Từ
trong xa thẳm lịch sử đã có ngày phụ nữ Việt Nam 8/3
Phạm
Đình Trọng
20/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/20/tu-trong-xa-tham-lich-su-da-co-ngay-phu-nu-viet-nam-8-3/
Theo sử sách, mùa xuân
năm 40, đầu tháng hai theo lịch mặt trăng và đầu tháng ba theo lịch
mặt trời, từ bản doanh Hát Giang bên bờ phải sông Hồng, nay là xã
Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
chống giặc Đông Hán xâm lược dựng lên nền độc lập đầu tiên ngắn ngủi
nhưng sáng lạn giữa hai thời Bắc thuộc đêm tối mênh mông.
Sau khi Ngô Quyền đánh
đuổi quân Nam Hán năm 939, dựng lên nền độc lập lâu dài, từ đó hàng
năm dân ta đã chọn một ngày tháng hai lịch ta trong mùa xuân lễ hội
làm ngày kỉ niệm, tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa oanh liệt của hai Bà Trưng.
Cũng từ đó trong tâm thức người Việt Nam đã coi ngày các bà, các mẹ
đội lễ lên chùa tôn vinh hai Bà Trung là ngày Phụ Nữ Việt Nam. Trước
đây, ngày tôn vinh hai Bà Trưng, ngày tôn vinh Phụ Nữ Việt Nam chỉ là
một ngày trong mùa xuân lễ hội, chưa cố định là ngày nào.
Từ đầu thế kỉ 20,
tiếp nhận văn minh phương Tây, sử dụng lịch Tây trong công việc hành
chính và trong sinh hoạt đô thị thì ngày tôn vinh hai Bà Trưng, ngày
tôn vinh Phụ Nữ Việt Nam được cố định là ngày 8 tháng ba theo lịch
Tây.
Như vậy từ trong thăm
thẳm bi tráng đau thương và hào hùng của lịch sử Việt Nam đã có
ngày Phụ Nữ Việt Nam là ngày hai Bà Trưng lẫm liệt phất cờ thúc
quân đánh đuổi quân phương Bắc xâm lược, ngày 8.3
Nhưng cướp được chính
quyền, áp đặt được ách cai trị cộng sản lên giang sơn của Vua Hùng
những người cộng sản đã coi đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chỉ
có từ khi có đảng cộng sản. Họ viết lại lịch sử Việt Nam để ghi
công ơn của đảng. Có tổ quốc Việt Nam, có dân tộc Việt Nam là nhờ
có đảng. Trước năm 1930, năm đảng cộng sản ra đời, đất nước Việt Nam
chỉ là đêm dài phong kiến thối nát và thực dân dã man làm chủ dải
đất Việt Nam. Dân tộc Việt Nam chỉ là số không, là hư vô. Chỉ từ khi
đảng làm cách mạng và chiến tranh thắng lợi, dân tộc Việt Nam mới
có mặt trong gia đình nhân loại, đất nước Viêt Nam mới có tên trên bản
đồ thế giới.
Theo những nhà làm sử
cộng sản, trong thời thực dân, những Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,
Nguyễn Thái Học, Phan Châu Trinh dù yêu nước nhưng đều sai lầm về
đường lối chính trị nên đều thất bại. Thời phong kiến, những Ngô
Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung
dù đánh đuổi được quân Nam Hán, quân Tống, quân Nguyên, quân Minh, quân
Thanh xâm lược nhưng đều lập nên những triều đình phong kiến áp bức,
bóc lột dân, đối lập với dân, đều không đáng nhớ.
Những người làm sử
cộng sản đã sáng tạo ra những trang vàng ghi nhớ công trạng cha già
dân tộc Hồ Chí Minh, người cha của dân tộc Việt Nam. đã chế tác ra
những trang sử ghi nhớ công ơn Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn,
Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu. . . những người
đã viết lên nét son lịch sử Việt Nam, làm rạng rỡ cho đất nước Việt
Nam.
Ngụy tạo ra lịch sử
đất nước, những người cộng sản cũng ngụy tao ra cả những ngày lịch
sử. Ngày 20.10.1930 được chọn là ngày ra đời của tổ chức mơ hồ có
tên là hội Phụ Nữ Phản Đế Việt Nam được coi là ngày Phụ Nữ Việt
Nam. Một tổ chức có thật, có lịch sử ra đời thì phải có những tên
tuổi lịch sử. Những người đàn bà nhóm họp lại, cho ra đời tổ chức
của mình là những ai. Do ai tổ chức, lãnh đạo? Ra đời ở đâu? Hoàn
toàn mơ hồ.
Hội Phụ Nữ Phản Đế
dù có thật đi nữa nhưng một tổ chức nhỏ nhoi của một nhóm người
chỉ có chung một lí tưởng cộng sản mà lí tưởng cộng sản cho đến
tận hôm nay cũng không được số đông người dân Việt Nam, không được số
đông phụ nữ Việt Nam chấp nhận. Bằng chứng là 100 triệu dân Việt Nam
chỉ có hơn 4 triệu đảng viên cộng sản. Tổ chức phụ nữ do những
người cộng sản thành lập và lãnh đạo đó cũng không thể đại diện
cho phụ nữ Việt Nam. Ngày 20.10 không thể là ngày phụ nữ Việt Nam mà
chỉ là ngày phụ nữ cộng sản Việt Nam mà thôi.
Ngảy Phụ Nữ Việt Nam,
ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam mãi mãi là ngày 8.3, ngày hai Bà Trưng
lẫm liệt tuốt gươm đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.
Ảnh:
Hai
Bà Trưng chỉ huy nghĩa quân đánh đuổi quân Đông Hán trong tranh dân gian
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/0-111.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/1-26.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/2-10.jpg
No comments:
Post a Comment