Nguyễn Hùng - VOA Vietnamese
13/07/2018
Vừa
tới Anh hôm 12/7, ông Trump đã xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại
chúng lớn vì lý do có phần khác sự hiện diện của chính ông tại nơi mẹ ông ra
đời.
Trước
khi rời Brussels tới London, ông Trump đã bỏ gần nửa tiếng trả lời phỏng vấn báo
lá cải The Sun của
Anh trong đó ông chê cách ly dị EU của Thủ tướng Theresa May. Ông nói bà May đã
không nghe ông và chọn một mối quan hệ gần gũi với EU tới mức mà Hoa Kỳ sẽ thà
đàm phán thương mại với EU thay vì với Anh vì Anh lệ thuộc vào EU quá nhiều nếu
cứ ly dị theo cách hiện nay.
Ông Trump và bà Thủ
Tướng May tại nhà nghỉ mát của Thủ Tướng Anh ở Ellesborough.
Những
người phản đối ông Trump nói ông thật vô lối vì chưa tới nhà người ta đã chê
chủ nhà và thậm chí còn nói đối thủ của bà May, ông Boris Johnson sẽ là “thủ
tướng tuyệt vời” trong khi ông Johnson vừa từ chức ngoại trưởng để phản đối
cách chia tay EU của bà May. Ông Johnson có vẻ cùng quan điểm với Tổng thống
Trump khi nói rằng Anh sẽ là “thuộc địa” của EU nếu vẫn chịu tuân theo những
quy định của EU về trao đổi mậu dịch liên quan tới xuất nhập khẩu với EU.
Nhưng
nhiều người cũng ủng hộ ông Trump đã nói thẳng những gì ông nghĩ và nói Anh cần
cân nhắc để có hiệp định thương mại riêng với Hoa Kỳ vì hiện nay Anh đang xuất
siêu sang Hoa Kỳ nhưng lại nhập siêu từ EU.
Cuộc
ly dị Anh – EU sẽ phải kết thúc vào tháng 3/2019 nhưng hiện giờ hai bên vẫn
chưa thể đồng ý quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ ra sao. Nếu nhìn vào cách
hai bên ly dị người ta có thể nói ly dị có lẽ đúng vì hai đối tác tốt sẽ biết
cách để có cuộc ly dị êm ả. Nhưng EU muốn dạy cho Anh một bài học để các nước
khác trong EU noi gương để đừng dám rời EU kể cả nếu người dân có muốn. Hầu hết
các chính trị gia Anh và đa số dân biểu trong Hạ viện cũng đều muốn ở lại EU,
trái với kết quả trưng cầu dân ý, nên họ đang buộc phải làm điều mà bản thân họ
không muốn.
Một
số nhà phân tích trong đó có ông Larry Elliot đã
chỉ ra rằng Anh
nhập khẩu từ EU nhiều hơn so với xuất khẩu vào thị trường này kể từ năm 1999 và
thâm hụt thương mại với EU tăng từ hơn 40 tỷ bảng Anh hồi năm 2012 tới 80 tỷ
bảng Anh vào năm 2016, thời điểm cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.
Trong
khi đó Anh có thặng dư thương mại từ buôn bán với phần còn lại của thế giới
trong đó có Hoa Kỳ với giá trị xuất siêu từ chưa tới 10 tỷ bảng hồi năm 2012
tới gần 40 tỷ bảng trong năm 2016.
Nhà
bình luận Larry Elliott cũng nói thị trường chung châu Âu chủ yếu đảm bảo tự do
thương mại cho hàng hoá trong khi đó dịch vụ mới là thế mạnh của Anh.
Tổng
thống Trump rõ ràng muốn Anh cứng rắn hơn trong đàm phán với EU và sẵn sàng rời
bàn đàm phán nếu thấy đối thủ muốn được lợi quá nhiều. Ông Trump rõ ràng đã rất
rắn khi đàm phán với các nhà lãnh đạo NATO hồi đầu tuần này và ông có vẻ hài
lòng vì đã buộc các nước EU phải chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và tiến gần
về mức chi 4% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng của Hoa Kỳ. Nhưng cũng như
Hoa Kỳ, người dân Anh đang chia rẽ. Nhiều người muốn bà May cứng rắn với EU
nhưng không ít người lại muốn bà cứng rắn với ông Trump. Nếu số nước xã hội chủ
nghĩa vẫn còn nhiều như trước hẳn người ta sẽ thấy tít báo ‘Tư bản rối bời và
cơ hội của chúng ta’. Còn ông Trump lại có ý nói Hoa Kỳ không muốn là ‘Liên Xô’
đối với các đàn em tư bản.
----------------------------------
Minh Anh – RFI
Đăng
ngày 13-07-2018
Thượng đỉnh Liên Minh
Bắc Đại Tây Dương họp tại Bruxelles trong một ngày rưỡi và kết thúc hôm qua,
12/07/2018. Trong cuộc họp, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đòi các nước đồng
minh phải tăng ngân sách quốc phòng và sau đó ông tỏ thái độ hoan hỉ là đã thành
công trong việc buộc các nước phải cam kết thực hiện mục tiêu 2%.
Theo
thông tín viên RFI Quentin Dickinson, tại Bruxelles, thực ra, các đồng minh
trong NATO bắt đầu thực hiện mục tiêu này từ lâu nay.
« Điều
mà người ta có thể ghi nhận tại cuộc họp thượng đỉnh NATO chịu nhiều xáo động
này là việc Donald Trump đơn phương chiếm lĩnh tuyến đầu diễn đàn trong một
ngày rưỡi. Nguyên thủ Hoa Kỳ đã thực hiện màn kịch ít ngẫu hứng hơn như người
ta tưởng.
Màn
một, đó là sự hành hạ, chỉ trích : 28 thành viên NATO đã không đóng góp đủ cho
ngân sách quốc phòng. Kịch tính tiếp diễn : Nếu không có các cam kết theo hướng
tăng ngân sách quốc phòng thì Hoa Kỳ có thể hành động một mình, nhưng người ta
không rõ nội dung và hệ quả của quyết định này sẽ ra sao.
Màn
tiếp theo : các đồng minh châu Âu và Canada cho biết sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ
chi cho ngân sách quốc phòng của họ.
Kết
thúc màn kịch : Donald Trump hoan hỉ thông báo với toàn thế giới là ông đã giải
quyết được vấn đề tăng ngân sách quốc phòng.
Thế
nhưng, thực tế không hẳn là như vậy. Mục tiêu của mỗi thành viên NATO là chi
cho quốc phòng một khoản tương đương 2% tổng sản phẩm nội địa. Mục tiêu này đã
được đề ra từ 50 năm nay và trở thành bắt buộc đối với thành viên nhân thượng
đỉnh tại Newport, xứ Galles năm 2014. Tại hội nghị đó, các thành viên NATO đề
ra hạn định là thực hiện mục tiêu 2% trong vòng 10 năm, và làm thay đổi xu
hướng giảm ngân sách quốc phòng khởi đầu từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
Tuy
vậy, tổng thống Trump tạo cảm giác là ông đã phải xông xáo, nỗ lực thuyết phục
các đồng minh thực hiện cam kết, trong lúc một phần lớn cam kết này đang trong
quá trình được thực hiện».
No comments:
Post a Comment