Đảng
CSVN vẫn như gà mắc giây thun
https://danlambaovn.blogspot.com/2020/10/ang-csvn-van-nhu-ga-mac-giay-thun.html
Hai Dự thảo “Báo cáo
Chính trị” (BCCT) và “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng
nhiệm kỳ Đại hội XII”, gọi ngắn là “Xây dựng, chỉnh đốn đảng”, dành cho Đại hội
đảng XIII vào đầu tháng Giêng năm 2021, đã bộc lộ bản tính tham quyền cố vị và
tư duy giáo điều, chậm tiến và lạc hậu của Lãnh đạo đảng CSVN, đứng đầu là Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Hội đồng Lý luận Trung
ương (HĐLLTƯ) đã dành ra ít nhất 3 năm để soạn thảo 4 Văn kiện, được ông Nguyễn
Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Ban Văn kiện, tự khoe là “văn bia, còn để lại đời
sau.” Ông Trọng còn là Trưởng Tiểu ban Nhân sự để chọn các Ủy viên Trung ương
khóa XIII.
Chủ tịch Hội đồng 44
thành viên hiện nay là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Thắng, Bí
thư Trung ương Đảng khóa XII, Giám
đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. HĐLLTƯ được quy định “Là cơ
quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề
lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường
lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về
lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng”.
(Theo Quyết định số
28-QĐ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2016)
Nhưng Bộ Chính trị dù chỉ
có 17 người do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, đã nhiều lần họp thảo luận và chấp
thuận các Văn kiện trước khi cho phép phổ biến lấy ý kiến.
Bốn Văn kiện, được được
phổ biên thu ý kiến từ 20/10 đến 10/11/2020, gồm:
1) Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng.
2) Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
3) Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
4) Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng
và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.
Nhưng, kinh nghiệm quá khứ
đã chứng minh, việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là hình thức dân chủ giả hiệu, vì đảng
không bào giờ chấp nhận những ý kiến trái chiều, chưa nói đến chống lại quan điểm
bảo thủ và giáo điều của Hội đồng lý luận Trung ương và Bộ Chính trị.
Bài viết này đặt trọng
phân tích về 2 Văn kiện quan trọng là Báo cáo chính trị và Xây dựng, chỉnh đốn
Đảng.
Trước hết, ông Nguyễn Phú
Trọng đã đặt cái cầy trước con trâu khi khẳng định: "Tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng,
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý
nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho
phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật
tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới",
ngày 31/08/2020)
Khăng khăng như thế vì
ông Trọng là người độc tài cầm quyền và độc tôn tư tưởng đã buộc người dân phải
chấp nhận Chủ nghĩa Cộng sản dù muốn hay không.
Vì vậy mà HĐLLTƯ đã khẳng
định phải: "Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Báo cáo Chính trị còn viết:
"Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với
thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.”
Nhưng thế nào là “thực tiễn
Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”? Định nghĩa mơ hồ “cả vú lấp miệng
em” này không mảy may phản ảnh một Việt Nam không cho phép người dân có tự do
tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí, bên cạnh tiếp tục phủ nhận các quyền
tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn và tư do biểu tình đã được quy định tron Hiến
pháp.
(Điều 25: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định.”)
Do đó, khi đảng tự khoác
cho mình cái áo “lãnh đạo đúng đắn” là đảng tự "vạch áo cho người xem
lưng" để phơi ra cái mặt trái của chế độ, vì hơn 30 năm qua, từ khi có Đổi
mới năm 1986, đã không thực hiện được lời hứa làm cho "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh".
Vậy mà Báo cáo chính trị
vẫn có thể ba hoa rằng: "Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới,
30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội…Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
như ngày nay.”
Tư tưởng xuống dốc
Vậy những tệ nạn sau đây,
không “của Đảng, do đảng và vì đảng” đã tạo ra thì ai vào đây?
Đứng đầu và quan trọng nhất
là vấn đề “suy thoái tư tưởng” trong cán bộ, đảng viên.
Báo cáo Chính trị viết:
"Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại
khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn
biến", "tự chuyển hoá.”
- “Tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, "lợi
ích nhóm", bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên chưa bị đẩy lùi.”
- "Một bộ phận
cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, còn hoài nghi, mơ hồ về mục
tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số
ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.”
- “Một bộ phận cán bộ,
đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển
hoá" trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Tự phê bình và phê bình ở
nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng
đầu chưa lan toả sâu rộng.”
Xây dựng-phát triển đảng hụt
hơi
- “Vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm;
không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ
nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức
và trách nhiệm trước nhân dân.”
- "Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn
hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi;
một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của
mình đối với nhiệm vụ được giao. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên còn thụ động, hiệu quả thấp.”
- Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức
cơ sở đảng còn thấp, nhất là việc tổ chức thực hiện nghị quyết và khả năng phát
hiện, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ
sở.”
- "Công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng,
đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn lúng túng, hạn chế;
công tác phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi có đông đồng
bào dân tộc thiểu số, tôn giáo còn nhiều khó khăn. Sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi
vẫn còn hình thức, sinh hoạt chuyên đề chưa được coi trọng, tính chiến đấu
trong tự phê bình và phê bình còn yếu.”
- Việc thi hành kỷ luật đảng
ở một số nơi chưa nghiêm, còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, có nơi còn né tránh.”
Tham nhũng vẫn thăng hoa
- "Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa
phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Việc phát hiện, xử lý tham
nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng,
lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu; tình trạng nhũng nhiễu,
tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi.”
- “Thể chế về quản lý kinh tế - xã hội góp phần
phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều bất cập; cơ chế kiểm soát quyền lực
đối với tổ chức và người có chức vụ, quyền hạn chưa đủ mạnh; việc kiểm soát tài
sản, thu nhập chưa chặt chẽ. Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn
nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.”
- “Công tác phòng, chống lãng phí chưa được chú trọng
đúng mức; quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi để xảy ra lãng
phí chưa đầy đủ, đồng bộ. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn
vong của Đảng và chế độ.”
Thêm vào đó, thêm lần nữa
đảng nhìn nhận: "Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt
gay gắt hơn”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
từng báo động từ năm 2017 rằng: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại,
nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên
thế giới; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch nhằm chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển
hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội vẫn còn có những diễn biến phức tạp.”
(Phát biểu tại Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Hà Nội ngày 14-12-2017.
)
An ninh - biển đông
Bước sang lĩnh vực an
ninh, vẹn toàn lãnh thổ, cà hai Văn kiện Báo cáo Chính trị và Xây dựng, chỉnh đốn
Đảng đều nhìn nhận: "Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo
diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hoà bình, ổn định, tự do, an ninh,
an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn
nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hoà bình, ổn định,
thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn.”
Nhưng có nước nào trong
khu vực đã và đang tranh chấp gay gắt và đe dọa trực tiếp Việt Nam ở Biển Đông
bằng nước đàn anh Trung Cộng mà đảng CSVN vẫn oang oang cái mồm tung hô “vừa là
đồng chí vừa là anh em”?
Văn kiện đảng đã không
dám động đến lỗ chân lông Bắc Kinh để chỉ đích danh, mà chỉ dám hô hoán khơi
khơi để lừa dân với tuyên bố ba phải:
- "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại
mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và
ổn định chính trị đất nước. Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề an ninh, an
toàn hàng hải, hàng không trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Cũng với giọng điệu mơ hồ,
chung chung, Văn kiện Đảng còn phô trương rằng:
- "Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng,
Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân là nòng cốt. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động
chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.”
Ngoài ra, đảng còn phải đối
phó với những tệ nạn khác như:
- “Tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực,
mâu thuẫn xã hội... chậm được khắc phục, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Giảm
nghèo chưa bền vững.”
- “Công tác quản lý, bảo đảm an toàn thông tin, an
ninh mạng còn hạn chế.”
- “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông
tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc
bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện,
tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời.”
Tái cơ cấu kinh tế
Bước qua lĩnh vực kinh tế,
Văn kiện đảng tái khẳng định tiếp tục "Thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”, những “còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ”.
Bởi vì, đảng nhìn nhận:
- "Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp,
giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỉ lệ nội địa
hoá thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế; tốc độ tăng
trưởng nông nghiệp chậm lại; chất lượng nhiều dịch vụ thấp."
Nhiều doanh nghiệp nhà nước
thực hiện tái cơ cấu và đổi mới cơ chế quản trị còn chậm; thoái vốn, cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước còn gặp vướng mắc cả về thể chế và tổ chức thực hiện;
hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp; tình trạng nợ, thua lỗ, lãng phí còn lớn.”
- "Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trong Chiến lược 2011 - 2020 và việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đề ra.”
Vì vậy, đảng CSVN đã cam
kết: "Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện nền kinh tế”, theo thứ
tự ưu tiên: "Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư. Cơ cấu lại, phát triển
lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất để huy động,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Cơ cấu lại thị trường tài chính - tiền tệ
đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Cơ cấu lại thu, chi ngân
sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công. Cơ cấu lại thị trường bất động sản, đất
đai, tài nguyên để đất, tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả
cao.”
Thêm vào đó, cũng sẽ tái
cơ cấu: "Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng tập
trung phát triển các lĩnh vực, các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, công nghệ
cao, giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh cao trong hội nhập quốc tế. Cơ cấu lại
hệ thống doanh nghiệp, phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh,
tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp
trong nước. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực then
chốt, quan trọng.”
Như vậy, xem ra sau 10
năm cầm quyền, Tổng Bí thư, Chủ nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thế Lãnh đạo 2
Khóa đảng XI và XII, kể cả Quân đội và lực lượng Công an vẫn còn nhiều vướng mắc
chưa khắc phục được, không khác gì đám Gà mắc giây thun. -/-
(10/020)
No comments:
Post a Comment