DCVOnline
| Tin Human Rights Watch
Posted on July 24, 2018 by editor
(GENEVA) — Trong một báo cáo trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc,
Human Rights Watch cho biết, chính phủ Việt Nam nên trả tự do cho tất cả các tù
nhân chính trị và giữ lời hứa tôn trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản
của con người.
Những
đề nghị trước đây của các nước thành viên của Liên Hợp Quốc bị Việt Nam
bỏ qua
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang đứng
trước một bức tượng Hồ Chí Minh trong đợi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei
Shoigu đến Hà Nội, Việt Nam ngày 23 tháng 1 năm 2018. Nguồn: © 2018 Reuters /
Kham
Human Rights Watch cho biết, Việt Nam sẽ báo cáo
trước Liên Hiệp Quốc trong kỳ họp thẩm định định kỳ (UPR) vào tháng 1 năm 2019.
Trong đợt thẩm định UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp nhận 182 trong số 227 khuyến
nghị từ các nước thành viên LHQ. Nhưng từ đó đến nay, chính phủ Việt Nam đã
không làm gì nhiều để tôn trọng cam kết của mình — và trong một số trường hợp
đã làm cho tình hình nhân quyền tồi tệ hơn. Phil Robertson, phó giám đốc châu Á
cho biết,
“Việt Nam dường như đang muốn giành danh hiệu là một
trong những chính phủ đàn áp nhất châu Á. Chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản
kiểm soát nghiền nát một cách hệ thống mọi thách thức đối với họ và trừng phạt
bất kỳ người hoặc nhóm nào mà họ coi là một mối đe dọa đối với sự độc quyền
tuyệt đối của đảng cộng sản về mặt quyền lực.”
Chính quyền Việt Nam thường sử dụng các quy định
được giải thích tùy tiện trong bộ luật hình sự và các luật khác để bỏ tù những
người hoạt động chính trị và tôn giáo hòa bình. Trong bảy tháng đầu năm 2018,
chính phủ CHXHCN Việt Nam đã kết án và bỏ tù ít nhất 27 blogger và những người
hoạt động nhân quyền theo các luật lệ lạm dụng khác nhau. Blogger nổi tiếng
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (biệt danh là Mẹ Nấm), đã bị kết án 10 năm tù vào tháng 6
năm 2017 vì vận động nhân quyền, đang tuyệt thực tại nhà tù số 5 ở tỉnh Thanh
Hóa để phản đối sự lăng mạ của cai tù.
Trong UPR 2014, Việt Nam đã chấp nhận các khuyến
nghị sửa đổi các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong bộ luật hình
sự và để đảm bảo nó tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm
2017, Quốc hội đã thông qua một tu chính luật hình sự đặt thêm trách nhiệm lớn
hơn cho các blogger và những người nhà hoạt động nhân quyền và những người hỗ
trợ họ. Trong số này có những điều khoản mới tội phạm hóa những hành động không
xác định trước khi phạm tội. Ví dụ, một điều khoản mới quy định rằng bất cứ ai
“hành động để chuẩn bị vi phạm tội này” đều phải có thể bị năm năm tù giam.
Robertson nói,
“Thay vì bãi bỏ hoặc cải cách nhiều luật lạm dụng
cho phù hợp với các khuyến nghị của LHQ, Việt Nam đã làm ngược lại bằng cách
sửa đổi chúng để áp dụng dễ dàng hơn. Giới lãnh đao ở Hà Nội đang làm nhục tiến
trình thẩm định của LHQ, và các quốc gia thành viên và đã đến lúc các quốc gia
thành viên phải buộc họ thực hiện những điều đã cam kết.”
Trong năm 2014, Việt Nam cũng chấp nhận các khuyến
nghị để đảm bảo quyền tự do báo chí và truy cập Internet. Vào tháng Sáu, Quốc
hội đã thông qua một luật bảo mật mạng quá rộng và mơ hồ, hạn chế quyền tự do
ngôn luận trên mạng.
Quyền tự do hội họp và lập hội cũng đã bị tấn công.
Những người hoạt động lao động độc lập như Hoàng Đức Bình và Trương Minh Đức đã
bị kết án nhiều năm tù giam. Những tên côn đồ đã tấn công vào nhà của người vận
động lao động và cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh trong vài đêm vào tháng
Sáu và tháng Bảy, và cảnh sát đã không can thiệp để ngăn chặn các cuộc tấn công
đó. Công an thường xuyên sử dụng vũ lực thái quá để giải tán các cuộc biểu tình
công khai.
Mới trong tháng sáu, William Anh Nguyễn, một công
dân Hoa Kỳ, đã bị bắt và dường như bị đánh đập cùng với những người khác vì đã
tham gia một cuộc biểu tình hòa bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 20
tháng 7, trong một phiên tòa kéo dài vài giờ, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh ra lệnh trục xuất ông ta ra khỏi Việt Nam ngay lập tức.
Trong bản báo cáo đệ trình lên UPR, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền (HRW) đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam về việc trả tự
do cho nững tù nhân chính trị và thực hiện các đổi mới luật pháp nhằm đảm bảo
quyền tự do ngôn luận, thông tin, hiệp hội, hội họp và tôn giáo và chấm dứt sự
tàn bạo của công an. Robertson nói tiếp,
“Từ lâu nay Việt Nam có lịch sử chà đạp quyền con
người trong khi đưa ra những lý do không đứng vững rằng họ làm đúng theo luật
định. Các nước tại Hội đồng Nhân quyền LHQ đã có bằng chứng trước mặt và nên
làm áp lực buộc Việt Nam phải chấm dứt những vi phạm nhân quyền nột cách có hệ
thống của họ.”
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng
lại bài từ DCVOnline.net
*
Nguồn: — Vietnam: Clean Up Abysmal Rights Record | Human Rights Watch
| Jul 23, 2018.
No comments:
Post a Comment