóa sạch hoàn toàn, kể cả trong sách giáo khoa mới tại
Hồng Kông. Nó cũng phải được quên lãng.
Sử
gia Antonia Finnane viết:
Mỗi
quốc gia đều có những huyền thoại dân tộc của mình, hầu hết đều có cơ sở hoặc
bắt nguồn từ lịch sử; nhưng ở Trung Quốc, chỉ riêng lịch sử là nền tảng. Cộng
hòa Nhân dân Trung Quốc không có tôn giáo và không có hiến pháp - hoặc ít nhất,
không phải là cái quan trọng. Nó thậm chí không còn có ý thức hệ cách mạng nữa.
Nó chỉ có lịch sử, rất nhiều.
Tại
Thái Lan, gần đây, một số bia, đài, tượng, cũng đang bị xóa. Những gì liên quan
đến Đảng Nhân dân/People’s Party, đảng mà đã đấu tranh để thay đổi nền quân chủ
tuyệt đối sang quân chủ lập hiến năm 1932, đã từ từ bị loại bỏ từ năm 2017 đến
nay. Tất nhiên kẻ chủ trương xóa đi một phần lịch sử của Thái Lan tin tưởng
rằng, xóa được trên mặt hiện vật (material), thì một khi không còn nằm trong
tầm, nó cũng không còn nằm trong tâm (out of sight, out of mind).
Còn
tại Việt Nam? Trong những năm qua, một loạt các dự án xây
tượng đài Hồ Chí Minh, có những dự án kinh phí tốn kém khổng lồ lên hàng
chục ngàn tỷ đồng, được tiến hành. Không chỉ một mà hàng trăm tượng đài Hồ Chí
Minh, và bao nhiêu tượng đài khác các trung tâm hành chánh và chính trị, đã và
đang tiếp tục được xây cất. Vấn đề kiếm chác, tham nhũng trong các dự án này,
là điều quá rõ ràng mà không cần phải nói thêm. Nhưng điều quan trọng hơn đối
với chế độ, là việc uốn nắn, áp đặt tư tưởng. Họ tiếp tục dùng hình tượng và
“tư tưởng” Hồ Chí Minh, đề cao sự sùng bái cá nhân, để bảo vệ và củng cố chế
độ.
Các
chế độ cộng sản nỗ lực tối đa để viết, sửa, rồi viết lại, và sửa lại, lịch sử.
Bởi vì nó tiếp tục giúp họ duy trì quyền lực ngày hôm nay. Để họ tiếp tục cai
trị ngày mai.
Vì
thế câu nói của George Orwell quả thật là chính xác: “Ai kiểm soát được quá khứ
thì kiểm soát được tương lai; ai kiểm soát được hiện tại là kiểm soát được quá
khứ.
Vấn
đề là đại đa số người dân không quan tâm, hoặc không ham muốn tìm hiểu, lịch sử
một cách thấu đáo. Trong khi chế độ cầm quyền thao túng lịch sử theo chiều
hướng của họ.
Vậy
thì đến khi nào người dân Việt Nam hay Trung Quốc mới kiểm soát được hiện tại?
No comments:
Post a Comment