Đọ
sức Trump – Biden: Thăm dò dư luận năm 2020 đáng tin cậy hơn 2016 ?
Trọng
Thành -
RFI
Đăng ngày: 23/10/2020
- 15:18
Hai tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, 03/11/2020,
trong dư luận dường như đã hình thành hai luồng quan điểm trái ngược. Quan điểm
dựa trên các thăm dò dư luận, cho rằng khả năng thắng cử nghiêng hẳn về phía
Joe Biden, tổng thống mãn nhiệm rất ít cơ hội. Quan điểm ngược lại, tin vào chiến
thắng của Donald Trump. Những người theo quan điểm này dẫn bài học đau đớn:
thăm dò dư luận bất ngờ trước thất bại của Hillary Clinton năm 2016.
Người dân theo dõi
qua truyền hình cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ
Donald Trump và Joe Biden, ngày 22/10/2020, tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ. AFP
- SERGIO FLORES
Phải chăng thăm dò dư luận
năm nay đã rút được các bài học?
Các thăm dò dư luận vào thời điểm này cho thấy ứng viên Joe Biden dẫn
trước trên toàn quốc gần 9 điểm.
Khoảng cách được coi là chưa từng thấy tại Mỹ, kể từ cuộc bầu cử 1936, đối với
một ứng cử viên đối đầu với ứng cử viên tổng thống mãn nhiệm. Về điểm này, ứng
cử viên Dân Chủ ở một vị trí hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hệ
thống bầu cử Mỹ là người thắng cuộc không phải do cử tri toàn quốc quyết định,
mà phụ thuộc vào số đại cử tri được bầu tại các bang ủng hộ. Hiện tại ở Mỹ,
48/50 bang có quy định là bên nào có được đa số phiếu dân bầu thì giành được
toàn bộ số đại cư tri của bang. Năm 2016, cùng thời điểm này, ứng viên Hillary
Clinton đã dẫn trước khoảng 5 điểm, tương đương với chênh lệch 3 triệu cử tri
trên toàn quốc, nhưng mức ủng hộ này không đủ để bà Clinton giành chiến thắng tại
một số bang có tính quyết định, thường được gọi là « bang chiến trường »
(battleground state) hay « bang bất trắc » (swing state).
Trả lời đài Pháp
Franceinfo, ông John Fortier, chuyên gia Viện tư vấn chính sách lưỡng đảng Hoa
Kỳ (Bipartisan policy center), có trụ sở tại Washington, cho biết năm nay, các
viện thăm dò dư luận đã tiến hành nhiều điều tra hơn tại các bang quyết định, vốn
đã dẫn đến chiến thắng bất ngờ của Donald Trump năm 2016.
Chú ý nhiều đến cử tri
« ít bằng cấp » và cử tri « lưỡng lự »
Trả lời phỏng vấn báo Le
Monde, ông Mathieu Gallard, giám đốc nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận Pháp
Ipsos France đã điểm lại một số sai lầm căn bản của đa số các cuộc thăm dò dư
luận năm 2016, đồng thời nhấn mạnh là thăm dò dư luận năm nay « đáng tin cậy
hơn nhiều » so với cách nay bốn năm, vì đã có những điều chỉnh lớn,
đặc biệt là chú ý đến nhóm các cử tri có ít bằng cấp, hay trình độ học vấn thấp.
Sai lầm lớn của nhiều thăm dò dư luận năm 2016 là đã quá chú trọng đến giới có
bằng cấp cao, thiên về ủng hộ bà Clinton, trong lúc những người có học vấn thấp
hơn, bầu cho ông Trump nhiều hơn.
Một sai lầm quan trọng
khác trước đây là đã bỏ qua thành phần cử tri « lưỡng lự », vốn chiếm
số lượng lớn tại các vùng sản xuất công nghiệp bị suy yếu ở tây bắc nước Mỹ
(khu vực Rust Bell – vành đai công nghiệp), ước tính từ 8 đến 10% trước thềm cuộc
bỏ phiếu năm 2016. Đại đa số nhóm cử tri này đã chọn Donald Trump vào phút
chót.
Phe Cộng Hòa phải tranh bóng
trên sân nhà
Các thăm dò dư luận hiện
nay, với sự chú ý đặc biệt dành cho nhóm cử tri ít bằng cấp, cho thấy ứng viên
Biden rõ ràng đang dẫn trước tại các bang quyết định như Wisconsin hay
Pennsylvania, nhiều hơn hẳn so với bà Clinton trước đây.
Một khu vực quan trọng
khác cũng rất được giới chuyên gia thăm dò năm nay chú ý. Đó là các bang miền
nam nằm trong « vùng Sun Belt », tức các bang ở vùng đất miền nam ấm
áp, vốn được coi là căn cứ địa của phe Cộng Hòa. Theo chuyên gia Mathieu
Gallard, nhiều thành trì của đảng Cộng Hòa, như các bang Arizona, Georgia,
North Carolina hay Texas, có thể ngả sang phe Dân Chủ. Tại các bang nói trên,
thăm dò dư luận năm nay đặc biệt chú ý đến số cử tri lưỡng lự. Chỉ riêng việc tổng
thống mãn nhiệm phải tiến hành nhiều cuộc vận động tranh cử tại chính các bang
chiến trường này, cho thấy phần nào phe Cộng Hòa đang phải giành bóng trên sân
nhà.
Biden dẫn trước xa, trong thời
gian dài
Chuyên gia Viện Ipsos rất
chú ý đến tỉ lệ người lưỡng lự năm nay chỉ vào khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với
cuộc tranh cử 2016 (khoảng 85% người « lưỡng lự » đã chọn bên, trong
lúc vào năm 2016, tỉ lệ này chỉ là 62%). Nói một cách khác, xu hướng đảo chiều
rất khó xảy ra. Tranh cử tổng thống Mỹ thường được ví như chạy dai sức, hơn là
chạy nước rút. Đa số thăm dò dư luận suốt từ đầu năm đến nay đều ghi nhận một
khoảng cách ổn định giữa hai đối thủ. Đã không có bất cứ một biến cố lớn nào,
dù là Covid-19, khủng hoảng kinh tế, hay tranh luận trực tiếp, ảnh hưởng đáng kể.
Theo trang mạng có uy tín hàng đầu về tranh cử Mỹ, FiveThirtyEight, ứng viên
Biden có cơ may chiến thắng 87%.
« 87% » không có
nghĩa chắc thắng
Tuy nhiên, cơ may 87%
không có nghĩa chắc thắng. Tuần báo Pháp L’Express cũng chỉ ra một số điểm bất
định. Cụ thể là thái độ « bất hợp tác » của một số cử tri. Nhiều người
trong bụng ủng hộ ông Trump, nhưng không bộc lộ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn
HuffPost, chuyên gia Mathieu Gallard cũng nêu ra một điểm dè dặt khác. Thăm dò
dư luận tại Mỹ ở các bang, thường chỉ được làm với khoảng từ 700 đến 800 người.
Sai số có thể sẽ lớn hơn đáng kể so với các mẫu có đông người trả lời hơn.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Bầu
cử Mỹ: Donald Trump dự đoán một "làn sóng" của đảng Cộng Hòa
Bầu
cử tổng thống Mỹ : Joe Biden ngăn bão Donald Trump
Bầu
cử tổng thống Mỹ : Biden dẫn trước Trump trong các cuộc thăm dò
No comments:
Post a Comment