XẢ LŨ
GÂY THIỆT HẠI, NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN KIỆN THỦY ĐIỆN
https://www.facebook.com/BaoSachOfficial/posts/386875446010965
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định: Khi hai bên không giao kết hợp đồng nhưng một bên gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường. Luật được cụ thể bằng khái niệm "Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng".
Vậy, khi thủy điện
xả lũ gây chết người, hư hại tài sản của người dân ở hạ lưu có ứng xử thế nào với tình huống trên?
Thực ra, tại khoản 2, 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng.
Từ căn cứ này, thông thường tòa án sẽ xét xử theo hướng như luật định. Và để xác định sự kiện bất khả kháng, Điều 153 cũng bộ luật này giải thích: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Và đây chính là cơ sở để các thủy điện khi xả lũ thường vận dụng cho việc xả nước xuống hạ lưu gây thiệt hại vô cùng lớn cho người và tài sản của dân.
Thực tế, việc xảy ra mưa lớn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm
soát của các cơ quan chức năng. Khi mà ở thời điểm hiện tại, các phương tiện, công nghệ có khả năng dự báo trước nhiều ngày.
Điều này cũng được cụ thể bằng Luật phòng chống thiên tai 2013, khoản 1 Điều 24: Thông tin dự báo, cảnh báo thiên
tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.”
Như vậy, nếu đối chiếu các quy định hiện hành thì hành vi xả lũ ở các thủy điện phải bồi thường cho người dân thiệt hại. Luật cũng buộc chủ tài sản, người chiếm hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại.
Thủy điện là công
trình sản xuất ra điện để kinh doanh, dù mô hình sản xuất đó là
tư nhân hay nhà nước. Vì vậy khi xảy ra thiệt hại do thủy điện, có căn cứ để xác định quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường của người dân. Nguyên tắc để bồi thường là thiệt hại THỰC TẾ phải được bồi thường đầy đủ.
Chỉ trong vài ngày, ca sĩ
Thuỷ Tiên đã kêu gọi được hơn 105 tỷ đồng cho việc cứu trợ nạn nhân lũ lụt. Câu
hỏi phải đặt ra đó là tấm lòng của thiên hạ cứ phải trải ra với người gặp cơn
ngặt nghèo đến bao nhiêu lần nữa đây khi thuỷ điện đã là nhân tai? Một câu hỏi
nữa đó là tại sao người có lòng phải góp tiền để bù đắp thiệt hại do thuỷ điện
gây ra còn họ thì cứ thản nhiên kiếm lời và xả lũ để tự bảo vệ mà bất cần quan
tâm đến người khác?
Nếu phải gây quỹ, hãy
nghĩ đến điều căn cơ hơn, đó là gây quỹ hỗ trợ pháp lý để giúp những nạn nhân của
thuỷ điện khi họ quyết tâm đi kiện thủ phạm gây ra lũ lụt. Đó là xây dựng quỹ hỗ
trợ cho các luật sư để họ tư vấn miễn phí cho những nạn nhân mất nhà, mất người
thân sau mỗi lần thuỷ điện xả lũ.
THANH NHÃ
Ảnh: Những người dân bị mất
nhà và người thân vì thuỷ điện xả lũ có thể khởi kiện thủ phạm gây ra lũ lụt.
Trong ảnh là một phần thị xã Cam Lộ (Quảng Trị) ngập chìm trong nước lụt (Nguyễn
Đình Diệp).
https://www.facebook.com/BaoSachOfficial/photos/a.100322217999624/386875412677635/
No comments:
Post a Comment