Tâm Don
July 11, 2018
Tại
Việt Nam, môn sử đang trở nên rẻ rúng hơn bao giờ hết, người học chán bao nhiêu
thì có lẽ người dạy cũng chán bấy nhiêu. Phải chăng, cuốn sách giáo khoa lịch sử
đang trở thành cuốn giáo trình chính trị, là gốc rễ của vấn đề?
KỶ LỤC BUỒN
Ngày
9-7, báo Tuổi Trẻ online cho đăng tải bản tin với nội dung hơn 80% thí sinh
TPHCM dưới trung bình môn sử trong cuộc thi THPT Quốc Gia. Bản tin cho biết:
“Năm nay, môn lịch sử có đến 80,9% thí sinh ở TP.HCM điểm thi dưới trung bình,
chỉ có 19,1% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên; số thí sinh từ 8 điểm trở lên là
0,36%”. Cũng theo bản tin này, tại khu vực thi TP HCM không có thí sinh nào đạt
điểm 10 môn lịch sử.
Các môn thi khác thì sao? Theo Tuổi Trẻ, môn địa lý có hơn 35% thí sinh có điểm dưới trung bình, môn giáo dục công dân có hơn 1,4% thí sinh dưới điểm trung bình, môn vật lý có hơn 46% dưới điểm trung bình, môn hóa có hơn 50% dưới điểm trung bình, môn sinh có hơn 62% dưới điểm trung bình, môn toán có hơn 30% dưới điểm trung bình, môn văn có gần 28% dưới điểm trung bình, môn ngoại ngữ có gần 52% dưới điểm trung bình. Môn lịch sử đã đạt một kỷ luật buồn. Và có lẽ, con số thống kê ở TPHCM cũng đại diện cho “kỷ lục buồn” trên cả nước. Nhưng, kỷ lục buồn này đã thường xuyên hiện diện trước đó với rất nhiều hình thức.
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, học sinh THPT đã chán môn học lịch sử từ lâu. Điển hình, vào năm 2013, khi học sinh biết sử là môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và không phải là môn xét tuyển đại học, nhiều học sinh đã xé đề cương lịch sử rồi rải trắng sân trường. Hay gần đây hơn, trong năm 2015, môn lịch sử bị ghét đến nỗi tại trường phổ thông Yên Thành 2 (Nghệ An), chỉ có một thí sinh thi môn sử, trong khi nhà trường vẫn phải bố trí 66 cán bộ coi trông và làm đề thi. Đây không phải là vấn đề chỉ riêng một trường, một cơ sở giáo dục hay một vùng gặp phải, mà là một thực trạng chung, một vấn nạn mà cả ngành giáo dục và xã hội đang phải đương đầu.
Các môn thi khác thì sao? Theo Tuổi Trẻ, môn địa lý có hơn 35% thí sinh có điểm dưới trung bình, môn giáo dục công dân có hơn 1,4% thí sinh dưới điểm trung bình, môn vật lý có hơn 46% dưới điểm trung bình, môn hóa có hơn 50% dưới điểm trung bình, môn sinh có hơn 62% dưới điểm trung bình, môn toán có hơn 30% dưới điểm trung bình, môn văn có gần 28% dưới điểm trung bình, môn ngoại ngữ có gần 52% dưới điểm trung bình. Môn lịch sử đã đạt một kỷ luật buồn. Và có lẽ, con số thống kê ở TPHCM cũng đại diện cho “kỷ lục buồn” trên cả nước. Nhưng, kỷ lục buồn này đã thường xuyên hiện diện trước đó với rất nhiều hình thức.
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, học sinh THPT đã chán môn học lịch sử từ lâu. Điển hình, vào năm 2013, khi học sinh biết sử là môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và không phải là môn xét tuyển đại học, nhiều học sinh đã xé đề cương lịch sử rồi rải trắng sân trường. Hay gần đây hơn, trong năm 2015, môn lịch sử bị ghét đến nỗi tại trường phổ thông Yên Thành 2 (Nghệ An), chỉ có một thí sinh thi môn sử, trong khi nhà trường vẫn phải bố trí 66 cán bộ coi trông và làm đề thi. Đây không phải là vấn đề chỉ riêng một trường, một cơ sở giáo dục hay một vùng gặp phải, mà là một thực trạng chung, một vấn nạn mà cả ngành giáo dục và xã hội đang phải đương đầu.
Năm
2013, học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) đã việc xé đề cương môn Sử
(giadinh.net)
Vào ngày 4-7-2016, trong kỳ thi THPT môn lịch sử, chỉ lèo tèo thí sinh thi môn lịch sử, nhiều điểm thi không có thí sinh nào. Cũng trong năm 2016 này, Nghệ An có 34.000 học sinh đăng ký thi PTTH quốc gia, đông nhất cả nước, nhưng chỉ có gần 3.000 học sinh thi môn sử, thấp nhất trong lịch sử thi môn này. Nhiều điểm thi của Nghệ An hoàn toàn không có học sinh thi môn sử. Cũng trong kỳ thi THPT năm 2016, tại Cần Thơ chỉ có 357 học sinh dự thi môn sử. Cách đây 30-40 năm về trước, tại Việt Nam, môn lịch sử là môn được học sinh yêu thích. Khoa sử ở các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm luôn có số giáo sinh cao hơn giáo sinh khoa văn. Và, cũng 30-40 năm về trước, người dân Việt Nam quan tâm đến lịch sử, hay bàn luận về các vấn đề lịch sử. Nhưng, tình thế đã thay đổi.
VÌ
SAO? LỐI THOÁT NÀO?
Có ý kiến cho rằng, môn học này quá khô khan, các dữ liệu ngày/tháng/năm và nội dung dễ gây cảm giác buồn ngủ cho người nghe. Cũng có ý kiến đổ lỗi cho giáo viên giảng bài không hấp dẫn, không lôi cuốn được học sinh. Từ tâm lý thời cuộc, nhiều người cho rằng, xã hội Việt Nam đang chạy theo trào lưu làm ăn kinh tế, con người, trong đó có học sinh phổ thông, sống thực dụng hơn, nên họ không thích quay về quá khứ, không thích học môn sử. Một giáo viên dạy sử đề nghị giấu tên nói với người viết bài này rằng: “Nếu tôi dạy các em theo đúng sách giáo khoa, các em rất ngán học, rất uể oải. Tự bản thân tôi cũng thấy không hứng khởi khi phải dạy theo sách giáo khoa. Có lẽ sách giáo khoa môn sử đã có vấn đề? Nếu tôi dạy chệch sách giáo khoa một chút, không khí lớp học tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Các em tranh luận và cãi cọ nhau hào hứng lắm. Còn trong giờ giảng bài mà tôi cập nhật cho học sinh tin tức thời sự, thông tin quốc tế thì học sinh rất phấn khích, rất chăm chú theo dõi, và có nhiều bình luận lí thú. Chắc chắn, sách giáo khoa môn sử đã có vấn đề!”.
Một phụ huynh là ông Tôn Đức Hoài ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, cũng nhìn nhận rằng, sách giáo khoa lịch sử là nguyên nhân gây ra việc chán học sử ở các em học sinh. Ông nói: “Lật trang nào cũng thấy đánh nhau, cũng thấy chiến tranh và xâm lược. Tâm lý bọn trẻ bây giờ đã khác, chúng nó muốn bình yên và nhân bản. Sao không dạy cho bọn trẻ vì sao trong lịch sử các triều đại cứ thay nhau suy tàn? Vì sao không dạy cho học sinh vì sao mà đất nước mình luôn luôn có chiến tranh? Hãy đưa sự thật lịch sử đến với bọn trẻ!”. Từ lâu, nhiều nhà sử học Việt Nam đã lặng lẽ nói với nhau rằng, bộ môn lịch sử đã trở thành cuốn giáo trình tuyên truyền thô thiển về sự vĩ đại, về sự quang vinh. Môn lịch sử là môn học bị chính trị hóa sâu sắc nhất, trầm trọng nhất trong các môn học xã hội. Lịch sử Việt Nam không được viết bởi các sử gia mà được viết bởi chính quyền thông qua các “sử nô”. Và điều gì đến đã đến.
Khi một nữ thiếu niên có đời sống tâm thần không được bình thường thực hiện hành vi khủng bố lại được tôn vinh như siêu anh hùng; khi một nhân vật hoàn toàn không có thật, hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng là Lê Văn Tám được dựng tượng vào trí óc non nớt của trẻ thơ, môn lịch sử sẽ bị chán ghét, và kéo theo đó là hệ lụy buồn thê thiết: lịch sử của dân tộc đang dần bị lãng quên. Khi mà trong sách lịch sử luôn minh định ta luôn luôn thắng, địch luôn luôn thua, khi mà số thương vong của quân địch luôn cao ngút ngàn trong khi không hề đưa ra số liệu thương vong của quân ta, môn lịch sử đã trở nên nhàm chán và dối trá. Điều gì đến đã phải đến. Viết lại lịch sử Việt Nam là một yêu cầu khẩn thiết, dù rằng lịch sử không thể thay đổi được, để gầy dựng lại những tâm hồn đã bị méo mó từ lâu, để vun đắp lại những bộ óc đã bị bóp nghẹt từ lâu, để tái tạo những nhân cách đã còi cọc từ lâu.
Đã đẳng trên Triviet,news
Có ý kiến cho rằng, môn học này quá khô khan, các dữ liệu ngày/tháng/năm và nội dung dễ gây cảm giác buồn ngủ cho người nghe. Cũng có ý kiến đổ lỗi cho giáo viên giảng bài không hấp dẫn, không lôi cuốn được học sinh. Từ tâm lý thời cuộc, nhiều người cho rằng, xã hội Việt Nam đang chạy theo trào lưu làm ăn kinh tế, con người, trong đó có học sinh phổ thông, sống thực dụng hơn, nên họ không thích quay về quá khứ, không thích học môn sử. Một giáo viên dạy sử đề nghị giấu tên nói với người viết bài này rằng: “Nếu tôi dạy các em theo đúng sách giáo khoa, các em rất ngán học, rất uể oải. Tự bản thân tôi cũng thấy không hứng khởi khi phải dạy theo sách giáo khoa. Có lẽ sách giáo khoa môn sử đã có vấn đề? Nếu tôi dạy chệch sách giáo khoa một chút, không khí lớp học tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Các em tranh luận và cãi cọ nhau hào hứng lắm. Còn trong giờ giảng bài mà tôi cập nhật cho học sinh tin tức thời sự, thông tin quốc tế thì học sinh rất phấn khích, rất chăm chú theo dõi, và có nhiều bình luận lí thú. Chắc chắn, sách giáo khoa môn sử đã có vấn đề!”.
Một phụ huynh là ông Tôn Đức Hoài ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, cũng nhìn nhận rằng, sách giáo khoa lịch sử là nguyên nhân gây ra việc chán học sử ở các em học sinh. Ông nói: “Lật trang nào cũng thấy đánh nhau, cũng thấy chiến tranh và xâm lược. Tâm lý bọn trẻ bây giờ đã khác, chúng nó muốn bình yên và nhân bản. Sao không dạy cho bọn trẻ vì sao trong lịch sử các triều đại cứ thay nhau suy tàn? Vì sao không dạy cho học sinh vì sao mà đất nước mình luôn luôn có chiến tranh? Hãy đưa sự thật lịch sử đến với bọn trẻ!”. Từ lâu, nhiều nhà sử học Việt Nam đã lặng lẽ nói với nhau rằng, bộ môn lịch sử đã trở thành cuốn giáo trình tuyên truyền thô thiển về sự vĩ đại, về sự quang vinh. Môn lịch sử là môn học bị chính trị hóa sâu sắc nhất, trầm trọng nhất trong các môn học xã hội. Lịch sử Việt Nam không được viết bởi các sử gia mà được viết bởi chính quyền thông qua các “sử nô”. Và điều gì đến đã đến.
Khi một nữ thiếu niên có đời sống tâm thần không được bình thường thực hiện hành vi khủng bố lại được tôn vinh như siêu anh hùng; khi một nhân vật hoàn toàn không có thật, hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng là Lê Văn Tám được dựng tượng vào trí óc non nớt của trẻ thơ, môn lịch sử sẽ bị chán ghét, và kéo theo đó là hệ lụy buồn thê thiết: lịch sử của dân tộc đang dần bị lãng quên. Khi mà trong sách lịch sử luôn minh định ta luôn luôn thắng, địch luôn luôn thua, khi mà số thương vong của quân địch luôn cao ngút ngàn trong khi không hề đưa ra số liệu thương vong của quân ta, môn lịch sử đã trở nên nhàm chán và dối trá. Điều gì đến đã phải đến. Viết lại lịch sử Việt Nam là một yêu cầu khẩn thiết, dù rằng lịch sử không thể thay đổi được, để gầy dựng lại những tâm hồn đã bị méo mó từ lâu, để vun đắp lại những bộ óc đã bị bóp nghẹt từ lâu, để tái tạo những nhân cách đã còi cọc từ lâu.
Đã đẳng trên Triviet,news
No comments:
Post a Comment