Cuộc đảo chính ở Myanmar là phép thử đầu tiên cho cam kết bảo vệ
giá trị dân chủ của Biden
Michael J.
Green -
Foreign Policy
Người dịch: Quan Ly
04/02/2021
Translated from Foreign Policy's article The Myanmar Coup Is the First Test for Biden’s Democracy Agenda
Phản ứng của Washington cần
phải nhanh chóng nếu Biden muốn cho thế giới thấy ông sẽ thực hiện cam kết của
mình một cách nghiêm túc.
By Michael J. Green, on 02-02-2021, 01:00:00
Phản ứng của
Washington cần phải nhanh chóng nếu Biden muốn cho thế giới thấy ông sẽ thực hiện
cam kết của mình một cách nghiêm túc.
***
Vào năm 2012, tôi là đồng
tác giả cho một bài viết với Dan Twining trên tờ Washington Post cảnh báo rằng
quyết định của chính quyền Obama về việc dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư vào Myanmar là
đi quá xa, quá sớm - Hoa Kỳ sẽ phải hối hận vì đã tự rút đi mọi đòn bẩy của
mình trong khi quân đội Myanmar vẫn kiểm soát phần lớn đất nước. Ngày giờ đó đã
đến. Vào ngày 31 tháng 1, quân đội đã tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ Cố vấn
Nhà nước Aung San Suu Kyi ngay khi bà chuẩn bị dẫn đầu đa số trong quốc hội sau
chiến thắng vang dội của đảng bà tại các cuộc thăm dò vào tháng 11 năm ngoái. Đối
với các tướng lĩnh nắm giữ quyền lực thực sự ở hậu trường, viễn cảnh về một quá
trình chuyển đổi dân chủ hoàn toàn là điều không thể chấp nhận được. Và do đó,
họ đã tấn công, họ tuyên bố dựa trên một tiêu chuẩn mới được cựu Tổng thống Hoa
Kỳ Donald Trump đặt ra rằng có "gian lận bầu cử rộng rãi" - một cáo
buộc mà không quan sát viên độc lập nào chấp nhận, cũng như khi không có tòa án
Hoa Kỳ nào chấp nhận những tuyên bố điên rồ của Trump.
Tất cả điều này đều đã được
dự báo trước mặc dù các nút chai champagne đã được bật nắp để ăn mừng vào năm
2012 tại Nhà Trắng của Obama, bởi những quan chức đã tin rằng ông đã thành công
trong việc dùng con bài Myanmar chống lại Trung Quốc bằng cách bình thường hóa
quan hệ Mỹ-Myanmar. Giờ đây, nhiều những người bảo hộ chính sách đó đã trở lại
chính phủ dưới thời chính quyền mới của Biden, và họ sẽ phải thu dọn mớ hỗn độn
này. Ở một khía cạnh nào đó, dàn xếp một phản ứng mới từ Washington với Myanmar
vào thời điểm hiện tại sẽ khó hơn nhiều so với thời chính quyền Obama. Hoa Kỳ
đã trao cho quân đội Myanmar điều mà họ mong muốn nhất vào năm 2014: loại bỏ
các hạn chế đầu tư vào lĩnh vực dầu khí và cho phép chúng bơm tiền vào kho bạc
của quân đội. Mặc dù Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu để
đáp trả cuộc đàn áp của quân đội Myanmar đối với người thiểu số Rohingya vào
năm 2019 theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt
hơn hiện nay khó được tái áp dụng. Khu vực lân cận của Myanmar ngày nay cũng có
vẻ kém thân thiện với giá trị dân chủ hơn, với một quân đội phụ trách Thái Lan
và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trấn áp những người bất đồng chính kiến
và phát động bạo lực ngoài khuôn khổ luật pháp ở đất nước của ông. Cuối cùng, ảnh
hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc hiện được coi là lớn hơn ở Đông Nam Á
so với của Hoa Kỳ. Bắc Kinh sẽ không gặp khó khăn nếu muốn hợp tác với một
chính phủ độc tài khác chống lại người dân Myanmar.
Mặt khác, lại có một số
công cụ mới dành cho chính quyền của Biden. Úc, Anh và Liên minh châu Âu đã
phát đi tín hiệu rằng họ sẽ có lập trường vững chắc chống lại cuộc đảo chính.
Nhật Bản luôn cẩn trọng hơn nhiều trong việc duy trì sự gắn bó với Myanmar,
nhưng Tokyo ngày càng nhấn mạnh các giá trị dân chủ trong cuộc cạnh tranh chính
sách đối ngoại với Trung Quốc. Ví dụ, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản
Yoshihide Suga đã thúc ép chính quyền Biden giữ nguyên cụm từ “tự do và cởi mở”
trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà chính quyền Trump đã thông
qua. Phe Biden đã đồng ý, nhưng bây giờ nó sẽ khiến Tokyo phải lật ngửa bài bằng
cách tham gia cùng Washington giải quyết vấn đề khi sự tự do bị hạn chế. Những
diễn biến ở nước láng giềng Thái Lan cũng rất quan trọng. Đây là nơi sự bất mãn
của người dân đối với giới lãnh đạo quân sự đang sôi sục. Dù điều này khiến
chính phủ ở Bangkok bày tỏ sự ủng hộ rõ rệt hơn với giới lãnh đạo quân sự mới của
Myanmar, nó cũng cho thấy rằng sự giận dữ của dân chúng đối với sự suy thoái của
nền dân chủ ở Đông Nam Á đang ngày càng gia tăng, ngay cả đối với người dân Myanmar,
những người hiện được nếm mùi quyền được đi bầu và nền dân chủ.
Chính quyền Obama đã dỡ bỏ
các lệnh trừng phạt vào năm 2014 trong một ván bài realpolitik để đối đầu với
Trung Quốc. Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã dỡ bỏ chương trình nghị sự về
dân chủ của chính quyền George W. Bush mãn nhiệm— cụ thể là chính sách cô lập
Myanmar. Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử 2020, Tổng thống Joe Biden đã biện
dẫn về tầm quan trọng của các chuẩn mực dân chủ của Hoa Kỳ và đã hứa đặt chúng
làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Một dấu hiệu ban đầu cho thấy
quan điểm của Biden và phe ông là việc Nhà Trắng đề cập đến “Miến Điện” (Burma_
trong các tuyên bố chính thức kể từ cuộc đảo chính. Chính phủ Hoa Kỳ đã dần dần
chuyển từ sử dụng “Miến Điện” sang “Myanmar” — cái tên được quân đội đặt trước
đó vào năm 1989 và được Liên Hợp Quốc, cùng hầu hết các chính phủ châu Á và các
phương tiện truyền thông như Foreign Policy, chấp nhận. Khi được hỏi liệu việc
sử dụng từ "Miến Điện" có phải là bất lịch sự hay không, Thư ký Báo
chí Nhà trắng Jen Psaki trả lời: "Tôi không nghĩ đó là kết luận mà quý vị
nên rút ra." Nhưng rõ ràng nó cũng không nhằm mục đích báo hiệu một mối
quan hệ bình thường.
Cuộc đảo chính hôm thứ
Hai là thách thức thực sự đầu tiên đối với Biden trong cam kết bảo vệ giá trị
dân chủ của mình — và trớ trêu thay, nó lại ở chính đất nước mà chính quyền
Obama đã chọn loại bỏ sự chú trọng vào chữ dân chủ của những người tiền nhiệm.
Chính quyền mới cần phản ứng một cách thật sự cấp bách nếu Biden mong muốn thế
giới tin rằng Washington giờ đây có một sự tại nhấn mạnh về giá trị dân chủ.
----------------------
Người dịch: Quan Ly
Biên tập: Cookie
No comments:
Post a Comment