Saturday, 10 October 2020

ÔNG NGUYỄN MINH THUYẾT VỚI TIẾNG VIỆT VÀ CÂU CHUYỆN QUẢN TRỊ QUỐC GIA (Thái Hạo)

 


ÔNG NGUYỄN MINH THUYẾT VỚI TIẾNG VIỆT VÀ CÂU CHUYỆN QUẢN TRỊ QUỐC GIA   

Thái Hạo

02:54  10/10/2020    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=842362936572896&id=100023975920044

  · 

 

1. Trong vài tuần gần đây, những cái tên Cánh Diều, Tiếng Việt 1, Nguyễn Minh Thuyết luôn được nhắc tới với tần số mỗi lúc một cao hơn trong cộng đồng. Nguyên nhân nằm ở những phản ảnh về nhiều cái “bấp cập”, những cái “sai” và cái “dở” của cuốn Tiếng Việt 1 mà ông Nguyễn Minh Thuyết vừa là tổng chủ biên của chương trình mới, vừa là chủ biên của cuốn sách này.

 

Quan điểm của ông Nguyễn Minh Thuyết về tiếng Việt có thể được tìm thấy trong nhiều công trình của ông. Nhưng trước khi đến với quan điểm ấy, chúng ta cần nhìn lại bức tranh tri thức về Việt ngữ trong hơn 100 năm qua một cách khái lược nhất.

 

Khi người Pháp vào và đặt nền đô hộ lên nước ta, với nhu cầu xây dựng chính phủ thuộc địa và công cuộc khai thác thuộc địa, họ đã nghiên cứu trên một diện rộng và sâu cốt để “hiểu Việt Nam”. Ngôn ngữ Việt là một trong những đối tượng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, họ đã không xuất phát từ đặc trưng thực tế của tiếng Việt để khái quát hóa thành tri thức; ngược lại họ đã dùng mô hình tri thức về tiếng Âu châu để áp vào tiếng Việt. Cái gọi là Chủ ngữ – vị ngữ đã ra đời từ đó. Những quan niệm về Việt ngữ từ cái nhìn Âu châu ấy đã thống trị giới nghiên cứu suốt cả thế kỷ sau đó (Lưu ý, trong giai đoạn đầu, không phải không có những người đã tiên phong chỉ ra một thứ “tiếng Việt khác” như Henri Maspero, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Hiến Lê… Tuy nhiên họ đã không được để ý đến, cho đến mãi gần đây).

 

Không bằng lòng với thứ tiếng Việt mang chiếc áo Âu châu ấy, nhiều nhà Việt ngữ học đã nỗ lực tìm ra để trả Việt ngữ học về cho tiếng Việt. Một trong những người tiên phong và đóng vai trò quan trọng nhất cho nỗ lực này là nhà ngữ học Cao Xuân Hạo. Ông, từ những lao động bằng mồ hôi trên nền tiếng Việt, đã đi đến phủ nhận cái mô hình “dĩ Âu vi trung” kia và quyết liệt khẳng định một tri thức tiếng Việt mới với mô hình Đề – Thuyết.

 

Những đóng góp của Cao Xuân Hạo cho Việt ngữ học và ngôn ngữ học nói chung đã đưa ông lên hàng một nhà khoa học thế giới. Những tri thức về tiếng Việt mà ông trình bày trong các công trình như “Tiếng việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”, “Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng”…, với tôi, là một sự thuyết phục hoàn toàn. Nó đã phản ảnh đúng thực tế của tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

 

Tuy nhiên, những tri thức ấy đã không có được một vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quan điểm của Cao Xuân Hạo vẫn là một thứ “bên lề” mà “dòng chính” là “ngôn ngữ học truyền thống”. Đó phải nói là một sự kiện không những đau đớn mà còn tai hại không thể kể xiết. Tiếng Việt có thể (và đang) bị phá hỏng khi nó được dạy trong nhà trường như một thứ tri thức xa lạ với người Việt (tất nhiên không phải là tất cả).

 

2. Quay trở lại với ông Nguyễn Minh Thuyết. Quan điểm của ông về tiếng Việt là “Phân tích câu theo PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG có lịch sử lâu đời nhất, có tính phổ quát nhất, đến tận ngày hôm nay vẫn ẩn chứa khả năng to lớn trong việc làm rõ cấu trúc và cơ chế vận hành của câu”. Và công trình “Thành phần câu tiếng Việt” (viết chung) đã trình bày cho ta thấy lại cái mô hình Âu châu đã nói trên. Trong cuốn sách có tính chiết trung này, ông Thuyết đã không quên phê phán Cao Xuân Hạo và lý thuyết của của ông khi viết “Việc phủ nhận các thành phần câu và giải thích cấu trúc chỉ bằng hai thành tố đề ngữ và thuyết ngữ dễ dẫn tới chỗ đơn giản hóa vấn đề, ÍT CÓ TÁC DỤNG HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NÓI, VIẾT TRONG THỰC TẾ” [tr 41 – tôi – TH nhấn mạnh].

 

Vấn đề là những “tri thức” về tiếng Việt của Gs Nguyễn Minh Thuyết (và “trường phái” của ông) lại đang được giảng dạy chính thức trong nhà trường, với tư cách áp đảo. Trong bài viết “Về sự xuống cấp của việc sử dụng tiếng Việt và câu chuyện đối thoại văn hóa”, tôi đã nói “Quá nửa tri thức tiếng Việt đang được giảng dạy trong nhà trường là sai lầm, không phản ánh đúng thực tế tiếng Việt” [VNQĐ số 948-949, tr188]. Cũng trong bài viết này, tôi phải chua xót thừa nhận “Chân lý khoa học đôi khi chưa thể vượt qua được những thứ ngoài khoa học” [tr188].

 

Có quá nhiều những thứ “ngoài khoa học” đang chi phối mạnh mẽ và khốc liệt đến khoa học và giáo dục của nước nhà. Tình trạng này phải khiến tất cả những người trung thực và lo lắng cho vận nước, thấy hoang mang và đau đớn. Có rất nhiều, rất nhiều người giỏi giang ngoài kia, nhưng họ buộc phải im lặng hoặc chìm đi trong vô vàn những “tẹp nhẹp vô nghĩa lý” nhưng đầy quyền lực đang xâm chiếm vào tất cả mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

 

3. Tuy nhiên, những cái sai trong cuốn Tiếng Việt 1 rộng hơn là những vấn đề thuần túy ngôn ngữ học. Từ chuyện “xuyên tạc” Tolstoy, La fontaine… đến những cái “sai” logic và các vấn đề đạo đức văn hóa và chuyện tâm lý lứa tuổi v.v… thì chúng ta đang buộc phải chứng kiến một câu chuyện có tính khí quyển về quản lý nhà nước và các vấn đề học thuật rộng lớn. Sự bấp bênh dẫn tới bất trắc và bất an luôn tiềm ẩn và sẵn sàng bộc phát trong mọi lĩnh vực của đời sống, ngay cả đó là giáo dục – đền thiêng của một quốc gia.

 

GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên và chủ biên, có lẽ cần nhận được một cái nhìn đa chiều hơn trước sự kiện cuốn Tiếng Việt 1 này. Giả sử những tri thức tiếng Việt của ông là đúng đắn và tiến bộ trong khoa học, và (giả sử) ông có đầy lòng nhiệt huyết và ý thức trách nhiệm trong vai trò “kiến trúc sư trưởng” của chương trình thì cũng không có gì đảm bảo chắc chắn cho một sản phẩm giáo dục tốt có thể ra đời như một tất yếu. Có quá nhiều khâu, nhiều mảng, nhiều bộ phận, nhiều cá nhân tham gia vào “công trình” này. Nhưng đường lối quản lý theo thiết chế “nhân trị chủ nghĩa” (Cai trị bằng ý muốn và mệnh lệnh cá nhân chứ không phải đường lối của pháp trị) như nó đang vận hành trong toàn bộ cơ chế quản lý, thì sẽ không có một đảm bảo nào hết.

 

Tôi tin rằng, với một cơ chế như thế, thì ai cũng có thể trở thành nạn nhân; và thậm chí sẽ rất nhiều khi là nạn nhân của chính mình. Đấy là chưa kể đến những tri thức tiếng Việt của “trường phái” GS Thuyết lại khó mà đứng vững trước thực tế bản ngữ.

 

Một thay đổi trong đường lối quản trị quốc gia ở tầm vĩ mô cần được các nhà lãnh đạo nghiêm túc đặt lên bàn nghị sự một cách công khai. Đây là nút thắt và cũng là yếu huyệt trọng đại nhất sẽ quyết định Đổi mới giáo dục có thành công hay không; quyết định đất nước có thể phát triển hay không và tương lai dân tộc sẽ đi lên hay đi xuống.

 

“Quốc gia trên hết”. Đây phải mệnh lệnh mà những người điều hành đất nước cần dũng cảm để khẳng quyết và thay đổi. Tất cả mọi vấn đề của cá nhân, của nhóm, của đảng phái v.v.. cần phải lui về hàng dưới. Chỉ đến khi nào cái slogan này trở thành hiện thực, khi đó Giáo dục sẽ được đổi mới, đất nước sẽ được thịnh vượng. Chậm trễ đồng nghĩa với đánh mất cơ hội và làm tiêu mòn nguồn lực quốc gia, khiến tiêu ma hạnh phúc cá nhân; gây nên tình trạng rối loạn và bất an cho toàn xã hội.

 

_____

 

P/S: Đáng ra, giới chuyên môn “tháp ngà” phải là những người lên tiếng đối với một vấn đề tri thức sâu, nhưng một thầy giáo làng vô danh như tôi lại phải đi viết về một việc quá sức mình như thế này. Tại sao thế? Người ta ngại đụng chạm, sợ mất lòng, và cứ thế dĩ hòa vi quý, để mặc cho dân đen chịu nạn. Chao ôi là trí thức…

 

 

TH. 10/10/2020

 

47 BÌNH LUẬN  

 

----------------------------------

 

MỜI ĐỌC :

 

Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta  

https://www.thespecterofcommunism.com/vi/

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats