Tú Anh - RFI
Thứ
Năm, ngày 12 tháng 7 năm 2018
Ngoại trưởng Mỹ vừa
kết thúc chuyến thăm Bắc Triều Tiên lần thứ ba trong vòng ba tháng, từ ngày 06
đến ngày 08/07/2018 để đàm phán một lịch trình phi hạt nhân hóa. Vào lúc Bình
Nhưỡng bị tố cáo gia tăng nhịp độ tinh lọc uranium, Mỹ và Hàn Quốc dường như
vẫn tin rằng Kim Jong Un có thực tâm muốn từ bỏ vũ khí chiến lược như đã tuyên
bố tại thượng đỉnh Singapore. Mediapart, nhật báo mạng có uy tín tại Pháp, tìm
hiểu cuộc đấu trí Mỹ-Triều qua bài Bình Nhưỡng và Washington gây sức ép lẫn
nhau.
«
Lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên tiếp tục được duy trì cho đến khi hoàn tất phi
hạt nhân hóa ». « Mỹ chơi trò 'gangster', đòi hỏi như ăn cướp không thể chấp
nhận được ».
Đó là tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và phản ứng đáp trả của Bắc
Triều Tiên sau hai ngày thương lượng tại Bình Nhưỡng.
Không
rõ cựu giám đốc tình báo CIA đã thảo luận với tướng Kim Yong Chol, cánh tay mặt
của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, một lịch trình phi hạt nhân hóa như thế nào mà ông
mô tả là « quan trọng » nhưng rõ ràng là Bắc Triều Tiên rất
bất bình. Đúng ra, trong giai đoạn một, Bình Nhưỡng phải công bố danh mục vũ
khí cùng danh sách địa điểm sản xuất bom là tên lửa đạn đạo.
Những
thông tin đáng ngại
Theo
giới phân tích, đợt thương lượng đầu tiên mở ra với nhiều điềm xấu, gây e ngại.
Một
tuần trước khi ngoại trưởng Mỹ lên đường sang Bình Nhưỡng , một loạt sự kiện
mật được tiết lộ làm dậy lên mối nghi ngờ lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un
không giữ lời hứa với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore ngày 12/06/2018.
Trước
tiên, đài NBC trích dẫn các nguồn tin tình báo cho biết gần đây, Bắc Triều Tiên
đã gia tăng tinh lọc uranium có độ phóng xạ cao tại nhiều nhà máy ly tâm bí mật
: Bình Nhưỡng đang thực hiện ngụy kế che dấu Mỹ về vấn đề số lượng vũ khí, tên
lửa và địa điểm chế tạo.
Một
vấn đề gây lo ngại nữa là một trong những nhà máy chế tạo tên lửa, nằm ở
Hamhung, bờ biển đông của Bắc Triều Tiên đã được nâng cấp, mở rộng thêm trong
hai tháng Năm và Sáu. Hình ảnh vệ tinh được báo Mỹ Wall Street Journal công bố
ngày Chủ nhật 01 tháng 07.
Công
trình nâng cấp này được tiến hành ngay vào lúc Mỹ và Bắc Triều Tiên tăng tốc
đàm phán tổ chức thượng đỉnh Singapore. Nhà máy Hamhung sản xuất đầu đạn có khả
năng bay lên thượng tầng khí quyển và quay trở lại mà không bị bốc cháy.
Hamhung
cũng là nơi chế tạo động cơ tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn, lợi hại hơn
nhiên liệu lỏng vì khó phát hiện hơn. Theo chuyên gia David Schmerler, sự kiện
nhà máy chế tạo tên lửa Hamhung được cải tiến chứng tỏ « Kim Jong Un
dường như không có ý định từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo ».
Vài
ngày trước, hình ảnh vệ tinh của nhóm nghiên cứu Mỹ « 38th North » (
Bắc Vĩ tuyến 38) cho thấy Bắc Triều Tiên sửa sang trung tâm hạt nhân Yongbyon
với một lò phản ứng 5 mégawatt đã được cải thiện, nhà máy phản ứng nước nhẹ đã
hoàn tất và « hoạt động làm giàu uranium tiếp diễn ».
Các
chuyên gia của nhóm 38th North còn ghi nhận là « các kỹ sư hạt nhân của
Bắc Triều Tiên vẫn làm việc như thông lệ cho đến khi nào Bình Nhưỡng ra chỉ thị
ngưng lại ». Lệnh này chưa bao giờ được ban hành, trái với tuyên bố đắc thắng
của tổng thống Donald Trump trên Air Force One từ Sinagpore về nước : «
Mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã biến mất ».
Cho
đến nay, Bắc Triều Tiên chỉ có một vài tiến bộ duy nhất là ngưng thử hạt nhân
và phóng tên lửa, phá ngõ vào bốn con đường hầm ở trung tâm thử nghiệm
Punggye-ri hồi tháng Tư và giảm nhẹ tuyên truyền bài Mỹ.
Thế
mà Washington và Seoul tiếp tục « tin rằng » chế độ Bắc Triều
Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí răn đe chiến lược.
Kim
ngại nhân quả
Nhà
báo Frédéric Ojardias, thông tín viên của RFI và của báo mạng Mediapart nằm tại
Seoul ghi nhận, trước tiên đây là quan điểm công khai của Moon Chung In, cố vấn
của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Trong
một cuộc họp báo tại Seoul, cố vấn tổng thống giải thích : « Điều
thuyết phục được tôi là trong cuộc đối thoại riêng với tổng thống Nam Hàn Moon
Jae In trên chiếc cầu biên giới, Kim Jong Un nói rằng nếu chúng tôi đối thoại
thường xuyên với Mỹ, nếu chúng tôi ký một hiệp định bất tương xâm với Mỹ thì
tại sao chúng tôi lại tìm cách trang bị vũ khí hạt nhân để chịu hậu quả khổ đau
? Đây là lần đầu tiên Kim Jong Un liên kết nhân quả giữa bom hạt nhân và thống
khổ ».
Người
đưa ra nhận xét này là một nhân vật tham mưu dạn dày kinh nghiệm. Trước khi
được mời làm cố vấn cho tổng thống Moon Jae In, ông Moon Chung In là một trong
những kiến trúc sư xây dựng chính sách « Vầng Thái Dương » của
cố tổng thống Kim Dae Jung, mở rộng vòng tay hòa bình với Kim Jong Il, thân phụ
của Kim Jong Un vào đầu thập niên 2000.
Cố
vấn tổng thống Hàn Quốc lưu ý một sự kiện cho phép suy đoán Bắc Triều Tiên thật
tâm hòa giải, đó là ba lần gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vòng ba
tháng : « Chính Kim Jong Un xin gặp. Tập Cận Bình sẽ không bao giờ tiếp
nếu ông ấy không tin chắc là Kim Jong Un thật tâm muốn bỏ vũ khí hạt nhân ».
Nhờ
có nhiều sĩ quan tình báo Trung Quốc từng theo học tại đại học Kim Nhật Thành,
nên Bắc Kinh có một mạng lưới gián điệp tại Bắc Triều Tiên hiệu quả hơn Mỹ, và
biết Bình Nhưỡng muốn gì.
«
Kim Jong Un muốn noi gương Đặng Tiểu Bình, tập trung phát triển kinh tế và khởi
đầu bằng lãnh vực nông nghiệp » như Trung Quốc đầu thập niên
1980, theo phân tích của cố vấn tổng thống Hàn Quốc.
Nồi
cơm trước đã
Quan
điểm tin vào thiện chí của Bình Nhưỡng của cố vấn Moon Chung Jae cũng được
nhiều người chia sẻ.
Gregory
Treverton, cựu tổng giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia NIC giải thích : «
Trong 20 năm qua, tình báo Mỹ nghĩ rằng chế độ Bắc Triều Tiên không bao giờ từ
bỏ vũ khí hạt nhân, được xem là một loại bảo hiểm sinh mạng. Nhưng giờ đây cần
phải xem lại giá trị của xác tín này. Kim Jong Un đã bổ túc được chương trình
hạt nhân của cha và bây giờ muốn thụ hưởng thành quả ».
Theo
cựu trùm gián điệp Mỹ Gregory Treverton, lập luận có cơ sở nhất hiện giờ
là « Bắc Triều Tiên tập trung cải cách kinh tế. Kim Jong Un muốn nắm
quyền trong 30 năm hay 40 năm nữa, và vì thế không muốn chế độ bị tẩy chay
trong suốt thời gian này ».
Cũng
cùng xu hướng tin vào « thực tâm phát triển kinh tế » của Bình
Nhưỡng , Cheong Seong Chang, chuyên gia Hàn Quốc thuộc viện nghiên cứu Sejong, am
tường chính trị Bắc Triều Tiên giải thích với nhà báo Pháp Frédéric Ojardias
như sau : « Trong năm nay, Kim Jong Un chưa bao giờ chính thức đi thăm
một đơn vị quân đội, trái với nhịp độ thường xuyên của các năm trước đây. Trước
thượng đỉnh Singapore, Kim cách chức ba tướng lĩnh đầu não của guồng máy quân
sự ».
Cheong
Seong Chang xác quyết là Bắc Triều Tiên khao khát được giảm nhẹ trừng phạt, bởi
vì tình hình kinh tế suy thoái nghiêm trọng trong năm nay. Do thiếu ngoại tệ,
lương của các nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán bị cắt giảm 30%. Bắc Triều
Tiên cần một thỏa hiệp với thế giới bên ngoài.
Bản
tin của KCNA ngày 10/07/2018 loan báo chủ tịch Kim Jong Un « đi thanh
tra một nông trại ở huyện Samjiyon, sát biên giới Trung Quốc». Bức ảnh
chụp lãnh đạo Bắc Triều Tiên mặc bộ quần áo toàn trắng ngồi trong một nông trại
trồng khoai tây, chỉ thị « xây thêm khu giáo dục, khu gia cư, khu công
nghiệp, khu thể thao, khu văn hóa, dịch vụ thương mại, khu du lịch … ».Kim
dặn dò là không được làm hại cây rừng. Phải chăng đây là tín hiệu phúc đáp đề
nghị hợp tác nông nghiệp và lâm nghiệp của Hàn Quốc ?
Hư
hư thực thực
Dù
đúng hay sai, những suy đoán tin tưởng chế độ Bình Nhưỡng có thực tâm giải trừ
hạt nhân, phần nào là nguồn cội của chính sách thân thiện của Seoul đối với Kim
Jong Un.
Từ
đầu năm nay và nhất là trong những tuần lễ gần đây, Hàn Quốc gia tăng các cuộc
tiếp xúc đàm phán với Bình Nhưỡng, thực hiện nhiều đề án chung từ nâng cấp
đường xe lửa liên Triều cho đến hợp tác lâm nghiệp…
Phía
Mỹ, từ tổng thống Donald Trump cho đến ngoại trưởng Mike Pompeo luôn tuyên bố
tiến trình « phi hạt nhân hóa đã được khởi động ».
Trong
khi đó, phe hoài nghi cũng đông đảo không kém, với những lập luận cũng đáng tin
cậy.
Cụ
thể là tại Hoa Kỳ. Nhiều tin tình báo « rò rỉ » trước chuyến
đi Bình Nhưỡng của ngoại trưởng Mike Pompeo, có thể xem là một hình thức gây
sức ép với tổng thống Donald Trump, để Nhà Trắng không nhượng bộ Bắc Triều Tiên
một cách thiếu tính toán.
Tại
Hàn Quốc cũng có nhiều tiếng nói cảnh báo. Andrei Lankov, chuyên gia đại học
Quốc Dân ở Seoul lưu ý : « Bắc Triều Tiên không bao giờ từ bỏ vũ khí
hạt nhân. Thật là điều lạ thường khi những bộ óc sáng suốt lại có thể hoài nghi
một thực tế địa chính trị : chế độ Bắc Triều Tiên thành thật tin rằng sẽ bị
tiêu diệt nếu không có vũ khí hạt nhân »
Khỏi
nói, phe bảo thủ Hàn Quốc xỉ vả Donald Trump không tiếc lời, từ khi Washington
tuyên bố ngưng một số cuộc tập trận chung với đồng minh Hàn Quốc. Phải nhìn
nhận rằng Hàn Quốc từng « nghe » những tuyên bố lạc quan tương
tự trước khi « thấy » thực tế không đúng như thế.
Chính
xác là vào năm 2005, bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, sau khi gặp lãnh đạo Kim
Jong Il (Kim Chính Nhật) ở Bình Nhưỡng trở về Seoul tuyên bố trấn an : « Phi
hạt nhân hóa là ước nguyện sau cùng của cố chủ tịch Kim Nhật Thành, chế độ Kim
Chính Nhật không có lý do gì trang bị vũ khí hạt nhân ». Nhưng 13 năm
sau, Kim Jong Un cho nổ quả bom đầu tiên, phóng hàng loạt tên lửa liên lục địa
và chế tạo xong từ 20 đến 60 đầu đạn hạt nhân.
Go
Myong Hun, một trong những nhà phân tích Hàn Quốc thuộc viện nghiên cứu Asan
Institut ở Seoul nhận định : « Bắc Triều Tiên muốn duy trì sức mạnh
nguyên tử ở cấp độ này càng lâu càng tốt, cùng lúc, giả vờ muốn phi hạt nhân
hóa ».
Kim
Jong Un tìm cách câu giờ, kéo dài đàm phán càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng đưa
ra một vài cử chỉ cần thiết để được giảm nhẹ cấm vận, nhất là từ phía đồng minh
Trung Quốc.
Theo
Go Myong Hun, Washington và Seoul phạm hai sai lầm chiến lược. Qua thượng đỉnh
Singapore, Mỹ đã bỏ nguyên tắc « áp lực » tối đa. Còn chính
phủ Hàn Quốc thì không còn xem mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên là mối
nguy khẩn cấp. Hậu quả sẽ rất tai hại.
Seoul
tìm diễn biến hòa bình
Trên
thực tế, Mỹ và Hàn Quốc có giải pháp nào khác có thể trói tay Bắc Triều Tiên ?
Seoul
dứt khoát loại bỏ phương án vũ lực, có thể đưa cả khu vực vào lửa máu. Chính
phủ Hàn Quốc chỉ còn giải pháp duy nhất là duy trì cấm vận, nhưng tìm một khả
năng hợp tác trong khuôn khổ hạn hẹp của các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Moon Jae In kỳ vọng thiết lập mối quan hệ mới với miền Bắc, và với
thời gian tạo ra diễn biến hòa bình, thay đổi chế độ từ bên trong, theo tinh
thần chính sách Vầng Thái Dương.
Phải
chăng tổng thống Moon Jae In tin vào thuyết dịch lý, biểu tượng âm dương bát
quái trên lá cờ Hàn Quốc : cùng tắc biến ?
Chuyện
lý thú là tổng thống Mỹ Donald Trump nghiêng theo cách tiếp cận này sau khi xé
bỏ hiệp định hạt nhân với Iran.
Vấn
đề là với Bắc Triều Tiên, tương lai sẽ đầy bất trắc. Cho dù Bình Nhưỡng thực
tâm phi hạt nhân hóa, thì làm cách nào để « kiểm chứng xem có toàn diện
và không thể đảo ngược » ? Ngay cựu trùm gián điệp Mỹ Gregory
Treverton còn không thấy giải pháp khả thi : « Bắc Triều Tiên đã làm
được bom thì không ai xóa được kiến thức làm bom. Phải bao nhiêu nhân sự để
kiểm soát 140 cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên ? ».
Donald
Trump muốn có kết quả trong vòng một năm, trong khi Kim Jong Un có 40 năm trước
mặt.
Kim
bị trừng phạt kinh tế, Trump bị áp lực thời gian. Sức ép nào lợi hại nhất ?
Trong
bài « Bình Nhưỡng và Washington gây sức ép lẫn nhau » Frédéric
Ojardias cho rằng Kim chiếm thượng phong. Tuy nhiên, nhà báo Pháp công nhận
Seoul có cách tiếp cận xây dựng : tạo điều kiện cho dân miền Bắc phát triển để
cuối cùng dân chủ hóa chế độ.
Cùng chủ đề
·
HOA
KỲ - BẮC TRIỀU TIÊN
Vô
hiệu hóa chính sách « áp lực tối đa » của Trump, trò chơi thật của Kim ?
·
HOA
KỲ - BẮC TRIỀU TIÊN
Ngoại
trưởng Mỹ Pompeo tới Bắc Triều Tiên bàn cụ thể giải trừ hạt nhân
·
HÀN
QUỐC - BẮC TRIỀU TIÊN
Hai
nước Triều Tiên bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều
·
TRUNG
QUỐC -BẮC TRIỀU TIÊN - HOA KỲ
Tập
Cận Bình « thọc gậy bánh xe » cuộc gặp Trump-Kim ?
No comments:
Post a Comment