(Trải
nghiệm của một người trong cuộc)
Hoàng Hưng
22/07/2018
Tôi xin phép được chia sẻ với các nhà nghiên cứu có
mặt trong Hội thảo này một số trải nghiệm và vài điều rút ra từ đó của một
người trực tiếp tham dự vào việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam thông qua
truyền thông mạng trong vòng 15 năm lại đây.
Nhà văn Hoàng Hưng. Ảnh: Tác giả gửi tới
Có thể coi năm 2003 là cái mốc khởi đầu, khi tôi
tham gia viết bài trên mạng talawas.org của nhà văn Phạm Thị Hoài, sau đó công
khai đứng tên trong Ban Biên tập với tư cách BTV trong nước phụ trách mảng văn
hoá văn nghệ. Có thể nói, tuy ra đời sau diendan.org ở Paris, talawas.org
là mạng hải ngoại đầu tiên kết nối được nhiều cây bút trong nước, đó là nhờ lợi
thế của một Chủ biên có điểm xuất phát chưa xa từ trong nước, và do đó, có mối
quan hệ sâu rộng và quan điểm khá đồng nhất với những cây bút cấp tiến trong
nước. Hơn nữa, với bản chất một diễn đàn tự do về văn học và mở rộng ra các vấn
đề học thuật, các vấn đề văn hoá xã hội, trước khi dấn thân vào các vấn đề
chính trị, talawas.org dễ huy động những tiếng nói trong nước lâu nay bị “vòng
kim cô” siết chặt vẫn còn e dè với những cơ sở “có yếu tố nước ngoài” – cũng có
nghĩa là yếu tố rất dễ gây hoạ cho họ. Đã có cả một số nhân vật quan chức đang
tại vị xuất hiện trên diễn đàn này, như ông Chủ tịch Hội Nhà văn, bà Phó Trưởng
ban Văn hoá của Quốc hội, ông Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hoá của Đảng
Cộng sản…
talawas.org và cái đuôi của nó là talablog đã hoàn
thành sứ mệnh lịch sử sau 10 năm làm người “tiên khu” cho phong trào truyền
thông mạng trong nước. Phong trào này cũng đã trải qua 10 năm hình thành, phát
triển.
Tôi xin phép điểm lại bước đi của phong trào này qua
3 phương diện: Các blog, website; Facebook và hệ thống báo công dân; Các cuộc
“biểu tình” trên mạng.
1/ Các blog, website cá nhân và tập thể
Trong 10 năm qua, từ trong nước đã xuất hiện rất
nhiều blog, website cá nhân, tập thể hết sức đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực của
đời sống, thu hút lượng người theo dõi và người đọc rất lớn. Tất nhiên “câu
view” nhiều nhất vẫn là những loại blog ăn chơi nhảy múa, sex xiếc… nhưng trong
đó không ít blog, website cá nhân và tập thể mang tính phản biện về chính trị
xã hội, được quy về “lề trái” hoặc “lề dân”.
Tác động xã hội của nhiều blog, website loại này khá
lớn, đặc biệt là đến giới cán bộ đã về hưu và cả đang tại chức lâu nay vẫn… mơ
ngủ, nhất là khi chủ nhân những blog này là những người từng có vị trí trong hệ
thống chính thống. Chính điều đó làm nên mối lo thực sự của lãnh đạo đảng Cộng
sản, vì nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hoá” ngày càng mạnh trong nội bộ hệ
thống. Bởi thế, chính quyền đã kiên quyết xoá bỏ những blog, website trực diện
các vấn đề thời sự chính trị có lượng người đọc lớn, từ cách gây áp lực để chủ
nhân phải ngưng, cho đến cách cực đoan là bắt giam chủ nhân như Phạm Viết Đào,
Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già…
Cho đến nay, còn lại một số blog, website chưa bị
khủng bố đến mức phải tuyệt tích. Ngoài boxitvn là trang web ra đời từ kiến
nghị phản đối vụ khai thác bauxite, biến thành mạng phản biện của trí thức về
mọi mặt chính trị xã hội; trang vietnamthoibao với những phân tích, bình luận
bám sát những vấn đề thời sự và mới phát triển nghiệp vụ điều tra phỏng vấn
khiến nó đang dần dần trở thành một tờ báo thực sự; phần lớn còn lại là những
mạng chủ yếu thuộc lĩnh vực phổ biến tri thức chung, hay đi sâu về văn hoá,
nghệ thuật như vanviet.info, lichsuvn.net, luatkhoa.org, … và khá nhiều blog,
website của giới trẻ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, xã hội, môi trường,
kinh doanh, giải trí. Tác dụng “khai dân trí” (bao gồm quan trí, đảng trí) của
những trang mạng này theo con đường Phan Châu Trinh là rất căn cơ.
Nhận xét chung về những trang mạng “lề dân” hiện
hành có “đại bản doanh” trong nước là:
(1) Nội dung không liên quan trực tiếp đến chính trị
hoặc mang tính phản biện nhưng không đối đầu đến mức gay gắt với chính quyền.
(2) Có một Ban biên tập gồm những tên tuổi quen
thuộc trong giới trí thức, nhân sĩ.
(3) Có số cộng tác viên nước ngoài ngày càng tăng.
Thí dụ: Theo thống kê của vanviet, trang này có khoảng 150 tác giả ở nước
ngoài, chiếm một nửa số tác giả có mặt; vanviet đã hợp tác với báo Người Việt ở
Mỹ để xuất bản sách “40 năm Thơ Việt Hải ngoại”; bauxitevn có Ban phụ trách hỗn
hợp trong-ngoài nước… Đó chính là sự thể hiện “hoà hợp dân tộc” một cách cụ thể
và hiệu quả, không cần đến các khẩu hiệu suông của nhà nước Việt Nam, vì đó là
sự hoà hợp của những người Việt Tự do, không phân biệt trong - ngoài nước.
(4) Một số trang đã trở thành hình thức hoạt động
chủ yếu của những tổ chức xã hội dân sự mới ra đời như Ban vận động Văn đoàn
Độc lập Việt Nam với trang Văn Việt và Giải thưởng Văn Việt; Hội Nhà báo Độc
lập với trang Việt Nam Thời báo. Mới ra đời là trang “Lão mà chưa an” của nhóm
trí thức cao tuổi cùng tên.
(5) Đã có những trang mạng đứng đắn mà chủ biên là
người trẻ, có trình độ, có bạn đọc thuộc giới trẻ. Đó là điều rất đáng mừng, bổ
sung rất cần thiết cho những trang mạng “già” của “lề trái” có những hạn chế
rất rõ – thậm chí là những yếu tố lạc hậu về cách nhìn, phương pháp tiếp cận
thực tế và năng lực công nghệ thông tin.
2/ Hệ thống báo công dân
Hạn chế của loại hình blog, website là chúng ngày
càng bị ngăn chặn triệt để bởi “tường lửa” của an ninh Việt Nam. Từ chỗ chỉ
ngăn chặn một số trang mạng trực tiếp phản biện về chính trị, vài năm gần đây
“vạn lý hoả thành Việt Nam” đã chặn tất cả các trang không có giấy phép của Bộ
Thông tin truyền thông, trong đó có cả các đài phát thanh nước ngoài trước đây
không bị chặn như VOA, RFA, RFI, BBC…
Nhưng họ chưa chặn được Facebook. Theo một ước lượng
năm 2018, VN có khoảng 55 triệu (có nguồn tin nói tới 58 triệu) người có tài
khoản FB, tức là hầu hết số dân ở độ tuổi tích cực.
Đã xuất hiện khá nhiều fanpage mang tính chất như
một tờ báo tập thể thuộc nhiều lĩnh vực, có hàng vạn người tham gia. Rất nhiều
website, blog bị tường lửa đã mở tài khoản trên FB. Trong số đó có khoảng một
trăm nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền hoặc trí thức cấp tiến. Theo RFI, nhiều
Facebooker loại này có đến trên 100.000 «follower» (người theo dõi), có
facebooker thu hút số lượng người theo dõi tới trên 400.000. Đáng lưu ý là có
những nhà báo dùng FB để gửi gắm những ý kiến, những bài viết không thể đăng
trên tờ báo chính thống của mình.
Đã hình thành một thứ văn phong Facebook, nổi bật ở những
“chuột thủ ngàn like” như Huy Đức Oshin (San Hô), Tuấn Khanh, Lưu Trọng Văn… Ở
họ, ngoài tính ngắn gọn, tức thời, “đoản đao” là đặc điểm cần có của các status
FB, có sự hấp dẫn hoặc của thông tin độc, phát hiện scoop, hoặc của sự phân
tích sắc sảo, hoặc của cảm xúc dễ lây lan, hoặc kết hợp của những ưu điểm trên.
Quan trọng hơn, Facebook đã trở thành một hệ thống
báo công dân rất phong phú và đầy sức mạnh. Mỗi người có tài khoản FB là một
nhà báo, phát hiện và ghi nhận các thực tế từ khắp ngõ ngách trên đất nước, đưa
tin cực nhanh, phát tán rất rộng. Nhiều trường hợp “báo FB” đã lấn át báo chí
chính thống, thậm chí là nguồn cung cấp tin mà báo chí chính thống phải dựa
vào, là nguồn bằng chứng không thể bác bỏ, tố cáo kẻ ác, bênh vực người oan,
lật nhào nhiều kết luận áp đặt của các “cơ quan chức năng”.
Youtube cũng là một phương tiện truyền thông hữu
hiệu tương tự, có vai trò như một hệ thống Tivi công dân, tuy chưa sâu rộng như
Facebook, nhưng mầm mống đã hình thành với những Youtuber thu hút đông người
xem như ca sĩ Mai Khôi, người vừa đoạt Giải Nhân quyền Vaclav Havel năm 2018,
Kênh CHTV (Chấn Hưng Tivi) ở Hà Nội. Trong tương lai, loại hình Tivi công dân
chắc chắn sẽ ngày càng phát triển.
3/ Các cuộc “biểu tình” trên mạng
Có thể coi cuộc đầu tiên là vào đầu năm 2008, đó là
cuộc phản đối việc thu hồi tập “Thơ Trần Dần”. An ninh Việt Nam thực sự bất ngờ
với hình thức thu thập chữ ký qua thư điện tử, không kịp trở tay. Chỉ trong 3
ngày, kiến nghị thu được gần 150 chữ ký trong-ngoài nước, có những tên tuổi
quan trọng, và Cục Xuất bản lập tức phải thu hồi lệnh thu hồi.
Tiếp theo, là Thỉnh nguyện thư về vụ giải tán, xua
đuổi 400 tu sinh tu viện Bát Nhã, năm 2009, nhờ mạng thư điện tử và 3 website
talawas, diendan và boxitvn, đã thu được trên 400 chữ ký trong-ngoài nước, có
tác động đáng kể vào việc đối xử của nhà nước Việt Nam với các tu sinh và Tu
viện Làng Mai sau đó.
Bước tiến lớn là vụ kiến nghị phản đối khai thác
bauxite Tây Nguyên (2009), thu được hàng ngàn chữ ký, tuy không ngăn cản được
nhưng cũng khiến nhà cầm quyền phải cân nhắc hạn chế kế hoạch khai thác. Sự
đúng đắn của kiến nghị đến nay đã được minh chứng.
Một số kiến nghị khác có tác động đáng kể với nhà
cầm quyền như kiến nghị trả tự do cho nữ sinh viên Phương Uyên, cho nhà văn
blogger Nguyễn Quang Lập, Tuyên bố về vụ Formosa…
Song, tác động quan trọng nhất của những kiến nghị,
tuyên bố này là: góp phần lớn vào việc “đề tỉnh quốc dân”, phá vỡ nóc vòm mộ
độc quyền tuyên truyền nhồi sọ của nhà nước. Từ buổi đầu chỉ có một số nhỏ trí
thức có đầu óc tự do và lòng can đảm, ngày càng có đông người tham gia ký tên,
trong số đó không ít người từng suy nghĩ và phát biểu tiêu cực “có tác dụng gì
đâu, ai thèm nghe…”. Từ chỗ chỉ lan truyền trong giới quen thuộc với mạng, đã
lan toả đến người dân thường, người dân quê (như Tuyên bố về vụ cướp đất Văn
Giang đã được in ra truyền đến hàng trăm gia đình nông dân ký tên trên giấy).
Từ “biểu tình” về những vấn đề thiết thực, cụ thể với người dân như đất đai,
môi trường, đến “biểu tình” về các vấn đề chính trị lớn lao như phản đối Giàn
khoan của Tàu Cộng, góp ý sửa đổi Hiến pháp (bản Kiến nghị 72 do 72 nhân sĩ
khởi xướng đã thu được con số chữ ký lớn nhất từ trước đến nay, khoảng 15.000).
Nói theo ngôn ngữ Cộng sản, đó là quá trình “từ tự phát đến tự giác”.
Vài năm gần đây, ta chứng kiến sự sụt giảm về con số
ký tên các kiến nghị, tuyên bố do các nhóm hay cá nhân khởi xướng theo kiểu thủ
công (tập họp chữ ký qua email thân hữu, qua các blog và website). Thay vào đó
là các kiến nghị tập họp chữ ký tự động như change.org. Kiến nghị gửi Tổng
thống Obama đề nghị can thiệp với nhà nước VN về vụ Formosa, thu được tới
100.000 chữ ký, Tuyên bố phản đối Luật An ninh mạng mới đây tính có gần 70.000
chữ ký. Hạn chế của loại hình kiến nghị này là chỉ người biết tiếng Anh có thể
thao tác, và ít tác động trực tiếp tới chính quyền VN do không lan toả đến đông
đảo dân thường và không nêu bật được tên tuổi những người có uy tín xã hội có
thể khiến chính quyền e nể.
Việc phổ biến rộng khắp mạng xã hội đã khiến các
cuộc “biểu tình trên mạng” lan rộng khắp cộng đồng dân chúng. Sự chia sẻ các ý
kiến phản biện, nhất là các dòng cảm xúc, phản ứng ngắn gọn trên FB đã trở
thành một kiểu “biểu tình” tập họp hàng vạn người một cách mau lẹ và hiệu quả,
có lẽ cũng bất ngờ với các “cơ quan chức năng” như 10 năm trước họ bất ngờ với
những kiến nghị lần đầu truyền qua email và các website.
Và có thể nói, chính các cuộc “biểu tình trên mạng”
đã đưa tới “biểu tình trên đường”. Cuộc biểu tình phản đối giàn khoan Tàu Cộng
năm 2014 có thể coi là cuộc đầu tiên khởi nguồn từ mạng xã hội. Đến năm 2015,
Tuyên bố trên mạng về Tội ác đầu độc biển của Formosa đã khiến chính quyền lo
sợ, phải đưa cả hình ảnh tên tuổi những người mà họ coi là khởi xướng lên tivi
để cảnh cáo.
Ngoạn mục nhất là vụ phản đối Luật Đặc khu và Luật
An ninh mạng vừa qua. Suốt mươi ngày trước, FB tràn ngập những bài phản biện
phân tích sắc sảo thuyết phục của các chuyên gia về hai Dự luật, những Tuyên
bố, Thư ngỏ, Kiến nghị… lấy được chữ ký của hàng ngàn người theo cách “thủ
công” truyền thống và hàng chục ngàn người trên change.org. Lần đầu tiên FB hầu
như không còn chỗ cho những status “ăn chơi nhảy múa” khoe “hàng”, khoe mèo
khoe váy… Và lần đầu tiên, ta nghe được tiếng nói trung thực, mạnh dạn của
không ít quan chức, trí thức, văn nghệ sĩ lâu nay gắn bó với chính quyền, lần
đầu tiên có những hội đoàn chính thống cất lời ngược với chủ trương của “Đảng
ta”.
Những thông tin và tri thức đúng đắn ấy đã lan
truyền khắp dân chúng, vô hiệu hoá hoàn toàn mạng lưới tuyên truyền lừa bịp dày
đặc! FB đã trở thành quảng trường vĩ đại không thể ngăn chặn cho các cuộc biểu
tình quần chúng trong thời đại 4.0! Cũng có thể nói chính nó là tác nhân chủ
yếu dẫn đến cuộc Tổng Biểu tình toàn quốc lớn nhất kể từ sau 1975 trong những
ngày tháng 6 năm 2018.
Có thể coi đây là bước ngoặt trong nhận thức chính
trị của công dân Việt Nam: Sau vụ “Luật Đặc khu” và An ninh mạng, trên đất nước
này, khó ai còn có thể mở miệng nói “mọi việc đã có Đảng, nhà nước lo”, khó ai
có thể ngủ yên trên “giường chiếu hẹp” với “giấc mơ con” của riêng mình.
Cũng chính vì biết rõ điều ấy, người ta cố kết thông
qua Luật An Ninh mạng, với những điều khoản trắng trợn bóp nghẹt tự do thông
tin, bất chấp mối nguy sụt giảm khoảng 1,5 % tổng thu nhập quốc dân nếu được
thực hiện, bất chấp sự tẩy chay của giới đầu tư quốc tế và những cam kết thương
mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết!
Tình hình mới nhất được giới phản biện trên FB chia
sẻ là đã có tình trạng FB Việt nam gỡ bỏ một số bài viết “nhạy cảm” theo quan
điểm nhà cầm quyền, cho thấy nguy cơ nhà kinh doanh sẵn sàng thoả hiệp với
chính quyền để đảm bảo lợi ích của mình. Một lời kêu gọi chuyển mạng xã hội để
duy trì hiệu quả phản biện đã được đưa ra.
*
Để kết thúc, xin phép chia sẻ một trải nghiệm gần
nhất về vai trò của truyền thông mạng.
Trong chuyến đi thăm Cụ Kình và nông dân xã Đồng
Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội tháng 5 vừa qua, nhóm trí thức chúng tôi
được chứng kiến cuộc phối hợp tác chiến tuyệt vời của dân Đồng Tâm để phá vỡ
mưu hèn kế bẩn nhằm sách nhiễu chúng tôi, từ đó ngăn chặn những người ủng hộ bà
con Đồng Tâm, cô lập người dân Đồng Tâm. Gian kế nguỵ tạo một vụ va chạm giao
thông đã bị vô hiệu hoá ngay từ phút đầu với những clip video quay tại chỗ bằng
điện thoại thông minh của dân Đồng Tâm và phát tán lên FB, lên Youtube ngay lập
tức với gần trăm ngàn người xem! Kết quả là lực lượng Công An mất hơn 6 tiếng
loay hoay không biết đối phó ra sao với hàng vạn người phản đối trên mạng và
hàng trăm người dân kéo đến trụ sở Uỷ ban Xã đòi trả tự do cho chúng tôi!
Tất nhiên, ai cũng thấy là vai trò và tác động của
truyền thông mạng đối với qúa trình dân chủ hoá Việt Nam còn rất khiêm tốn và
chậm chạp, không như kỳ vọng của tất cả chúng ta. Nguyên nhân chính ai cũng
thấy được là sự thiếu tổ chức, mà nguyên nhân của nguyên nhân cũng rất dễ hiểu là
quyết tâm sắt đá của một chính quyền toàn trị sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp để
bóp chết mọi sự tập họp từ trong trứng. Cũng xin chưa đề cập ở đây mặt trái của
truyền thông mạng, trong đó có fake news do cả hai phía chống Cộng cực đoan lẫn
dư luận viên “AK 47” tạo ra nhằm mục đích khác nhau, nhưng đều gây nhiễu, tác
động khá tiêu cực đến sự giác ngộ chính trị đúng đắn của đại chúng.
Tự nhận là một “người trong cuộc”, nhưng tôi nghĩ
chẳng có người Việt Nam nào là “người ngoài cuộc” đối với công cuộc dân chủ hoá
gian nan của đất nước, ai cũng “trong cuộc” với cách hành xử phù hợp vị thế địa
lý và tâm lý của mình. Và các bạn ở ngoài nước đang rất dễ dàng làm “người
trong cuộc” với sự liên kết trực tiếp trên mạng hiện nay.
Tự do của truyền thông mạng là yếu tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của xã hội dân sự Việt Nam. Và như thế, vô hiệu hoá những
qui định bịt miệng dân, chặn chia sẻ thông tin của Luật An ninh mạng vừa được
Quốc hội Việt Nam thông qua có lẽ là công việc lớn trước mắt, cần đến sự tập
trung trí tuệ của giới khoa học công nghệ người Việt toàn cầu.
Tháng 6/2018
H.H.
Tác giả gửi BVN
----------------------------
Saturday, 21 July 2018
Tháng 6/2013, khi còn là tù nhân lương tâm, ông Cù
Huy Hà Vũ tuyệt thực ở trại giam số 5 (Thanh Hoá). Chưa đầy một tháng sau, đến
lượt blogger Điếu Cày tuyệt thực ở trại Thanh Chương (Nghệ An). Trong cả hai
vụ, cách hành xử của đám cán bộ, công an, quản giáo nhà sản đều hệt như nhau:
Một mặt, chúng cho đàn dư luận viên rống lên trên
các trang mạng, thậm chí cả trên tivi, rằng làm gì có chuyện ấy, có ai tuyệt
thực đâu. Ví dụ như một tay bác sĩ kiêm công an ở trại giam số 6 từng nói Điếu
Cày vẫn "ăn uống bình thường", "vui tươi" và được "ở
một phòng rộng mênh mông, có tivi, có đầy đủ các loại” ngay cả trong thời điểm
ông Điếu Cày tuyệt thực đã đến hồi nguy hiểm cho tính mạng.
Mặt khác, chúng đặt máy quay lén những người tù nhân
lương tâm này trong phòng giam, rình rình để chỉ chờ lúc họ kiệt sức quá, buộc
phải ăn trở lại, hoặc sơ hở chạm tay vào túi đồ ăn thôi chẳng hạn, là sẽ tranh
thủ “làm truyền thông” ngay. Tức là sẽ hú lên rằng họ “ăn lại rồi, tưởng thi
gan tuyệt thực thế nào”, hoặc “vẫn ăn đầy đủ, đâu có nhịn”, hoặc tệ nhất là “đói
quá ăn vụng rồi”…
Chúng gọi đó là “làm truyền thông”. Công an cũng làm
truyền thông cơ đấy.
--------------------------
Monday, 24 October 2016
Ngày 10/10, đông đảo facebooker sôi sục với sự kiện
blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) bị bắt. Suốt mấy ngày, facebook tràn
ngập ảnh Mẹ Nấm và những lời bình luận, chia sẻ về vụ việc.
Đêm 14/10, thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ bất ngờ, kết hợp với mưa lớn từ trước đó, gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho hàng chục nghìn người dân không kịp trở tay. Cộng đồng mạng lại sôi lên phẫn nộ với những nhà máy thủy điện xả lũ giết dân.
Đêm 14/10, thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ bất ngờ, kết hợp với mưa lớn từ trước đó, gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho hàng chục nghìn người dân không kịp trở tay. Cộng đồng mạng lại sôi lên phẫn nộ với những nhà máy thủy điện xả lũ giết dân.
Tiếp sau đó, ồn ào một chút với việc sáng 18/10,
giáo dân ở Phú Yên cùng linh mục Đặng Hữu Nam đến Tòa án huyện Kỳ Anh nộp đơn
khởi kiện tập đoàn Formosa và bị taxi Mai Linh từ chối chuyên chở. Cùng lúc ấy
là chuyện MC Phan Anh quyên góp được 10 tỷ đồng cứu trợ đồng bào lũ lụt chỉ sau
chưa đầy 24 giờ kêu gọi (từ 17 đến sáng 18/10).
Ngay sau đó, cộng đồng mạng chuyển qua chiến dịch
tẩy chay hai doanh nghiệp, taxi Mai Linh và tập đoàn nước chấm Masan. Đồng
thời, phẫn nộ về vụ hai hành khách côn đồ Trần Dương Tùng và Đào Vịnh Thuấn
hành hung một nữ nhân viên hàng không trên sân bay Nội Bài.
----------------------------------
Saturday, 27 December 2014
Wednesday, 4 December 2013
No comments:
Post a Comment