Bầu cử Mỹ: Có thật nền
dân chủ Hoa Kỳ 'đã chết'?
TS
Lê Trung Tĩnh
Gloucestershire, Anh Quốc
25/10/2020
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54634003
Tôi đọc cuốn 'How Democracies Die' với một sự quan
tâm đặc biệt vì như tiêu đề, quyển sách đặt vấn đề về sự sống còn của nền dân
chủ Mỹ, một đề tài càng nóng hơn những ngày nay với cuộc bầu cử tổng thống Hoa
Kỳ mà trọng tâm chú ý không ai khác là đương kim Tổng thống Donald Trump, một
người phá vỡ hệ thống, và có thể phá vỡ cả nền dân chủ Mỹ (?).
Hình bìa sách 'How Democracies Die'
Quyển sách rất công phu,
đầy dữ liệu, thông tin về các vấn đề về cách thức tổ chức bầu cử ở Mỹ, về quá
trình đi đến thể chế độc đoán ở nhiều nước. Xin trân trọng cảm ơn các tác giả
Steven Levitsky, Daniel Ziblatt, là hai nhà nghiên cứu chính trị tại Harvard.
Tài liệu chính trị
hay là nghiên cứu?
Sau đây là một số bình luận
của tôi về quyển sách.
Một là quyển sách đề ra một hình mẫu nhà lãnh đạo độc đoán mà ông Trump thỏa
mãn gần như tất cả mọi tiêu chí (đe dọa truyền thông, đòi bỏ tù đối thủ chính
trị...).
Tuy nhiên đáng tiếc đây
không phải là hình mẫu có từ trước, mà được xây dựng sau khi ông Trump đã lên
vũ đài chính trị. Độc giả có thể có suy nghĩ là các tác giả đang xây dựng một
hình mẫu mà ông Trump thỏa mãn nhiều điểm để kết luận ông ấy là nhà độc đoán.
Điều này làm giảm tính thuyết phục của kết luận.
Hai là cuốn sách kể về quá trình thâu tóm quyền lực và trở thành độc tài/độc
ác của nhiều lãnh đạo trên thế giới từ Chavez đến Mussolini hay Hitler.
Việc quyển sách đặt song
song và so sánh cách thức đi lên quyền lực của ông Trump và các tên độc tài
khét tiếng khác có thể làm độc giả liên tưởng về một viễn cảnh tương tự. Đây có
vẻ là thủ pháp của một tài liệu chính trị hơn là một quyển sách nghiên cứu thuần
túy khách quan.
Ba là vì được viết vào năm 2018, quyển sách chưa quan sát hết các tiến triển
của nhiệm kỳ ông Trump. Các tác giả cũng đã rất có trách nhiệm khi kết luận ông
Trump chỉ có những dấu hiệu trở thành nhà độc đoán chứ không thực hành sự độc
đoán đó (ví dự như báo chí vẫn trên cả tự do chỉ trích ông Trump...). Nên chúng
ta có thể quan sát thêm để bổ sung nhận định của các tác giả.
Quan sát thêm của riêng
tôi là ông Trump đến hiện giờ chưa bao giờ có ý định xây dựng một hệ thống
riêng về truyền thông và quyền lực (kiểu Gestapo hay thân tín kiểu Goebbels)
nào để tiến đến thật sự độc đoán hay độc tài.
Ông Trump chỉ dừng lại ở
dọa miệng và trên Twitter. Thẳng thắn mà nói thì dọa như vậy cũng là một điều
không nên của một lãnh đạo nước dân chủ. Và tuy không xây dựng hệ thống, cách
thức của ông Trump có thể làm căng thẳng xã hội và bớt kiềm chế những nhóm cực
đoan.
Thứ tư là, theo tôi thật sự thấy, vẫn còn một khoảng cách RẤT XA từ mối quan ngại
về ông Trump đến suy nghĩ rằng nền dân chủ có thể chết ở Mỹ.
Về điều này, cần phải
nói, thực tế là đệ tứ quyền lực và thậm chí xã hội đã liên tục tự do mãnh liệt
chỉ trích ông Trump mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Hơn nữa, các nhánh quyền lực
khác vẫn hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong việc kiểm soát thậm chí có khả
năng hạ bệ ông Trump.
Ngoài ra, ông Trump dầu cố
gắng hết mức, chỉ có quyền hạn trong phạm vi hành pháp của mình, ví dụ không có
quyền giải tán quốc hội.
Cho dù ông Trump có thể
là đại diện mạnh nhất, ông không phải là người đầu tiên có những cách thức kém
xây dựng như xuyên tạc đối thủ, ít hợp tác liên đảng (một trong những dấu hiệu
của suy thoái dân chủ, theo các tác giả). Các cách thức này đã có từ trước ông
Trump từ cả hai đảng.
VIDEO
Tin
giả và trò cân não: Có phải Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54634003
Và quan trọng nhất và chiếm
nhiều trang sách, các tác giả đặt vấn đề về sự thất bại của cơ chế sàng lọc ban
đầu của đảng Cộng hòa mà kết quả là đã để lọt một người như ông Trump vào làm ứng
viên và cuối cùng là tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, các tác giả
cũng phải thừa nhận là một cơ chế trù bị như vậy nếu quá khắt khe cũng sẽ không
dân chủ từ trong trứng nước, và lịch sử đã có nhiều biến động trong cả hai đảng
do các ứng cử viên tự do được dân chúng tin tưởng bị vài tai to mặt lớn trong đảng
Cộng hòa hay Dân chủ ép uổng loại đi.
Ông Trump đã chiến đấu từ
những ngày đầu và đã giành chiến thắng. Đó là điều các tác giả cũng công nhận.
Về điểm này, góc nhìn
tiêu cực nhất có thể thấy cơ chế sàng lọc đã để lọt một thảm họa.
Nhưng góc nhìn tích cực, ủng
hộ ông Trump, hay thậm chí khách quan hơn cũng có thể thấy ông Trump là đại diện
mãnh liệt nhất của nước Mỹ dân chủ, ý chí người dân được thể hiện một cách trọn
vẹn nhất thông qua bầu cử, một nước Mỹ tự do, liên tục thay đổi và thích nghi.
Nếu tiêu cực nhất xem ông
Trump là một vấn đề thì rõ ràng nước Mỹ cũng là nước tiên phong.
Chẳng phải cũng chính cơ
chế bầu cử của nền dân chủ (mà có người lo ngại đang chết đó) không vừa mới
tiên phong bầu lên một Tổng thống da đen Barack Obama?
Từ bao giờ chúng ta chia
tay với tinh thần dám làm, dám nói khác, dám khởi sự trong chính trị? Từ bao giờ
chúng ta chia tay với tinh thần thay đổi có thể không đến từ cả hệ thống cồng kềnh,
mà từ một nhóm hai thậm chí một cá nhân? Và cá nhân đó trong trường hợp này là
ông Trump.
Sự phân cực trong
chính trị Hoa Kỳ
Cuối cùng, phần về cuối của
sách bàn về một trong những lý do của sự phân cực trong chính trị Mỹ, đó là màu
da. Càng ngày càng nhiều cử tri da màu bỏ phiếu cho đảng Dân chủ và cử tri da
trắng cho phía đảng Cộng hòa.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0E14/production/_115040630__115051944_pewleaders-nc.png
TRUMP KHÔNG ĐƯỢC TIN TƯỞNG
NHƯ CÁC LÃNH ĐẠO KHÁC
Sách đã có cái nhìn khá
công bằng về sự góp phần trách nhiệm của cả hai đảng trong việc hình thành sự
phân cực.
Tuy không chia sẻ hoàn
toàn các cách thức giải quyết được đưa ra nhưng tôi đồng ý hoàn toàn với các
tác giả về tính nghiêm trọng của vấn đề, và việc phải giải quyết nó bằng các giải
pháp nâng dần điều kiện kinh tế, xã hội của các cộng đồng bị bỏ quên, không
phân biệt màu da.
Các tác giả cũng đề ra những
giải pháp chính trị trong đó có việc đảng Cộng hòa cần bước ra khỏi phạm vi chỉ
phục vụ cho cộng đồng người da trắng của mình. Đây là điều tôi đồng ý. Nhưng
không hiểu vì sao các tác giả lại tỏ vẻ không đồng tình với việc đảng Dân chủ
cũng nên bớt những chính sách chỉ thiên cho các cộng đồng da màu.
Tôi nghĩ cả hai đảng đều
nên đến với cộng đồng bên kia nhiều hơn. Hay biết đâu được đó sẽ là việc của một
đảng thứ ba, một tương lai có lẽ của nền dân chủ Mỹ đang thay đổi và thích nghi
từng ngày?
Bài đã đăng trên trang Facebook
cá nhân của tác giả, người hiện sống và làm việc tại Anh Quốc.
***
Tin liên quan
.
Bầu cử Mỹ 2020: Thắng hay
thua, Trump đã thay đổi thế giới
24 tháng 10 năm 2020
.
Bầu cử Mỹ 2020:
Trump-Biden 'đụng' nhau về Covid, chủng tộc, Hunter
23 tháng 10 năm 2020
No comments:
Post a Comment