Saturday, 20 February 2021

HỘI NGHỊ AN NINH MUNICH : TT MỸ KÊU GỌI SIẾT CHẶT LIÊN MINH GIỮA CÁC NỀN DÂN CHỦ (RFI)

 



NỘI DUNG :

 

Hội Nghị An Ninh Munich: TT Mỹ kêu gọi siết chặt liên minh giữa các nền dân chủ

Trọng Thành  -  RFI

.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ không mời Nga tham gia trở lại G7

Trọng Nghĩa  -  RFI

.

G7 thông báo hỗ trợ 7,5 tỷ euro cho vac-xin Covid-19

Mai Vân  -  RFI

 

===================================================

.

.

Hội Nghị An Ninh Munich: TT Mỹ kêu gọi siết chặt liên minh giữa các nền dân chủ

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 20/02/2021 - 14:20

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210220-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-an-ninh-munich-tt-m%E1%BB%B9-k%C...A2n-ch%E1%BB%A7

 

Hội nghị an ninh thường niên Munich, diễn ra qua mạng hôm qua, 19/02/2021, là dịp đầu tiên tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu về chính sách đối ngoại trước cử tọa là các đồng minh châu Âu. Trong phát biểu này, tổng thống Biden nhấn mạnh đến « sự trở lại của nước Mỹ » trên trường quốc tế, với chiến lược chủ đạo là siết chặt hợp tác với đồng minh, đối tác.

 

https://s.rfi.fr/media/display/07f59e5e-737d-11eb-bc13-005056bff430/w:980/p:16x9/2021-02-19T170525Z_832979052_RC2TVL9CPB5G_RTRMADP_3_GERMANY-SECURITY-CONFERENCE.webp

Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia Hội Nghị An Ninh Munich qua cầu truyền hình, ngày 19/02/2021. REUTERS - KEVIN LAMARQUE

 

Các chế độ dân chủ và các giá trị dân chủ đang bị tấn công ở khắp nơi. Tuy nhiên, dân chủ là phương thức « duy nhất », « hiệu quả nhất » để hóa giải các thách thức ghê gớm hiện nay, các nền dân chủ cần siết chặt hợp tác là thông điệp chính của tân tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong bài diễn văn tại hội nghị Munich, tổng thống Joe Biden khẳng định một chính sách đối ngoại mới của nước Mỹ hoàn toàn khác với thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, với chính sách « Nước Mỹ trên hết ».

 

Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh : « Cho phép tôi xóa tan đi những ngờ vực còn sót lại : Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác mật thiết với các đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu (…), từ Roma đến Riga » để đối mặt với các thách thức. Sau đây là trích đoạn bài diễn văn của tổng thống Mỹ :

 

« Tại rất nhiều nơi, kể cả ở châu Âu và Hoa Kỳ, các tiến bộ dân chủ đang bị đe dọa. Chúng ta đang ở tâm điểm của một cuộc tranh luận mang tính nền tảng : Đó là xác định hướng đi tương lai cho thế giới của chúng ta.

 

Có hai quan điểm trái ngược. Một bên là những người cho rằng chế độ độc tài là ‘‘con đường tốt nhất’’ – căn cứ trên tất cả những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đến đại dịch toàn cầu hiện nay -, và bên kia là những người hiểu rằng dân chủ chính là phương tiện căn bản để hóa giải các thách thức ấy.

 

Về phần mình, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nền dân chủ phải chiến thắng, nó sẽ làm được điều đó. Chúng ta cần phải chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn còn có thể mang lại những thành quả cho người dân. Đối với tôi, đó chính là sứ mạng thôi thúc chúng ta.

Nền dân chủ không phải là kết quả ngẫu nhiên. Chúng ta cần phải bảo vệ nó, chúng ta cần phải chiến đấu vì nó, củng cố nó, đổi mới nó. Chúng ta cần chứng minh rằng mô hình xã hội của chúng ta không phải là một di vật còn sót lại của lịch sử. Mà, đấy là phương tiện duy nhất và phương tiện tốt nhất để biến thành hiện thực những mong ước tương lai ».

 

Tổng thống Joe Biden trực tiếp lên án Nga « tấn công vào các nền dân chủ », chỉ đích danh tổng thống Nga Putin nỗ lực « làm suy yếu dự án xây dựng châu Âu và liên minh Bắc Đại Tây Dương ». Lên án Matxcơva, nhưng tổng thống Mỹ khẳng định Hoa Kỳ không chủ trương trở lại với thế đối đầu thời Chiến tranh Lạnh. Trong bài diễn văn này, tổng thống Biden cũng kêu gọi chống lại « những hành xử bất chính về mặt kinh tế » của Trung Quốc. Tại hội nghị Munich, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg khẳng định : Trung Quốc là mối quan ngại hàng đầu đối với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

 

                                                         ***

 

Các nội dung liên quan

IRAN - HẠT NHÂN

Châu Âu và Mỹ bàn bạc để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran

PHÂN TÍCH

Chính quyền Biden: Cứng rắn với Trung Quốc, nhưng liên kết với đồng minh

HOA KỲ - IRAN - HẠT NHÂN

Hạt nhân Iran: Mỹ đồng ý tham gia đàm phán với sự hiện diện của Iran

 

-------------------------------------------------------------------------------------

.

.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ không mời Nga tham gia trở lại G7

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 20/02/2021 - 14:42

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210220-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-biden-s%E1%BA%BD-kh%C3%B4ng-m%E1%BB%9Di-nga-tham-gia-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-g7

 

Trái với người tiền nhiệm Donald Trump trước đây là muốn mời Nga tham gia nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, tân tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không làm điều này.

 

https://s.rfi.fr/media/display/2c75f992-7380-11eb-b57d-005056bff430/w:980/p:16x9/2021-02-19T173101Z_504141435_RC2TVL9XC5N2_RTRMADP_3_USA-BIDEN.webp

Tổng thống Mỹ Joe Biden trên chiếc Air Force One chuẩn bị rời Washington đến viếng cơ sở Pfizer ở Michigan, sau khi tham gia Hội Nghị An Ninh Munich và Thượng Đỉnh G7 qua cầu truyền hình. Ảnh chụp ngày 19/02/2021. REUTERS - TOM BRENNER

 

Theo hãng tin AFP, Nhà Trắng vào hôm qua, 19/02/2021, đã cho biết là tổng thống Biden sẽ không gởi giấy mời đến Matxcơva.

 

Trao đổi với các phóng viên tháp tùng ông Joe Biden trên chuyên cơ  Air Force One, phát ngôn viên của tổng thống Mỹ, bà Jen Psaki cho biết : "Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ gửi lời mời mới đến Nga, hay nhắc lại những lời mời với Nga".

 

Đối với bà Psaki: "Tất nhiên là một lời mời, nếu được đưa ra, sẽ được tiến hành trên cơ sở phối hợp với các đối tác G7 của chúng tôi".

 

Vào, năm ngoái, cựu tổng thống Trump từng nêu ý tưởng mời Nga tham gia trở lại nhóm G7. Nga từng là thành viên của nhóm G8, nhưng bị loại khỏi nhóm năm 2014 sau quyết định sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina, một hành động không hề được cộng đồng thế giới công nhận.

 

                                                        ***

 

Các nội dung liên quan

G7- QUỐC TẾ

Châu Âu bác đề nghị đưa Nga trở lại G7 của TT Trump

 

CANADA - G7

G7: Đoàn kết chống Nga, cứng rắn với Bắc Triều Tiên, chia rẽ về Iran

 

Đối đầu với Nga, trọng tâm cuộc họp cấp ngoại trưởng G7

 

--------------------------------------------------------------------------------------------

.

.

G7 thông báo hỗ trợ 7,5 tỷ euro cho vac-xin Covid-19

Mai Vân  -  RFI

Đăng ngày: 20/02/2021 - 14:28

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210220-g7-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-7-5-t%E1%BB%B7-euro-cho-vac-xin-covid-19

 

Lãnh đạo các nước G7 vào hôm qua, 19/02/2021 đã thảo luận về đại dịch Covid-19 và đặc biệt tập trung vào vấn đề chia sẻ vac-xin. Nhiều khoản quyên góp đã được các cường quốc cam kết mà tổng trị giá lên đến 7,5 tỷ euro.

 

https://s.rfi.fr/media/display/3b27995c-72e8-11eb-a001-005056bff430/w:980/p:16x9/AP21050544367737.webp

Ảnh minh họa: Thủ tướng Anh Boris Johnson tham gia Thượng Đỉnh G7 trực tuyến ngày 19/02/2021. AP - Geoff Pugh

 

Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut giải thích:

 

“7 nước công nghiệp phát triển nhất đồng ý cung cấp 7,5 tỷ euro cho chương trình tiêm chủng Covax hỗ trợ cho các nước nghèo nhất, tức là tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Theo thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng cộng, hơn 10 tỷ đã được quyên góp trên toàn thế giới.

 

Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc đặt mục tiêu cung cấp 1,3 tỷ liều vac-xin cho 92 quốc gia vào cuối năm nay. Hoa Kỳ, Đức, và Liên Âu đã loan báo những khoản đóng góp thêm vào nỗ lực này tại cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo G7, diễn ra sau Hội Nghị An Ninh Munich, cũng trực tuyến.

 

Đức tăng viện trợ 1,5 tỷ. Joe Biden muốn chi ra 4 tỷ đô la trong năm nay và năm 2022.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tỏ ý mong muốn châu Âu và Hoa Kỳ nhượng lại 13 triệu liều vac-xin cho các nước châu Phi để cho phép nhân viên y tế của họ tiêm chủng.

 

Về phần mình, thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá là "Đại dịch sẽ chỉ được khắc phục khi cả thế giới được tiêm chủng”. Đối với bà đây là một "vấn đề cơ bản về sự công bằng".

Tuy nhiên, các nước vẫn cần phải cố gắng thêm vì các quốc gia nghèo hiện chỉ chiếm 0,5% mũi tiêm chủng ngừa Covid trên toàn thế giới.”

 

Một dự thảo nghị quyết từ Vương quốc Anh được gửi tới Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước chia sẻ vắc-xin Covid-19 cho các nước thu nhập thấp.

 

Dự thảo đã được Anh Quốc chuyển đến 14 đối tác trong Hội Đồng Bảo An ngày 18/02, “nhấn mạnh sự cần thiết của sự đoàn kết, công bằng và hiệu quả, đồng thời kêu gọi các nước phát triển cung cấp vac-xin cho các nước có thu nhập thấp và trung bình và các nước khác có nhu cầu”.

 

                                                     ***

 

Các nội dung liên quan

DỊCH COVID-19 - TIÊM CHỦNG

Covid-19 : Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi chia sẻ công nghệ vac-xin

COVID-19 - VAC-XIN

Covid-19 : Hơn 101 triệu người trên thế giới đã được tiêm phòng

COVID-19 - VAC-XIN

Vac-xin Covid-19 cho nước nghèo: Phương Tây cam kết gia tăng đóng góp

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats